Quy định về thủ tục đăng ký kết hôn năm 2024

CẬP NHẬT 25/10/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Hôn nhân là một cột mốc quan trọng, đánh dấu hành trình yêu thương giữa hai con người đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn để đến bến bờ hạnh phúc. Đó là minh chứng cho sự đồng điệu của hai tâm hồn, cùng những xúc cảm chân thật. Để khoảnh khắc ấy thêm phần trọn vẹn, thủ tục đăng ký kết hôn là điều không thể thiếu, giúp bạn và người bạn đời chính thức bước vào giai đoạn mới. 

Vậy bạn đã hiểu rõ các thủ tục cần thiết và giấy tờ cần chuẩn bị cho thủ tục đăng ký kết hôn chưa? Nếu chưa, đừng ngần ngại tham khảo ngay bài viết này để không bỏ sót bất kỳ bước nào!

1. Điều kiện đăng ký kết hôn

“Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” – theo quy định tại khoản 13, Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Đồng thời, quan hệ hôn nhân chỉ được xác lập khi có sự đồng thuận một cách tự nguyện của cả hai bên và cùng đăng ký kết hôn. 

Một số quy định cụ thể dành cho hai bên nam, nữ được quy định trong Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nguyên văn như sau: 

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  1. a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  2. b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  3. c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  4. d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Thủ tục mới nhất về đăng ký kết hôn 2024

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Thêm vào đó, thủ tục đăng ký kết hôn sẽ được tiến hành nếu việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn, gồm:

  • Kết hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Cùng với việc thực hiện các quy định trên, người đăng ký kết hôn phải được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường là Ủy ban nhân dân cấp xã, nếu không tấm chứng nhận kết hôn sẽ chỉ là vô giá trị.

Người đăng ký kết hôn phải được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường là Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Quy trình đăng ký kết hôn 2023

>> Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Trước khi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý hồ sơ đăng ký kết hôn, các cặp đôi cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau (được quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP):

  • Tờ khai đăng ký kết hôn được quy định theo mẫu;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi UBND cấp xã nơi cư trú;
  • Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật (nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn);
  • CMND, hộ chiếu, thẻ CCCD hoặc giấy tờ tùy thân khác có đính kèm ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký kết hôn.

Lưu ý rằng cần đảm bảo tất cả những loại giấy tờ này vẫn đang trong thời hạn được phép sử dụng bạn nhé. 

Các cặp đôi cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ để đăng ký kết hôn.

>> Bước 2: Nộp giấy tờ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền sở lý

Ngay sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ đúng điều kiện, các cặp đôi cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để có thể đăng ký kết hôn (theo khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014)

Nếu bạn thuộc các trường hợp dưới đây thì phải đến UBND cấp huyện để được giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn.

  • Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài;
  • Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước kết hôn với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau;
  • Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Nếu hai người nước ngoài có nhu cầu đăng ký kết hôn ở Việt Nam, thì có thể đến UBND cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của một bên bất kỳ để thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Quy trình đăng ký kết hôn 2024 được quy định như thế nào?

>> Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn của công dân

Cán bộ tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ của công dân theo đúng quy định pháp luật. 

Khi người đăng ký kết hôn nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính, người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính. Nếu người đăng ký chỉ nộp bản chụp và mang theo bản chính để đối chiếu, người tiếp nhận cần kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận vào bản chụp, không được yêu cầu nộp thêm bản sao.

Khi hồ sơ đã đủ, cán bộ hộ tịch cần kiểm tra, đối chiếu thông tin trong tờ khai, chụp hoặc ghi lại để lưu hồ sơ, sau đó trả lại giấy tờ cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp thêm bản sao hay bản chụp.

Khi hồ sơ đủ điều kiện để xét duyệt, theo Điều 18 Luật Hộ tịch 2014, cán bộ tư pháp sẽ ghi thông tin kết hôn vào Sổ hộ tịch. Cả hai bên nam nữ sẽ cùng ký vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Hai bên nam nữ cùng ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

>> Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho người yêu cầu đăng ký kết hôn

Sau khi đã hoàn tất tất cả các thủ tục trên, cán bộ tư pháp có nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận kết hôn ngay sau đó cho công dân. 

Nếu cần phải xác minh thêm các thông tin của hai bên thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không được quá 05 ngày làm việc.

Đặc biệt: Nếu trong 60 ngày kể từ ngày ký mà hai bên không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì Giấy này sẽ bị hủy. Nếu hai bên vẫn muốn kết hôn thì phải thực hiện thủ tục này lại từ đầu. 

Cơ quan công quyền cấp đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho người yêu cầu đăng ký kết hôn.

3. Những câu hỏi thường gặp

3.1. Lệ phí đăng ký kết hôn là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch, các công dân Việt Nam cư trú trong nước sẽ được miễn hoàn toàn lệ phí đăng ký kết hôn. Các trường hợp khác được nêu trong Điều 3 Thông tư 85/2019 sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Đăng ký kết hôn được miễn toàn bộ lệ phí đăng ký

3.2. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được cấp mấy bản?

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch, giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn. Sau khi hoàn tất thủ tục theo quy định, mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận và theo đó tất cả sẽ có 02 bản chính được cấp phát, mỗi bên vợ chồng có trách nhiệm giữ và bảo quản 01 bản. 

3.3. Mất Giấy đăng ký kết hôn có thể đăng ký lại được không?

Trong trường hợp làm mất, rách Giấy chứng nhận, việc xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được nêu tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch thì việc kết hôn phải đáp ứng các yêu cầu sau: 

  • Thứ nhất, việc kết hôn đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và được thực hiện trước ngày 01/01/2016 và sổ hộ tịch và văn bản chính của giấy tờ hộ tịch đã bị mất thì được đăng ký lại. 
  • Thứ hai, người có yêu cầu có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại. 
  • Thứ ba, người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ. Khi có đủ ba điều kiện trên cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho bạn.
Một số lưu ý khi đăng ký kết hôn bạn cần biết

3.4. Hiện nay, có thể đăng ký kết hôn qua mạng?

Song song với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin như hiện nay, nhiều địa phương cũng đã có những phương pháp thích ứng và sử dụng thành quả của công nghệ khoa học một cách thông minh trong các thủ tục hành chính để giúp người dân có thể tiết kiệm được thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc tiến hành các thủ tục pháp lý. 

Việc đăng ký kết hôn qua mạng hoàn toàn có thể thực hiện được ở những địa phương có hỗ trợ phương pháp này. Theo đó, người đăng ký kết hôn cần phải truy cập vào Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh mình để thực hiện các thao tác đăng ký theo hướng dẫn.

Việc đăng ký kết hôn qua mạng hoàn toàn có thể thực hiện được ở một vài địa phương.

XEM THÊM: 

Trên đây là bản cập nhật mới nhất về quy định thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất dành cho 2023. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp bạn nắm rõ về những quy định của luật pháp trong việc tiến hành đăng ký kết hôn của công dân trên đất nước Việt Nam. 

5/5 - (1 lượt bình chọn)

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

Không có bài viết liên quan.