INFJ là gì? Đặc trưng tính cách của người INFJ bạn nên biết

CẬP NHẬT 04/08/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Trong 16 nhóm tính cách của MBTI, INFJ là một nhóm tính cách cực kỳ hiếm gặp khi chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Vậy INFJ là gì? Tại sao lại chỉ có số ít người sở hữu tính cách như vậy? Khám phá những điều thú vị về INFJ ngay trong bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé!

1. INFJ là gì?

INFJ là chữ viết tắt của 4 từ gồm: Introversion (Hướng nội), Intuition (Trực giác), Feeling (Cảm giác) và Judgement (Nguyên tắc). Nhiều chuyên gia MBTI đã gọi INFJ là người cố vấn vì họ thường xuyên đưa ra những lời hướng dẫn. Đây vốn là một loại tính cách hiếm gặp, trên tổng số người tham gia trắc nghiệm thì INFJ chỉ chiếm từ 1% – 3% dân số.

Mặc dù chiếm tỉ lệ không cao nhưng những người thuộc nhóm tính cách INFJ để lại nhiều dấu ấn mạnh mẽ bất cứ nơi nào mà họ xuất hiện. Những người này còn được gọi với cái tên khác là Người Bảo Vệ (Protector) hay Người Biện Hộ (Advocate).

infj
Những người INFJ để lại ấn tượng mạnh mẽ ở bất cứ nơi nào họ đặt chân đến

2. Tính cách đặc trưng của những người thuộc nhóm INFJ

Để nhận thấy được tích cách đặc trưng của INFJ là gì, trước hết chúng ta hãy phân tích những yếu tố góp phần làm hình thành nên nhóm tính cách này:

  • Introverted (Hướng nội): Là những người tập trung vào nội tại. Họ muốn yên tĩnh một mình hay nói chuyện với những người cực kỳ thân thiết. Trường hợp phải tham gia vào những hoạt động đông người, sẽ mất một khoảng thời gian để họ phục hồi lại năng lượng.
  • Intuitive (Trực giác): Họ tin tưởng vào trực giác của mình và vận dụng thường xuyên. Mặt khác, họ thích quan sát bức tranh toàn cảnh rồi đưa ra những tiên đoán có thể xảy ra trong tương lai.
  • Feeling (Cảm giác): Họ thường đưa ra những quyết định dựa theo cảm xúc chứ không hẳn là yếu tố khách quan hay tư duy logic.
  • Judging (Nguyên tắc): Họ sống dựa trên nguyên tắc, quy củ. Họ lập kế hoạch cho mọi thứ để luôn trong tầm kiểm soát của mình. Đối với những INFJ, những việc tự phát, khó đoán trước là điều khiến họ cực kỳ e ngại.

Như vậy có thể thấy, nhóm tính cách INFJ bao gồm những người sống nội tâm, trầm lặng nhưng lại biết cách quan tâm đến người khác. Vì vốn dĩ nội tâm họ đã phức tạp nên họ cũng có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để cảm thông, thấu hiểu.

Mặc dù khi so với những nhóm tính cách khác, INFJ không sở hữu năng lượng dồi dào nhưng họ lại biết cách tận hưởng thời gian rảnh của mình. Họ có thể xem phim, chụp ảnh, đến bảo tàng, nghe nhạc hay làm vườn,…

Những người INFJ thường học hỏi tốt hơn trong môi trường độc lập. Họ đam mê nghệ thuật, thích thỏa sức sáng tạo. Trong đó, viết lách là cách để họ bày tỏ thái độ của mình với thế giới xung quanh.

tính cách infj
Người INFJ sống nội tâm nhưng lại ưa thích sáng tạo

3. Điểm mạnh, điểm yếu của nhóm người INFJ

Bất cứ nhóm tính cách nào cũng sẽ tồn tại điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, không loại trừ INFJ. Qua đó, chúng ta sẽ phát huy những thế mạnh và cải thiện những điểm yếu trong tính cách để bản thân trở nên hoàn thiện hơn.

3.1. Điểm mạnh

Để biết điểm mạnh của INFJ là gì, ta hãy cùng điểm qua một số nét nổi bật trong tính cách INFJ như sau:

3.1.1. Thích sáng tạo

Khác với những nhóm tính cách khác trong MBTI, những người thuộc nhóm INFJ nhận thức được khả năng sáng tạo của mình. Vì thế, họ luôn tận dụng chúng để tìm cơ hội cho bản thân. Suy nghĩ của họ luôn có sự đột phá, mới mẻ và khiến người khác phải bất ngờ.

3.1.2. Thấu hiểu được người khác

Những người INFJ không bao giờ “trông mặt mà bắt hình dong”. Bởi lẽ, họ có thể nhìn thấu suy nghĩ của một ai đó để hiểu rõ cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn của đối phương. Họ đặc biệt nhạy cảm với những người gặp khó khăn đang cần sự giúp đỡ và sẵn sàng dang tay nếu ai đó cần đến họ. Bỏ qua sự hời hợt bên ngoài, INFJ chú trọng vào những giá trị cốt lõi bên trong nên họ thường được đánh giá là người khá sâu sắc.

3.1.3. Có nguyên tắc

INFJ có một niềm tin cực kỳ mạnh mẽ về những giá trị đạo đức. Bằng toàn bộ trái tim, sự chân thành cũng như lý tưởng của mình, họ có khả năng thuyết phục được thậm chí là những người đa nghi nhất. Vì thế khi tiếp xúc với họ, ta cảm thấy khá tin cậy và có thể dựa dẫm.

infj tính cách
Khó có thể phá vỡ những nguyên tắc của họ

3.1.4. Tràn đầy tham vọng, hoài bão

Những người INFJ luôn đầy tham vọng và hoài bão. Họ khao khát theo đuổi lý tưởng mà mình đặt ra hơn là cứ sống vật vờ vô định. Đối với những viễn cảnh trong tương lai được vẽ nên bởi tâm trí họ, họ cảm thấy vô cùng hào hứng và tràn trề nhiệt huyết. Đây cũng chính là mục tiêu và động lực để họ tự tin cố gắng mỗi ngày.

3.1.5. Giàu vị tha, trắc ẩn

Người INFJ luôn mong muốn rằng thế giới mỗi ngày càng thêm tốt đẹp hơn. Do đó, họ luôn tìm cách giúp đỡ người khác để lan truyền năng lượng tích cực với những người xung quanh. Đứng trước sự hy sinh của người khác, dù thành công thì họ cũng không lấy đó làm tự hào. Thay vì thế, bản thân họ sẽ cố gắng phát huy năng lực để chạm đến mục tiêu.

3.2. Điểm yếu

Bất cứ nhóm tính cách nào cũng vậy, đã có điểm mạnh thì cũng không thể không tồn tại những điểm yếu. Vậy, điểm yếu của INFJ là gì

3.2.1. Nhạy cảm trước chỉ trích

Mặc dù không thật sự ác cảm trước những lời đánh giá hay chỉ trích nhưng những người thuộc nhóm INFJ sẽ không giấu được sự bất bình nếu có ai đó cố tình phản bác lại niềm tin, giá trị của họ. Họ cực kỳ nhạy cảm với những vấn đề có liên quan đến sở thích hay cuộc sống của họ, vì thế một cuộc tranh luận có thể “nổ” ra bất cứ lúc nào nếu bạn cứ thường xuyên đề cập đến vấn đề này.

3.2.2. Khó chia sẻ

Những người thuộc INFJ thường sống khá kín tiếng. Họ rất ít khi bày tỏ những khó khăn mà mình đang gặp phải. Mặc dù họ vô cùng coi trọng sự thành thật nhưng đôi lúc, họ sẽ giấu nhẹm đi chỉ vì không muốn bản thân trở thành gánh nặng với người khác.

Tính cách khó chia sẻ khiến người INFJ dần trở nên xa cách với những người xung quanh. Mặt khác, việc cứ một mình giải quyết mọi vấn đề có lúc khiến họ trở nên bất lực, suy sụp và không biết phải tiếp tục như thế nào.

nhóm tính cách infj
Xu hướng thích giải quyết vấn đề một mình khiến họ dễ rơi vào bế tắc

3.2.3. Quá cầu toàn

Một sự thật không thể chối cãi rằng những người INFJ thường có xu hướng đặt lý tưởng bản thân lên hàng đầu và mong muốn sự hoàn hảo. Trước những sự lựa chọn, họ luôn đặt ra câu hỏi đó có phải là phương án tốt nhất hay chưa và không ngừng tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Mặc dù điều này không phải là xấu nhưng thỉnh thoảng lại đẩy họ vào những tình huống bất ổn, bỏ lỡ những cơ hội tốt đẹp trước mắt.

3.2.4. Dễ bị “quá tải”

Vì quá cầu toàn nên người INFJ dễ đẩy bản thân vào “vũng lầy” áp lực. Chỉ một sai sót nhỏ ngoài dự tính cũng có thể đem đến nhiều bất an cho họ. Việc không ngần ngại giúp đỡ người khác và luôn muốn giải quyết công việc một mình khiến họ không còn thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Lâu ngày, căng thẳng tích tụ sẽ dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí là “quá tải”.

4. Công việc nào phù hợp với nhóm người INFJ?

Qua phân tích những điểm mạnh, điểm yếu ở trên, có thể phần nào đoán được nhóm người INFJ sẽ thích hợp với những ngành nghề cần đến kỹ năng trực giác. Lĩnh vực này cho phép họ đánh giá một cách chính xác những sự kiện, tình huống và con người. Mặt khác, họ còn được đánh giá là nhà lãnh đạo bẩm sinh dựa trên quan điểm nhận thức chứ không xuất phát từ đam mê quyền lực.

infj nghề nghiệp
Một số gợi ý về công việc cho người INFJ

Như vậy, những người INFJ sẽ thích hợp với những nhóm nghề sau:

  • Nhóm nghề đòi hỏi kỹ năng trực giác: Nhà văn, bác sĩ tâm lý,…
  • Nhóm nghề đòi hỏi nhận thức tiếp xúc: Bác sĩ, HR,…
  • Nhóm nghề đòi hỏi sự sáng tạo: Nhiếp ảnh gia, thiết kế, nghệ sĩ,…

Đặc biệt, với kiểu tính cách như INFJ thì nên tránh những công việc liên quan đến số liệu và đòi hỏi phải chịu áp lực cao như kế toán, kiểm toán, lập trình viên,…

5. Những nhân vật nổi tiếng có tính cách INFJ

Qua những phân tích về INFJ là gì, ta có thể đối chiếu và kể ra được một số nhân vật nổi tiếng sở hữu tính cách INFJ như sau:

  • Jimmy Carter: Cựu Tổng thống của Hoa Kỳ.
  • Thomas Jefferson: Cựu Tổng thống và đồng thời là người sáng tác Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ.
  • Calvin Coolidge: Cựu Tổng thống của Hoa Kỳ.
  • Niels Bohr: Nhà vật lý đồng thời là người cố vấn của Heisenberg.
  • Adolf Hitler: Cựu Thủ tướng của Đức.
  • v.v.

>>> Xem thêm:

Trên đây là những giải đáp về INFJ là gì cũng như đặc trưng tính cách của những người thuộc nhóm này. Nếu bạn là một INFJ, Vua Nệm hy vọng bạn sẽ sớm cải thiện những điểm yếu để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn. Còn nếu bạn không phải là một INFJ, chúng tôi cũng mong rằng bạn sẽ thấu hiểu hơn những người mang nhóm tính cách này nhé!

Đánh giá post