Logistics là gì? Đâu là những loại hình Logistics phổ biến?

CẬP NHẬT 05/09/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Khi chọn được một món đồ ưng ý nào đó trên mạng, bạn chỉ cần nhấn nút “Mua ngay” và chờ đợi trong vài ngày đã nhận được sản phẩm của mình. Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây lại là kết quả của cả một quá trình phức tạp của ngành Logistics. Vậy Logistics là gì? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về ngành nghề này nhé.

1. Khái niệm Logistics là gì?

Logistics là một khái niệm bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc vận chuyển và phân phối hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ). Đây là cả một quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát luồng hàng hóa từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng một cách hiệu quả và an toàn. 

Logistics không chỉ bao gồm các khâu vận tải, kho bãi, quản lý đơn hàng, quản trị tồn kho, mà còn liên quan đến việc phối hợp các nguồn lực, bao gồm con người, thiết bị và vật liệu, để đảm bảo rằng các sản phẩm được giao cho khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Ngành Logistics là gì
Ngành Logistics là gì?

2. Quy trình cơ bản của ngành Logistics như thế nào?

Như những thông tin vừa được chia sẻ bên trên, Logistics được biết đến là quá trình quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Ngành nghề này có vai trò quan trọng trong kinh doanh và hội nhập quốc tế. 

Quy trình Logistics
Quy trình Logistics tương đối đơn giản

Về cơ bản, quy trình Logistics sẽ bao gồm 8 bước bên dưới đây:

  • Bước 1: Các cá nhân, doanh nghiệp sẽ chủ động tìm kiếm và liên hệ với đơn vị vận tải để nhận báo giá và chọn phương thức vận chuyển phù hợp.
  • Bước 2: Trao đổi và thống nhất về dịch vụ vận chuyển, lấy Booking và xác nhận Bill có đầy đủ thông tin như ngày giờ, địa điểm hàng đi hay nơi nhận hàng.
  • Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và hồ sơ cần thiết cho lô hàng.
  • Bước 4: Xuất trình giấy tờ cho Hải Quan và nộp thuế quan.
  • Bước 5: Đưa hàng hoá lên xuống cảng hay xe hàng để tiếp tục vận chuyển.
  • Bước 6: Đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành sửi hướng dẫn lập Bill cho đơn vị liên quan.
  • Bước 7: Nhận lại Bill gốc và tiến hành gửi kiện hàng cho người xuất khẩu/ nhập khẩu.
  • Bước 8: Lưu lại hồ sơ xuất/ nhập khẩu phòng trường hợp phát sinh sự cố ngoài ý muốn.

3. Có những loại hình Logistics nào trên thị trường?

Hiện tại, Logistics được chia thành 4 loại hình cơ bản, bao gồm 1PL Logistics, 2PL Logistics, 3PL Logistics và 4PL, 5PL Logistics. Nhìn chung, mỗi loại hình đều sẽ sở hữu những đặc trưng riêng biệt.

3.1. 1PL Logistics là gì?

1PL Logistics là tên viết tắt của cụm từ First Party Logistics – tức những người tự quản lý và vận hành Logistics cho bản thân. Về cơ bản, họ sẽ sử dụng các phương tiện vận tải, chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và nguồn lực khác để đảm bảo nhu cầu của chính mình.

loại hình Logistics tự cấp 1PL
1PL được biết đến là loại hình Logistics tự cấp

3.2. 2PL Logistics là gì?

2PL là một thuật ngữ chỉ những đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics đơn lẻ. Đây không phải là giải pháp logistics toàn diện, loại hình này mà chỉ đảm nhận một hoặc một số khâu trong chuỗi cung ứng. Do đó, 2PL thường không có khả năng điều phối và tối ưu hóa các hoạt động logistics cho chủ hàng.

3.3. 3PL Logistics là gì?

3PL Logistics là viết tắt của Third Party Logistics, chỉ những đơn vị cung cấp các giải pháp toàn diện cho nhu cầu của khách hàng. Về cơ bản, loại hình này có thể thực hiện tất cả các bước trong chuỗi cung ứng hoặc chỉ một phần nhất định tùy theo yêu cầu.

3.4. 4PL Logistics là gì?

4PL Logistics được biết đến là hình thức Logistics cao cấp. Các nhà cung cấp dịch vụ có khả năng quản lý và điều phối toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng.

Ngoài các hoạt động của 3PL Logistics như vận chuyển, kho bãi, giao nhận, 4PL Logistics còn cung cấp các dịch vụ tư vấn chiến lược và tích hợp các giải pháp công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

3.5. 5PL Logistics là gì?

5PL là một mô hình dịch vụ logistics mới trong thời đại thương mại điện tử phát triển. Cụ thể các nhà cung cấp dịch vụ không chỉ quản lý các hoạt động vận chuyển và kho bãi như 3PL và 4PL, mà còn kết nối và điều phối các bên liên quan khác trong chuỗi cung ứng trên nền tảng thương mại điện tử. 

 loại hình Logistics 5PL
Mỗi loại hình Logistics đều sở hữu những đặc trưng riêng

4. Lợi ích của Logistics là gì?

Logistics là một ngành nghề quan trọng, không chỉ đảm bảo vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng và an toàn, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Bằng cách ứng dụng Logistics hiệu quả, các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều thị trường mới, mở rộng phạm vi kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới.

4.1. Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí sản xuất 

Cho đến hiện tại, Logistics được đánh giá là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo thống kê, chi phí Logistics chiếm từ 10% đến 20% GDP của hầu hết các nước phát triển trên thế giới. 

Do đó, việc nâng cao hiệu quả Logistics sẽ góp phần tiết kiệm chi phí vận hành, tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời còn cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường. 

lợi ích của Logistics
Lĩnh vực Logistics phát triển mang đến những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp

Hơn hết, Logistics không chỉ là một hoạt động đơn thuần về vận chuyển hàng hóa, mà còn bao gồm các khâu quản lý, lưu trữ, phân phối và dịch vụ khách hàng. Nhìn chung, một chuỗi Logistics tốt sẽ góp phần tạo ra những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và xã hội.

4.2. Góp phần tối ưu chi phí trong hoạt động

Giá bán hàng hoá trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có giá nơi sản xuất và chi phí lưu thông. Đặc biệt, đối với hàng hoá trong buôn bán quốc tế, phí vận tải thường chiếm một tỷ trọng rất lớn. Đó chính là lý do vì sao vận tải được xem là một yếu tố quan trọng của lưu thông, có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

Trong kinh doanh quốc tế, mức chi phí vận tải cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua nhiều thống kê cho thấy, vận tải đường biển chiếm khoảng 10% – 15% giá FOB hay 8% – 9% giá CIF. Do đó, Logistics sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm và tránh phát sinh chi phí ngoài ý muốn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

4.3. Hoàn thiện tiêu chuẩn hóa chứng từ trong hoạt động buôn bán quốc tế

Trong kinh doanh quốc tế, giao dịch hàng hoá đòi hỏi phải có nhiều giấy tờ, chứng từ khác nhau. Điều này không những tốn kém chi phí mà còn vô tình làm tăng rào cản thương mại. Theo ước tính, chi phí giấy tờ trên toàn thế giới chiếm hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế và đạt hơn 420 tỷ USD mỗi năm. 

Dịch vụ Logistics
Dịch vụ Logistics góp phần giảm chi phí khi có nhu cầu gửi hàng quốc tế

Cho đến thời điểm hiện tại, việc sử dụng dịch vụ Logistics là một giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Cụ thể, loại hình Logistics điện tử giúp giảm thiểu các chi phí giấy tờ và chứng từ khi lưu thông hàng hoá.

4.4. Góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các đơn vị vận tải giao nhận

Ngoài những lợi ích bên trên, Logistics giúp gia tăng giá trị kinh doanh của đơn vị vận tải. Đồng thời dịch vụ này còn góp phần rút ngắn thời gian và tăng tỷ suất lợi nhuận cho đơn vị sản xuất. 

XEM THÊM:

Hy vọng với bài viết này bạn sẽ biết được Logistics là gì. Hiện tại, đây là dịch vụ có sự phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam, mở ra rất nhiều tiện lợi cho những khách hàng có nhu cầu mua hàng và gửi hàng. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp để có được trải nghiệm tuyệt vời nhé.

Đánh giá post