Overthinking là gì? Làm thế nào để bản thân có thể suy nghĩ tích cực hơn?

CẬP NHẬT 05/09/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Bạn thường xuyên mắc kẹt trong việc chọn trường, đổi việc, mua xe? Bạn dường như không thể quyết định được vì bị mãi loay hoay trong vòng lặp những câu hỏi “nếu như”? Đó chính là overthinking, và bạn phải biết cách đối đầu với nó. Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn nắm được overthinking là gì.

overthinking nghĩa là gì
Tìm hiểu overthinking là gì?

1. Khái niệm Overthinking là gì?

Ý nghĩa của Overthinking là gì? Đó là khi chúng ta thường suy nghĩ quá mức về mọi thứ. Tình trạng chung của hầu hết những người mắc phải triệu chứng này chính là không thể chấp nhận hay hài lòng với những gì bản thân nghĩ, mà cứ mãi lo lắng và khổ sở. 

Những vấn đề này chiếm lấy tâm trí và có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Về lâu dài, Overthinking còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn, khiến bạn khó tập trung, hạnh phúc và yên bình. Cụ thể có 2 dạng Overthinking chính, bao gồm suy nghĩ quá nhiều về quá khứ hoặc lo lắng quá mức về tương lai.

Overthinking có thể có lợi trong một số trường hợp, vì nó có thể giúp chúng ta nghĩ sâu hơn và tìm ra những giải pháp tốt hơn. Nhưng nếu overthinking quá đà, tình trạng này sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực cho cuộc sống và sức khỏe của bạn. Nhà tâm lý trị liệu Jessica Foley cho biết: “Overthinking không phải lúc nào cũng xấu”.

khái niệm Overthinking là gì
Overthinking là tình trạng suy nghĩ quá mức về một vấn đề

Overthinking sẽ trở thành một thói quen độc hại nếu nó thường xuyên làm bạn cảm thấy bế tắc, mất phương hướng và không thể đạt được những mục tiêu mong muốn. Một vài trường hợp tình trạng này cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm trạng của bạn, khiến bạn dễ bị căng thẳng, lo âu và trầm cảm.

2. Dấu hiệu nhận biết bản thân đang bị Overthinking là gì?

Suy nghĩ quá nhiều là một vấn đề phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo một nghiên cứu của Glints Việt Nam, 93% người tham gia khảo sát thường xuyên suy nghĩ quá nhiều về công việc, học tập, gia đình và các vấn đề khác. Trong khi đó, chỉ có khoảng 11% người cho biết họ suy nghĩ quá nhiều về tình cảm.

Suy nghĩ quá nhiều có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Bạn có thể nhận biết mình đang Overthinking qua những dấu hiệu sau:

  • Không thể tập trung vào những việc khác ngoài vấn đề đang gặp phải.
  • Không thể thư giãn, nghỉ ngơi hay ngủ ngon.
  • Cảm thấy lo lắng, bất an và căng thẳng liên tục.
  • Mệt mỏi về tinh thần và có thể bị đau đầu, nhức mỏi cơ thể.
  • Có nhiều suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy tự ti.
  • Lặp đi lặp lại những trải nghiệm hay tình huống đã qua.
  • Thường xuyên hình dung những kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra.
  • Không tin tưởng vào quyết định của bản thân và hay phân vân.
  • Chú ý quá mức vào những chi tiết không quan trọng.
Dấu hiệu nhận biết bản thân đang bị Overthinking
Nếu thường xuyên suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy tự ti thì rất có thể bạn đang bị Overthinking

3. Đâu là những nguyên nhân dẫn đến Overthinking là gì?

Overthinking (tức là suy nghĩ quá nhiều) là một thói quen có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe tinh thần và cơ thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến overthinking, chẳng hạn như:

  • Sự lo sợ: Khi lo sợ về một vấn đề hoặc mối bận tâm nào đó, chúng ta thường có xu hướng nghĩ về nó quá mức để tìm ra giải pháp tốt nhất. Điều này có thể vô tình khiến mọi người bỏ qua những khía cạnh tích cực hoặc khả thi của vấn đề.
  • Áp lực: Chính những áp lực từ công việc, cuộc sống hoặc mối quan hệ có thể làm cho chúng ta cảm thấy bị gò bó và dẫn đến suy nghĩ quá nhiều về tương lai hoặc hiện tại. Điều này có thể làm cho bản thân mỗi người khó đưa ra quyết định hoặc hành động.
  • Tự ti: Khi cảm thấy mình không đủ tốt hoặc không tự tin, chúng ta thường có xu hướng suy nghĩ quá nhiều và phân tích mọi việc cẩn trọng hơn. Điều này khiến nhiều người tự ti, tự trách hoặc tự hạ thấp bản thân.
  • Trải nghiệm xấu: Các trải nghiệm xấu trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của chúng ta về tương lai. Việc sợ lặp lại sai lầm hoặc bị tổn thương sẽ dẫn đến Overthinking.
  • Các vấn đề tâm lý: Các rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn ám ảnh có thể dẫn đến overthinking. Tình trạng này khiến mọi người khó kiểm soát suy nghĩ của mình và bị ám ảnh bởi những ý tưởng hoặc hành vi không mong muốn.

4. Hậu quả của Overthinking là gì?

Overthinking quá mức là một thói quen có hại cho cả sức khoẻ tinh thần lẫn hiệu quả công việc. Khi dành thời gian suy nghĩ quá mức một vấn đề hay tình huống nào đó, bạn sẽ không thể tập trung vào những điều khác và dễ bị mất cân bằng. Overthinking có thể gây ra những tác hại sau:

4.1. Làm giảm khả năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề

Overthinking là trạng thái lặp đi lặp lại vấn đề mà không có kết quả. Điều này sẽ khiến bạn bị mắc kẹt trong vòng lặp suy nghĩ và không thể tiến bộ.

Hậu quả của Overthinking
Overthinking khiến bạn giảm khả năng giải quyết vấn đề

4.2. Gây ra lo lắng và trầm cảm

Overthinking thường liên quan đến rối loạn lo âu tổng thể (GAD) – một tình trạng tâm lý khiến người bệnh lo lắng quá mức về nhiều điều. Chính điều này có thể gây ra các triệu chứng như bồn chồn, khó tập trung, khó ngủ và cảm giác căng thẳng. Ngoài ra, Overthinking cũng có thể làm cho người mắc luôn buồn rầu, chán nản và thiếu hy vọng.

4.3. Gây hại cho sức khỏe cơ thể

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Overthinking có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, như đau ngực, nhịp tim nhanh hay đau đầu nhẹ… Tình trạng này còn làm giảm hệ miễn dịch và khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng.

5. Làm thế nào để khắc phục tình trạng Overthinking?

Theo các nghiên cứu, giảm thiểu tình trạng Overthinking là cách giúp giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn. Hãy cùng Vua Nệm xem xét các phương pháp để không suy nghĩ quá nhiều như sau:

5.1. Chủ động đánh lạc hướng bản thân

Thay vì chỉ ngồi và nghĩ mãi về một chuyện, bạn nên tự làm cho bản thân quên đi nó. Nên nhớ rằng não bộ của chúng ta sẽ có thể tìm ra giải pháp cho một vấn đề hiệu quả hơn khi bạn đánh lạc hướng bản thân bằng cách làm một việc khác, ví dụ như dọn nhà hoặc nấu ăn, làm vườn.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng Overthinking
Chủ động đánh lạc hướng bản thân để không bị Overthinking quá mức

5.2. Phân tích nguyên nhân

Như đã tìm hiểu trước đó, việc suy nghĩ quá mức thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân như tiếc nuối về quá khứ, lo âu về tương lai, cũng như hay nghi ngờ về bản thân, căng thẳng trong công việc và học tập.

Xác định được nguyên nhân sẽ giúp mỗi người chúng ta chủ động tránh xa những tình huống đó. Ngay cả khi khó có thể né được hoàn toàn, bạn vẫn có thể phần nào đó hạn chế được những tác động xấu.

5.3. Rèn luyện và phát triển kỹ năng interpersonal

Interpersonal skill là tiền đề giúp chúng ta giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với người khác một cách hiệu quả hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc phát triển kỹ năng này sẽ giúp chúng ta giảm bớt tình trạng Overthinking.

Những người cầu toàn và tham vọng thường có xu hướng suy nghĩ quá mức, bởi họ có nỗi sợ thua cuộc và thường tự kiểm điểm bản thân dù mắc những lỗi vô cùng nhỏ. Các kỹ năng Interpersonal sẽ có tác động trực tiếp, giúp giảm thiểu tình trạng khủng hoảng tinh thần vì suy nghĩ quá mức.

Vậy nên bạn đừng quên:

  • Chủ động tăng khả năng tự nhận thức của bản thân (self-awareness)
  • Giảm sự mặc cảm, nâng cao sự tự tin (self-confidence)
  • Luyện tập sự bình tĩnh, tăng tính tự chủ (self-control)
làm sao để giảm tình trạng overthinking
Nâng cao khả năng giao tiếp để giảm thiểu Overthinking về một vấn đề

5.4. Đối mặt với suy nghĩ tiêu cực

Mỗi người đều cần phải lưu ý rằng những gì chúng ta nghĩ chưa chắc đã là sự thật. Đương nhiên những điều tiêu cực do chính bạn suy diễn ra cũng chỉ là giả thuyết và chỉnh bản thân bạn cần học cách định hình chúng một cách tích cực hơn.

Phương án tốt nhất chính là bạn nên chủ động đối đầu với những suy nghĩ tiêu cực này bằng cái nhìn đa chiều để có được nhận định tốt hơn.

Đương nhiên việc làm này có thể không dễ dàng, nhưng qua quá trình tập luyện, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện được thói quen tốt. Chỉ cần có thể thay thế những vấn đề vô định với suy nghĩ tích cực, hữu dụng hơn bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

5.5. Tập thiền

Thiền là một phương pháp tịnh tâm hiệu quả. Phương pháp này giúp bạn đối mặt với những khó khăn tâm lý và tìm ra lối thoát một cách dễ dàng. Để thiền, bạn nên hít thở sâu và đều, để tâm trí không bị phân tán bởi những suy nghĩ tiêu cực.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thiền trong 10 phút mỗi ngày có thể giảm thiểu tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (intrusive thoughts). Vì thế việc tập thiền ngay bây giờ sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng Overthinking hiệu quả.

khắc phục tình trạng overthinking bằng môn thiền
Tập thiền cũng là một trong những cách giúp cho tinh thần thoải mái, đối với diện vấn đề tích cực hơn

5.7. Hòa mình vào thiên nhiên

Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên để giải tỏa bớt căng thẳng. Dù bạn sống ở đâu, hãy tìm kiếm những nơi có cây xanh và không khí trong lành để đi bộ.

Vốn dĩ thiên nhiên sẽ mang đến cho chúng ta những màu sắc và âm thanh dễ chịu, từ đó có thể thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực hiệu quả. Có thể nói, đây là một trong những thói quen tốt mà bạn nên duy trì.

XEM THÊM:

Như vậy bạn đã biết Overthinking là gì rồi phải không? Hãy làm theo những hướng dẫn bên trên để có thể khắc phục tình trạng này nhé.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.