Trong vài năm trở lại đây, Kpop đã và đang trở thành một ‘làn sóng’ văn hóa đại chúng mới, vươn tầm ảnh hưởng ra khắp các châu lục từ Á sang Âu. Cùng với đó là sự thịnh hành của các thuật ngữ có liên quan mà chỉ các tín đồ Kpop thực sự mới hiểu được, trong đó có Stan. Vậy Stan là gì? Cùng Vua Nệm giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Stan là gì?
‘Stan là gì?’ là thắc mắc khá phổ biến, đặc biệt là với những ai mới lần đầu dấn thân vào hành trình ‘đu Kpop’. Tuy nhiên, trong mắt các fan hâm mộ lâu năm thì thuật ngữ này chỉ là một khái niệm cơ bản và thường xuyên xuất hiện trong các bối cảnh giao tiếp thông thường.
Thuật ngữ Stan được tạo nên bởi hai từ đơn riêng biệt, bao gồm:
– ‘Stalker’: nghĩa đen là ‘người theo dõi’, dùng để chỉ những người luôn dành sự quan tâm đặc biệt, thậm chí là theo dõi, hóng hớt thái quá về một đối tượng hay vấn đề nào đó. Các Stalker thường nắm bắt tất cả những động tĩnh và ‘đường đi nước bước’ người mình yêu thích. Nói cách khác, họ dường như không bao giờ rời mắt hoặc bỏ lỡ bất cứ thông tin gì có liên quan
– ‘Fan’: những người luôn dành tình cảm đặc biệt cho thần tượng của mình. Đó có thể là một ca sĩ, nhóm nhạc thần tượng (một vài thành viên hoặc cả nhóm) hay diễn viên nào đó,…
Với những điểm tương đồng như trên, cặp thành tố này đã được ghép lại với nhau rồi viết tắt thành ‘Stan’ như hiện tại. Do đó, hiểu nôm na thì stan có nghĩa là những người hâm mộ vô cùng cuồng nhiệt, ‘một lòng một dạ’ dành trọn công sức, thời gian cũng như tình cảm cho thần tượng.
Mặt khác, ý nghĩa của Stan gần giống với ‘Sasaeng Fan’ – tức ‘fan cuồng’ trong tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu Sasaeng fan là những người hâm mộ có phần quá khích và có xu hướng tấn công, xâm phạm đến đời sống riêng tư của thần tượng thì Stan lại hàm ý tích cực hơn.
Dưới đây là một vài ví dụ về cách sử dụng từ Stan trong giao tiếp:
– Đối với một ca sĩ solo: ‘Cậu đúng chuẩn là một Sunmi Stan chính hiệu, cày hết từ nhạc tới MV rồi còn thuộc làu làu bài hát như thế cơ mà!’
– Đối với một nhóm nhạc: ‘Là một BLACKPINK Stan, mình nhất định sẽ bảo vệ các chị đến cùng’
– Đối với một công ty quản lý: ‘Dù cậu là một SM Stan còn tớ lại là YG Stan nhưng tụi mình vẫn chơi với nhau cực kỳ hợp’
– Đối với một diễn viên: ‘Vì quá thích cách diễn của Gong Yoo oppa nên tớ đã quyết định sẽ trở thành một Gong Yoo Stan thật nhiệt huyết’
2. Nguồn gốc của thuật ngữ Stan
Dù thường xuyên sử dụng từ Stan để nói chuyện, trao đổi với nhau nhưng dường như rất ít fan Kpop biết được nguồn gốc chính xác của thuật ngữ này. Theo đó, Stan lần đầu tiên xuất hiện khi rapper nổi tiếng Eminem phát hành ca khúc cùng tên vào năm 2000. Nội dung của bài hát xoay quanh việc diễn tả những hành động cuồng loạn và mất lý trí của một người hâm mộ, khi cuộc sống của họ chỉ xoay quanh thần tượng mà bỏ quên những kết nối chân thực ở ngoài đời.
Trên thực tế, từ Stan trong ca khúc của nam rapper ban đầu được dùng để diễn tả một fan cuồng (đồng nghĩa với sasaeng fan). Tuy nhiên đối với fan Kpop thì hai khái niệm này vẫn có sự khác nhau nhất định về sắc thái nghĩa. Về sau, họ bắt đầu sử dụng từ Stan như một thuật ngữ thông dụng để chỉ người hâm mộ nhiệt thành và yêu thương idol hết mực.
3. Phân biệt giữa Stan và Bias
Cùng với khái niệm Stan thì cộng đồng fan Kpop còn sử dụng thêm thuật ngữ ‘Bias’ để biểu hiện sự yêu thích tối đa mà họ dành cho các idol (thần tượng). Tuy nhiên, giữa hai từ này vẫn tồn tại những cách biệt khá lớn về ngữ nghĩa và cách sử dụng nói chung.
3.1 Về mặt định nghĩa
– Stan: những người hâm mộ luôn dành hết tình cảm và tâm tư cho thần tượng nhiều nhất có thể. Một Stan có thể ủng hộ idol của mình bằng nhiều cách, từ xem các sản phẩm họ phát hành, mua album đến theo dõi các sự kiện khác mà cá nhân/nhóm tham gia,…
– Bias: dùng để chỉ ‘thành viên yêu thích nhất’ trong một nhóm thần tượng nào đó. Lúc này, bạn vẫn sẽ yêu thích toàn bộ nhóm nhạc nhưng có chút ‘thiên vị’ hơn cho bias của mình. Nói dễ hiểu thì bias chính là người nổi bật và thu hút nhất trong mắt một fan hâm mộ, có thể vì ngoại hình, tính cách hay tài năng của họ.
Khi bias ai đó, các fan thường sẵn sàng ‘rút hầu bao’ để chi cho các khoản phát sinh như: sưu tầm card trong album, mua các sản phẩm mà bias quảng bá nhằm tạo cheap moment, chi tiền cho các hoạt động kỷ niệm sinh nhật, phát hành bài hát solo,…
Ví dụ:
Nếu bạn rất thích BLACKPINK và thường xuyên nghe nhạc cũng như tìm hiểu về nhóm thì bạn chính là một BLACKPINK Stan đích thực. Đồng thời, nếu Jennie là người bạn thích nhất trong số 4 thành viên, khi đó Jennie sẽ trở thành bias của bạn.
3.2 Về mức độ hâm mộ
– Tình cảm của các Stan thường rất mạnh mẽ, do đó trong một số trường hợp có thể biểu hiện thành các suy nghĩ, hành động hoặc phát ngôn thiếu kiểm soát
– Trong khi đó, những người bias một thành viên trong nhóm thường được gọi chung là tập hợp các fan chân chính, sẵn sàng ủng hộ và luôn giữ thái độ tôn trọng, bảo vệ idol
4. Một số thuật ngữ cơ bản khác dành cho fan hâm mộ Kpop
Ngoài Stan hay Bias, một fan Kpop chính hiệu sẽ phải thuộc nằm lòng những thuật ngữ cơ bản sau:
– Debut: Trong giới giải trí Hàn Quốc nói riêng, debut đồng nghĩa với việc một ca sĩ/idol hay nhóm nhạc chính thức được ra mắt và biểu diễn trước khán giá sau thời gian thực tập. Đây cũng là dấu mốc chứng tỏ việc họ đã bước đầu đạt được ước mơ mà mình theo đuổi
– Fanchant: Ban đầu, fanchant là những từ khó do người hâm mộ thảo luận, thống nhất và sử dụng để cổ vũ thần tượng khi họ lên biểu diễn. Thông thường thì fanchant sẽ bao gồm tên của các thành viên, lặp lại nguyên câu hay một vài từ sau cùng trong câu hát. Mức độ fanchant tỉ lệ thuận với độ nổi tiếng và tình cảm mà fan dành cho thần tượng
– Bash: được sử dụng để chỉ thái độ ghét bỏ của fan đối với một idol hay nhóm nhạc nào đó. Hành động bash được ghi nhận khi đối phương làm việc gì cũng đều phải nhận lấy sự soi mói, phản đối và chì chiết của cộng đồng hâm mộ Kpop
– Flop: thường dùng để chỉ một nhóm nhạc/ca khúc/tác phẩm nào đó khiến khán giả thất vọng và không đáp ứng mong đợi của họ. Đây là thuật ngữ dành riêng cho những đối tượng đã từng nổi tiếng nhưng về sau lại ‘tuột dốc’ dần dần
– Selca: tương tự như từ selfie (tự sướng’ trong tiếng Anh. Từ Selca cực kỳ phổ biến trong giới trẻ Hàn Quốc, gợi nhắc đến hành động tự chụp ảnh chính mình và không cần nhờ cậy đến người khác
– Nugu: nugu trong tiếng Hàn là một từ hỏi thông dụng, nghĩa là ‘ai đấy’. Khi dùng trong bối cảnh Kpop thì từ này sẽ được dùng để chỉ những ca sĩ/nhóm nhạc thần tượng vô danh, ít nổi tiếng, thậm chí là chưa được mấy người biết tới
Lời kết: Trên đây là bài viết của Vua Nệm về chủ đề Stan là gì và cách giải mã thuật ngữ phổ biến này dành cho các tín đồ Kpop. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
- Visual là gì? Vị trí và vai trò của Visual trong nhóm nhạc Kpop
- Netizen là gì? Netizen có phải là người không? Ảnh hưởng của Netizen
- NOTP là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NOTP
- Flop là gì? Mẹo làm nội dung không bị flop trên mạng xã hội