Việc vệ sinh đồ dùng thường xuyên tưởng chừng như tốt nhưng thực tế không hẳn như vậy. Có những đồ dùng không nên vệ sinh quá thường xuyên để tránh hư hỏng, vậy những đồ vật này là gì thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Khăn tắm
Chúng ta không cần phải giặt khăn tắm ngay sau mỗi lần sử dụng nếu chúng còn sạch, không có mùi khó chịu. Bạn có thể phơi khô khăn tắm sau mỗi lần dùng, như vậy bạn có thể sử dụng chúng trong một tuần mà không cần giặt.
Phơi khô khăn tắm vừa tiết kiệm thời gian, vừa giữ cho khăn tắm mới lâu hơn. Khi dùng khăn tắm, bạn cần lưu ý:
- Treo khăn tắm: Treo khăn tắm lên móc và phơi ở nơi thoáng gió, đảm bảo khăn không gập để nước bay hơi nhanh chóng!
- Tránh ẩm ướt: Đặt khăn tắm ở nơi khô ráo, ưu tiên treo gần cửa sổ để tận dụng ánh sáng và gió từ tự nhiên.
- Giặt định kỳ: Chúng ta nên có lịch giặt khăn định kỳ để loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ.
2. Đồ gỗ nội thất
Nếu thường xuyên vệ sinh bằng chất xịt rửa làm từ sáp, nội thất gỗ có thể bị hư hỏng. Bởi chất xịt này có thể khiến tích tụ dầu, thu hút nhiều bụi bẩn hơn khi. Thay vào đó, chúng ta nên dùng khăn lau vải khô để làm sạch chúng.
Khi làm sạch đồ nội thất gỗ, bạn cần lưu ý:
- Sử dụng khăn vải khô: Tốt nhất bạn nên dùng khăn bông hoặc khăn mềm không lông để lau, giúp loại bỏ bụi, vết bẩn mà không làm bề mặt gỗ bị hỏng.
- Tránh sử dụng nước: Hạn chế dùng nước để làm ướt nội thất gỗ vì nước có thể làm hỏng bề mặt gỗ. Bạn có thể dùng khăn ẩm để lau nhẹ nhàng các vết bẩn.
- Không dùng các chất tẩy rửa mạnh: Bạn nên hạn chế dùng các chất tẩy rửa mạnh gây ăn mòn khi vệ sinh đồ nội thất gỗ, khiến gỗ bị hư hỏng và mất đi vẻ đẹp tự nhiên.
3. Gương – Đồ dùng không nên vệ sinh quá thường xuyên
Việc chúng ta lau gương mỗi ngày bằng nước lau kính có thể gây hỏng gương hoặc tạo ra các đốm đen ở gương. Bởi trong nước xịt kính có các chất hóa học tác động đến lớp phủ bảo vệ bề mặt gương, gây hỏng gương và xuất hiện các vết đen.
Để bảo vệ gương, tốt nhất chúng ta không nên dùng nước lau kính để lau gương mỗi ngày. Thay vào đó, bạn có thể vệ sinh gương bằng khăn mềm sạch, mỗi tuần chỉ nên vệ sinh gương một lần để duy trì mặt gương tốt nhất!
4. Lò nướng
Thức ăn không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt lò nướng, cùng với nhiệt độ cao sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn. Do đó, bạn chỉ cần vệ sinh lò bằng khăn, giấy sạch sau mỗi lần dùng. Lưu ý là chỉ nên dùng nước khi lò đã bị bẩn, vệ sinh khi lò nguội, lau trong bề mặt lò đến các phụ kiện lò. Nếu vệ sinh các phụ kiện như vỉ nướng, khay nướng, thì hãy dùng nước ấm và nước rửa chén.
5. Áo len
Việc giặt áo len quá thường xuyên sẽ khiến áo len bị giãn, mềm và mất đi phom dáng. Bởi trong quá trình giặt và vắt áo len, những tác động mạnh sẽ làm mất đi sự đàn hồi tự nhiên của sợi len, khiến áo bị giãn ra, mất phom và không còn vừa vặn như ban đầu.
Để giữ áo len luôn mới, đẹp, nguyên phom, bạn cần lưu ý:
- Chỉ giặt áo len khi cần thiết, chúng ta không cần giặt áo len sau mỗi lần mặc, trừ khi áo bị bẩn hoặc dính mùi hôi. Còn nếu áo còn sạch, bạn chỉ cần treo áo len ngoài trời để thoáng khí và sử dụng nhiều lần trước mỗi lần giặt.
- Để giữ phom dáng tốt nhất bạn nên giặt áo len bằng tay hoặc sử dụng chế độ giặt nhẹ khi giặt máy. Điều này giúp giảm sự ma sát và lực lên áo len trong khi giặt, giúp áo len được giữ phom tốt hơn.
- Đừng quên làm mềm nước nếu bạn sống ở khu vực có nước cứng cao. Cách đơn giản nhất là chúng ta sử sử dụng chất làm mềm nước, giúp giảm tác động của cặn khoáng lên áo len.
>>>Đừng bỏ lỡ: Cách giặt áo len không xù bằng tay và máy giặt
6. Chảo gang
Nếu vệ sinh chảo gang bằng nước rửa chén thì bề mặt gang và lớp mạ chống dính có thể mất đi. Bạn nên thay thế bằng dung dịch muối thô và nước để làm sạch chảo gang. Cụ thể, bạn pha muối thô vào nước ấm để làm dung dịch. Mỗi lít nước sạch, bạn dùng khoảng 1 – 2 muỗng canh muối thô.
Khi rửa chảo gang, chúng ta dùng bàn chải hoặc miếng vải mềm để chà nhẹ bề mặt chảo với dung dịch muối thô. Sau khi làm sạch tất cả các mảng bẩn, bạn xả nước và rửa chảo lại lần nữa bằng nước sạch. Tiếp đó phơi chảo khô tự nhiên trong không khí.
7. Quần jeans
Thông thường, quần jeans được làm từ vải denim chắc chắn và khá bền. Nếu giặt quần jeans thường xuyên sẽ khiến mất màu vải, giãn hoặc làm hỏng các chi tiết của quần. Vậy nên để bảo vệ chất lượng của quần jeans, bạn cần lưu ý:
- Chúng ta chỉ giặt khi cần thiết, thực chất chúng ta không cần phải giặt quần jeans sau mỗi lần mặc, trừ khi quần thật sự bị bẩn hoặc có mùi hôi.
- Khi giặt quần jeans, chúng ta cũng nên phân loại các quần cùng màu với nhau, tránh làm quần phai màu, lem màu. Quần jeans mới có thể mất màu trong lần giặt đầu tiên, vì vậy, hãy giặt riêng nếu có thể.
- Cũng giống như áo len, chúng ta nên sử dụng chế độ giặt nhẹ để giảm tác động lên quần jeans. Điều này vừa giữ cho quần jeans không bị giãn ra hoặc hỏng, kéo dài độ bền và chất lượng của vải denim.
>>>Tìm hiểu thêm: Chất liệu vải quần jean là gì? Tìm hiểu tất tần tật về vải jean
8. Ấm trà đất sét
Sau mỗi lần dùng ấm trà đất sét, bạn có thể đổ trà đi và tráng ấm trà bằng nước nóng chứ không nhất thiết phải rửa ấm trà quá thường xuyên bằng các chất tẩy rửa mạnh. Chỉ với nước nóng, các cặn bám và loại bỏ mùi hương của trà sẽ được làm sạch hoàn toàn.
Nếu cần phải vệ sinh, bạn có thể dùng bàn chải mềm để chà rửa nhẹ nhàng từ trong ra ngoài ấm trà đất sét. Lưu ý rằng chúng ta không nên dùng bàn chải cứng hoặc các chất tẩy mạnh để tránh làm hỏng bề mặt đất sét.
9. Đồ điện tử
Các đồ điện tử như máy tính, tivi hoặc loa di động thì bạn không cần phải vệ sinh quá thường xuyên. Tuy vậy, chúng ta nên đặt những thiết bị này ở một nơi sạch sẽ, thông thoáng, tránh để bụi bẩn tích tụ quá nhiều. Bạn cũng có thể dùng khăn mềm, khăn ẩm để lau nhẹ nhàng bề mặt ngoài của thiết bị để làm sạch bụi.
10. Rèm cửa
Rèm cửa không phải là đồ vật chúng ta cần vệ sinh quá thường xuyên, tránh hư hỏng và phai màu rèm. Tuy nhiên, khi rèm bẩn hoặc vào định kỳ, chúng ta cũng nên vệ sinh rèm để giữ rèm ở trạng thái tốt nhất, cụ thể:
- Đánh bụi định kỳ cho rèm vải bằng cách dùng một cây lau nhẹ hoặc công cụ hút bụi để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt rèm cửa. Bạn có thể thực hiện hàng tuần hoặc tùy vào mức độ bụi bẩn bám trên rèm
- Nếu rèm cửa của bạn có các vết bẩn nhỏ thì hãy dùng một miếng vải sạch, ẩm để lau nhẹ nhàng chúng. Bạn không nên sử dụng các chất tẩy mạnh hoặc chà xát quá mạnh, vì điều này dễ khiến chất liệu rèm bị hỏng.
Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết được những đồ dùng không nên vệ sinh quá thường xuyên để tránh hư hỏng. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ bỏ túi được những thông tin hữu ích và bảo quản đồ dùng của mình ở mức tốt nhất nhé.
>>>Xem thêm: Cách dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thần tốc thông minh như người Nhật chuẩn nhất