Dĩ hòa vi quý là gì? Làm thế nào để trở thành người dĩ hòa vi quý trong cuộc sống? 

CẬP NHẬT 23/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Lối sống dĩ hòa vi quý đã có từ ngàn đời xa xưa, ngụ ý con người cần cư xử khéo léo, hòa nhã và mềm mỏng để đạt được hiệu quả giao tiếp cao trong mọi mối quan hệ. Dĩ hòa vi quý không có nghĩa là nhún nhường hay chịu đựng, đơn giản là sự tinh tế, thể hiện bạn là người có EQ cao.

1. Dĩ hòa vi quý là gì? 

Dĩ hoà vi quý là một câu thành ngữ của người Hàn, thể hiện lối sống mềm dẻo, hòa nhã và tích cực để dễ dàng hòa hợp với mọi người. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa về sự độ lượng và cái nhìn khoan dung trước những người, những tình huống không giống mình. 

Về ngữ nghĩa chung thì câu thành ngữ này nói về sự khéo léo và hòa hợp của con người trong các hoạt động đối nhân xử thế. Người sống theo chủ nghĩa này thường hạn chế tối đa việc xảy ra những cuộc va chạm, cãi vã trong cuộc sống, công việc và các mối quan hệ. Cuộc sống của họ thường có nhiều mối quan hệ lành mạnh dựa trên tinh thần này thường có sự thấu hiểu người khác. 

dĩ hoà vi quý là gì
Trong cuộc sống, con người cần cư xử dĩ hòa vi quý để đạt được hiệu quả giao tiếp cao

Nhiều người dễ lầm tưởng rằng dĩ hòa vi quý là nhẫn nhịn để cho đối phương bắt nạt hay đàn áp suy nghĩ, quan điểm. Tuy nhiên trên thực tế, bản chất của thành ngữ này chính là khuyên con người nên bình tĩnh lắng nghe mọi ý kiến, quan điểm để từ đó nhìn nhận và bổ sung chứ không phải lúc nào cũng ba phải, người khác nói gì đều nghe nấy. 

Trong thực tế cuộc sống, tùy người, tùy tình huống mà bạn chọn cách có dĩ hòa vi quý hay không. Vì một mối quan hệ tốt đẹp và bền vững cần có sự vun đắp từ hai bên. Nếu đối phương luôn muốn “trên cơ” và lấn lướt bạn, tuyệt đối không được dễ dàng bỏ qua hay im lặng. 

Tóm lại, câu thành ngữ dĩ hòa vi quý cần được vận dụng đúng người, đúng thời điểm để tránh làm sai lệch bản chất của câu nói này. 

2. Biểu hiện của người dĩ hòa vi quý

Trong cuộc sống, người dĩ hòa vi quý thường có một trong những biểu hiện sau đây: 

  • Trong mọi tình huống luôn giữ một cái đầu lạnh và thái độ bình tĩnh 
  • Luôn đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, lắng nghe và có cái nhìn khách quan hơn 
  • Đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân mà không chỉ trích, tấn công cá nhân hay xúc phạm 
  • Thường đóng vai trò “thẩm phán”, hòa giải những xung đột trong công sở, trong các mối quan hệ 
  • Người sống dĩ hòa vi quý không nhún nhường hay cam chịu, họ chỉ cư xử hòa nhã và luôn đưa ra lý lẽ, ý kiến riêng để bảo vệ những giá trị mà mình cho là đúng đắn 

3. Lợi ích của việc dĩ hòa vi quý trong cuộc sống

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã áp dụng lối sống dĩ hòa vi quý để hạn chế bớt những rắc rối không cần thiết trong cuộc sống. Bởi càng tiếp xúc nhiều người, bạn càng không thể tránh khỏi những bất đồng, nhất là trong công việc. 

Ở khía cạnh các mối quan hệ gia đình, việc dĩ hòa vi quý giúp vợ chồng, con cái dễ dàng tạo dựng hạnh phúc. Khi một gia đình có nền tảng tích cực, mọi người biết lắng nghe, cảm thông và thấu hiểu cho nhau. Đây chính là yếu tố quan trọng để con cái được phát triển một cách toàn diện về tính cách và trí tuệ. 

lợi ích khi sống dĩ hoà vi quý
Dĩ hòa vi quý giúp tránh những xung đột và tranh cãi không cần thiết

Trong khi đó ở môi trường công sở hoặc trường lớp, nếu chỉ cố chấp làm theo ý mình mà không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác sẽ dễ làm bừng lên tranh cãi không đáng có. 

Hoặc ở những khía cạnh vĩ mô hơn như chính trị, nếu lãnh đạo các quốc gia không có lối cư xử mềm mỏng dĩ hòa vi quý, luôn tôn trọng và đàm phán sẽ dễ xảy ra các cuộc xung đột. 

4. Làm thế nào để trở thành người dĩ hòa vi quý? 

4.1 Học cách giao tiếp

Muốn sống dĩ hòa vi quý với người thân, bạn bè hay đồng nghiệp, điều đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là rèn luyện cách giao tiếp. Mà điều tiên quyết nhất chính là quản lý cảm xúc cá nhân của mình, từ những hành vi cho đến cử chỉ ngôn ngữ cơ thể của bạn. 

Khi đối diện với những tình huống khó khăn, khúc mắc, bạn cần phải giữ thái độ bình tĩnh để lắng nghe ý kiến đối phương, không được bác bỏ hay vội vàng xúc phạm. Trong lời nói cần có tinh thần xây dựng, không nên chỉ trích hoặc nặng lời phê phán người khác.  

Thay vì nói: “Bạn làm sai hết rồi, không sửa ngay là không được”, bạn nên nói: “Bạn có thể thay đổi chỗ này một chút để tối ưu hơn”  

sống dĩ hoà vi quý như thế nào
Để trở thành người dĩ hòa vi quý, bạn cần học các kỹ năng giao tiếp

4.2 Biết cách tự vấn

Con người ai cũng có cái tôi cao, luôn muốn bảo vệ ý kiến và quan điểm của bản thân trong mọi cuộc tranh luận. Tuy nhiên bạn cần biết cách lắng nghe ý kiến của người khác, tránh xảy ra những tranh cãi căng thẳng khiến khoảng cách giữa bạn và mọi người ngày một xa hơn. 

Để trở thành một con người dĩ hòa vi quý, bên cạnh việc trình bày quan điểm, chính kiến của chính mình, bạn cũng cần biết cách tiếp nhận những suy nghĩ khác biệt từ người khác. Trong mọi trường hợp, bạn cần phải tự vấn xem mình phải đúng hay chỉ cần mọi người vui vẻ là được. 

4.3 Thể hiện lòng biết ơn

Để xây dựng nhiều mối quan hệ lành mạnh, bạn cần có lòng biết ơn với những người xung quanh mình. Đó là người thân, bạn bè, đồng nghiệp,… Bạn nên biết cách cảm ơn và xin lỗi bằng hành động cụ thể, cho họ thấy rằng bạn rất trân trọng họ. 

cách sống dĩ hoà vi quý
Con người cần nuôi dưỡng lòng biết ơn để sống dĩ hòa vi quý

 

4.4 Luyện tập lòng trắc ẩn

Người có lòng trắc ẩn cũng là người dĩ hòa vi quý. Đó là khi bạn có tấm lòng bao dung và rộng mở để chấp nhận sự khác biệt về phong cách, lối sống và tính cách của người khác. Bạn không gò bó bất kỳ ai vào một khuôn mẫu hay một quy tắc nhất định nào. 

Không chỉ có lòng trắc ẩn dành cho người khác, mà bạn cũng cần có lòng trắc ẩn dành cho chính bản thân mình. Ai trong đời cũng có sai lầm, vì thế hãy cho bản thân bạn cơ hội để sửa chữa sai lầm, vượt qua khó khăn và động viên chính mình. Chỉ khi biết cách yêu thương và trân trọng bản thân, bạn mới có thể làm điều đó với người khác. 

4.5 Giúp đỡ người khác  

Để trở thành người dĩ hòa vi quý, bạn cũng nên có tấm lòng rộng lượng, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Đôi khi chỉ là một lời khuyên hay dành thời gian lắng nghe những khó khăn của họ cũng là một cách giúp đỡ. 

sống dĩ hoà vi quý hay giúp đỡ người khác
Bạn cũng đừng quên giúp đỡ người khác

4.6 Đừng để cái tôi “bay” quá cao

Hãy nhớ rằng bạn không là trung tâm của vũ trụ, trái đất này không xoay quanh mỗi mình bạn. Vì thế, bạn cần bình tâm nhìn nhận bản thân mình để trưởng thành hơn về mọi việc. Khi kiểm soát được cái tôi, bạn sẽ không để xảy ra những xung đột, tranh cãi với những chuyện nhỏ nhặt. 

Có thể nói rằng dĩ hòa vi quý là một lối sống mang lại nhiều điều tích cực cho chính bản thân mỗi người và những mối quan hệ xung quanh. Với tinh thần dĩ hòa vi quý, bạn sẽ luôn nỗ lực để lắng nghe, thấu hiểu người khác, từ đó đưa ra những ứng xử mềm dẻo, phù hợp nhằm đạt được kết quả giao tiếp tối ưu nhất.  

>>>Đọc thêm:

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM