Phòng ngủ bị ngộp và 5 cách khắc phục hiệu quả bất ngờ.

CẬP NHẬT 22/07/2022 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Phòng ngủ bị ngộp do thiếu diện tích, ánh sáng sẽ đem đến sự bí bách và khó chịu trong chính căn nhà của bạn. Thêm nữa không gian ngột ngạt là một trong số tác nhân ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. 

Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề này thì hãy đọc ngay bài viết sau để tìm ra giải pháp giúp khắc phục phòng ngủ bị ngộp nhé!

1. Phòng ngủ bị ngộp ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

 Phòng ngủ bị ngộp sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp Trước hết, phải khẳng định rằng phòng ngủ bị ngộp sẽ kéo theo tình trạng lưu thông không khí giảm, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hậu quả là bạn sẽ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, tăng nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn, viêm phổi do thiếu oxy.
Phòng ngủ bị ngộp sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Trước hết, phải khẳng định rằng phòng ngủ bị ngộp sẽ kéo theo tình trạng lưu thông không khí giảm, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hậu quả là bạn sẽ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, tăng nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn, viêm phổi do thiếu oxy. 

Một nghiên cứu của Viện Good Housekeeping (GHI), Anh cho biết có đến 1,5 triệu mạt bụi trong phòng ngủ, ngoài ra thảm chùi chân chứa số khuẩn hại gấp 4000 lần nhà vệ sinh. 

Những tác nhân này tồn tại lâu trong không khí sẽ phát triển thành mầm bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người trong gia đình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. 

 Phòng ngủ bị ngộp sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn tồn tại
Phòng ngủ bị ngộp sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn tồn tại 

Khi phòng ngủ bị ngộp sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn tồn tại và lớn mạnh nhanh hơn, điều này gây hệ lụy không nhỏ với chính con người. 

Các nhà khoa học còn cho rằng, khi phòng ngủ kém lưu thông không khí sẽ làm cho lượng CO2 tăng vụt, đồng thời giảm mạnh oxy dẫn đến các triệu chứng thường gặp như ngủ không ngon, đau đầu, chóng mặt, đau họng và một số bệnh hô hấp khác như ho khan, hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…

Thật đáng buồn khi hiện nay rất nhiều người có quan niệm không cần lắp quạt thông gió vì đã có gió trời hay sử dụng điều hòa quá cũ mà không thay. Chính những thói quen tưởng chừng vô hại này sẽ khiến cho phòng ngủ bị ngộp, làm tăng tích tụ mầm bệnh, từ đó tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. 

 Phòng ngủ bị ngộp ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
Phòng ngủ bị ngộp ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Đừng bỏ lỡ: Bí quyết tạo không gian phòng ngủ để ngủ ngon hơn

2. 5 cách khắc phục phòng ngủ bị ngộp hiệu quả bất ngờ:

Để làm thoáng phòng ngủ, bạn có thể tham khảo ngay 5 cách làm dưới đây:

2.1. Chọn màu sơn phù hợp để phòng ngủ giảm bí bách.

Giải pháp tốt nhất để khắc phục vấn đề phòng ngủ bị ngộp chính là chọn gam màu chủ đạo của phòng trung tính, nhẹ nhàng, diu nhẹ nhất có thể. Cách làm này không những giúp tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà của bạn mà còn còn giúp cho phòng có cảm giác rộng rãi, thoáng khí hơn. 

Một số màu thường được sử dụng trong trường hợp này là màu trắng, màu xám, màu ghi hoặc cũng có thể chọn màu xanh dương. Những màu sắc này sẽ giúp phòng ngủ sáng và bắt mắt hơn. 

Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý không nên chọn những màu quá sặc sỡ như màu vàng, đỏ, hồng đậm, bởi chúng có thể gây thêm sự bức bối, ngột ngạt, nhất là trong ngày hè nóng nực.

 Chọn màu sơn phù hợp để phòng ngủ giảm bí bách.
Chọn màu sơn phù hợp để phòng ngủ giảm bí bách.

2.2. Khử mùi hôi ẩm mốc giúp phòng ngủ đỡ ngột ngạt.

Một trong những nguyên nhân khiến phòng ngủ bị ngộp gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tâm lý con người chính là mùi hôi khó chịu. Mùi này có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố như mối mọt, chăn ga gối nệm bẩn, mùi thức ăn, vật nuôi,… Nếu không xử lý kịp thời, chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khuẩn hại, mạt bụi tồn tại và phát triển, gây bệnh cho con người.

Nhiều chuyên gia đã chứng minh rằng, mùi hương dịu nhẹ sẽ có tác dụng giúp tinh thần thư giãn, phòng ngủ không còn ngột ngạt và đem đến giấc ngủ ngon hơn cho chủ nhân căn phòng. 

Chính vì vậy, nếu phòng ngủ bị ngộp, bạn có thể sử dụng một số mẹo nhỏ sau để tăng thêm hương thơm cho phòng, đồng thời đánh bay mùi khó chịu.

  • Bạn có thể đặt một lọ tinh dầu thơm trong phòng ngủ để tạo hương thoang thoảng, giúp không gian dễ chịu hơn. Một số tinh dầu phổ biến như hoa oải hương, trà xanh,…
  • Nếu tường xuất hiện ẩm mốc, chăn ga gối nệm có vết bẩn,…. bạn nên loại bỏ chúng ngay bằng vỏ chanh, quýt, baking soda,… bởi nếu để những tác nhân này bám dai dẳng sẽ gây mùi hôi và khiến phòng ngủ bị ngộp.
 Bạn có thể đặt máy xông tinh dầu trong phòng ngủ để tạo hương thoang thoảng
Bạn có thể đặt máy xông tinh dầu trong phòng ngủ để tạo hương thoang thoảng

2.3. Phòng ngủ không còn bị ngộp nhờ sắp xếp nội thất khoa học.

Việc sắp xếp nội thất ngăn nắp, khoa học là cách tốt nhất để tạo không gian thoáng khí cho phòng ngủ. Các chuyên gia cho rằng việc tối giản đồ đạc trong phòng sẽ tạo ra nhiều khoảng không thu hút ánh sáng và giúp phòng giảm sự bí bách, gây khó chịu cho con người. Cụ thể như sau:

  • Giường ngủ được xem là điểm nhấn chính của căn phòng, tuy nhiên nếu nhà bạn có phòng ngủ bị ngộp có diện tích hẹp thì hãy có thể thay thế giường lớn bằng giường nhỏ, đặt dọc theo tường để tiết kiệm không gian hoặc có thể tham khảo các loại giường gấp thông minh đa dạng trên thị trường. 
  • Sử dụng nội thất gắn tường là một trong những cách khắc phục phòng ngủ bị ngộp được ưa chuộng hiện nay. Để làm được điều này, bạn có thể mua kệ gỗ hoặc nhựa gắn vào tường để đựng các vật dụng thiết yếu thay vì làm tủ đồ, giá sách chiếm nhiều không gian.
  • Ngoài ra, bạn không nên bày biện quá nhiều vật dụng quá nhân, nội thất không cần thiết trong phòng, nhất là những phòng ngủ bị ngộp. Hãy bỏ bớt những thứ không dùng đến để giúp không gian thông thoáng hơn bạn nhé!

 Phòng ngủ không còn bị ngộp nhờ sắp xếp nội thất khoa học.

2.4. Cách khắc phục phòng ngủ bí – Lắp quạt gió trong nhà, làm ô chớp, ô thông gió.

Đối với phòng ngủ bị ngộp và chật hẹp thì hệ thống ô thông gió, ô chớp thu hút không khí tự nhiên vào phòng là không thể thiếu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dùng thêm quạt thông gió để giảm nhanh cảm giác bí bách, ngột ngạt cho không gian.

Biện pháp này được áp dụng nhiều và đem lại hiệu quả cực kỳ tốt, nhất là với những phòng ngủ tối tăm, thiếu ánh sáng và chật hẹp.

Các chuyên gia khuyên rằng, kể cả phòng sử dụng điều hòa hai chiều thì vẫn nên lắp quạt hoặc ô thông gió để đẩy bụi bẩn, khí độc ra ngoài và đón không khí trong lành từ môi trường vào, giúp bạn thư giãn và sảng khoái hơn khi nghỉ ngơi trong chính căn phòng của mình. 

 Cách khắc phục phòng ngủ bí - Lắp quạt gió trong nhà, làm ô chớp, ô thông gió.
Cách khắc phục phòng ngủ bí – Lắp quạt gió trong nhà, làm ô chớp, ô thông gió.

Xem thêm: Tuyệt chiêu xử lý phòng ngủ bị ẩm mốc hiệu quả

2.5. Sử dụng cây xanh thích hợp để giúp phòng ngủ thông thoáng hơn.

Cây xanh là sự lựa chọn khá thích hợp đối với căn phòng ngủ bị ngộp, tuy nhiên không phải loại cây này cũng tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số cây được nhiều người khuyên dùng, giúp nhả oxy vào ban đêm, giúp bạn ngủ ngon, dễ chịu hơn gồm cây lô hội, phong lan, trúc nhật, thiết mộc lan, lưỡi hổ.

Hãy thử đặt một chậu cây bé xinh vào ô cửa sổ hoặc bàn làm việc trong phòng ngủ để giúp không gian trở nên thông thoáng và tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng bạn nhé!

 Sử dụng cây xanh thích hợp để giúp phòng ngủ thông thoáng hơn.
Sử dụng cây xanh thích hợp để giúp phòng ngủ thông thoáng hơn.

Đọc ngay: Cách bố trí phòng ngủ khoa học, hợp phong thủy giúp ngủ ngon

Với những gợi ý trên, chắc hẳn bạn đã có được cho mình những bí quyết về cách khắc phục phòng ngủ bị ngộp hiệu quả và nhanh chóng nhất. Tóm lại, dù bằng cách nào đi nữa thì hãy luôn biến căn phòng của mình trở nên thông thoáng, dễ chịu, mang đến sự thư giãn, sảng khoái nhất mỗi khi nghỉ ngơi bạn nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.