Trắc nghiệm MBTI giúp bạn biết được bản thân mình thuộc nhóm tính cách nào và nên định hướng nghề nghiệp ra sao. Trong số 16 nhóm tính cách được xác định bởi bài trắc nghiệm này, kiểu tính cách ISFJ chiếm đến 14% dân số. Vậy ISFJ là gì? Người ISFJ có đặc trưng gì để dễ nhận diện hay không? Vua Nệm sẽ làm rõ qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. ISFJ là gì?
ISFJ chiếm khoảng 14% dân số trên toàn thế giới. Những người thuộc nhóm tính cách này còn được gọi với những cái tên khác như Người Nuôi Dưỡng, Người Bảo Vệ, Người Che Chở,…
Cụ thể, ISFJ là viết tắt của 4 từ: Introverted (Hướng nội), Sensing (Giác quan), Feeling (Cảm xúc), Judging (Đánh giá). Điều này giúp ta phần nào đoán được những người ISFJ sẽ có tính cách hướng nội, sống vì thực tại, luôn lắng nghe trái tim mách bảo và sống một cách có kỷ cương, nề nếp.
2. Tính cách đặc trưng của những người thuộc nhóm ISFJ
Để giải mã tính cách đặc trưng của nhóm ISFJ là gì, trước tiên ta hãy phân tích 4 yếu tố cấu thành nên nó:
- Introverted: Người hướng nội, thích cảm giác một mình và chỉ thân thiết với những ai đã quen từ trước. Họ không muốn mất thời gian và năng lượng để làm quen với người lạ. Vì thế, nhiều người hiểu nhầm rằng họ khá cứng đầu.
- Sensing: Thường dùng cảm nhận hơn là trực giác, tập trung vào tiểu tiết hơn là toàn cảnh. Đối với họ, nhìn nhận thực tại tốt hơn việc dự đoán tương lai.
- Feeling: Đưa ra quyết định dựa trên tình cảm, cảm xúc. Họ ưu tiên tạo giá trị bản thân hơn là phải nghe theo một quy luật cụ thể nào đó. Tuy nhiên, họ vẫn đặt niềm tin vào các luật lệ và không thắc mắc về hiệu quả nhận được.
- Judging: Luôn đặt ra kế hoạch để thực hiện hơn là tự phát. Họ sẽ cảm thấy khó chịu nếu sống mà không có kế hoạch.
Có thể thấy, những người ISFJ là người giỏi che giấu cảm xúc. Tuy vậy, họ lại khá để tâm đến lời nói hay cảm xúc của người khác. Được giúp đỡ mọi người là niềm vui của họ, mặc dù đôi khi trong mắt người khác họ lại có vẻ khá cứng đầu. Thực chất, ẩn sâu sau sự hướng nội và vẻ ngoài tưởng chừng như khó gần đó lại là một tấm lòng vô cùng ấm áp và vị tha.
3. Điểm mạnh, điểm yếu của nhóm người ISFJ
Mỗi nhóm tính cách đều sẽ sở hữu những điểm mạnh, điểm yếu riêng, ISFJ cũng không ngoại lệ. Cùng Vua Nệm tìm hiểu xem nhóm tính cách này có những điểm gì nổi bật nhé!
3.1. Điểm mạnh
Để biết điểm mạnh của ISFJ là gì, ta hãy đi sâu vào tham khảo những nét tính cách sau:
3.1.1. Thích giúp đỡ người khác
Những người thuộc nhóm ISFJ thường khiêm tốn và thích giúp đỡ người khác. Họ âm thầm hỗ trợ trong mọi việc mà không cần được chú ý đến, miễn sao mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Họ giàu lòng cảm thông và sự cố gắng để gầy dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
3.1.2. Giỏi quan sát
Người ISFJ thường khá giỏi quan sát, bởi lẽ tính cách của họ là hướng nội nên họ dành nhiều thời gian để quan sát mọi thứ xung quanh hơn. Nhờ thế, họ có khả năng ghi nhớ những điều nhỏ nhặt và khiến người khác phải bất ngờ với những góc nhìn độc đáo của họ.
3.1.3. Sống thực tế
Một đặc trưng khác của người ISFJ là họ sống khá thực tế. Họ sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn nếu đưa chúng vào thực tiễn. Mặt khác, họ cũng có mắt thẩm mỹ và cách tổ chức cực kỳ nhanh nhạy.
3.1.4. Có trách nhiệm cao
Trong công việc, kiểu người thuộc nhóm ISFJ được đánh giá cao bởi tinh thần trách nhiệm. Khi họ đã lên kế hoạch và mục tiêu thì chắc chắn sẽ thực hiện cho bằng được, không có tình trạng bỏ dở giữa chừng.
3.1.5. Giàu nhiệt huyết
Những người có nhóm tích cách ISFJ ngoài tinh thần trách nhiệm còn mang một nguồn năng lượng tích cực rất lớn khi đã xác định được mục tiêu. Không chỉ vậy, họ còn sẵn sàng truyền nguồn năng lượng của mình đến những người xung quanh.
3.1.6. Cẩn thận, tỉ mỉ
ISFJ là người tỉ mỉ và cẩn thận đến từng tiểu tiết. Bởi lẽ, họ luôn ý thức được trách nhiệm của mình và cố gắng hoàn thành nó tốt nhất có thể. Tuy nhiên, họ cần phải cẩn thận hơn để tâm huyết của mình được đặt đúng chỗ.
3.2. Điểm yếu
Song, bên cạnh những điểm mạnh thì kiểu người ISFJ cũng không thể tránh khỏi những điểm yếu. Những điểm yếu đó là gì? Hãy cùng theo dõi nhé!
3.2.1. Luôn giấu cảm xúc trong lòng
ISFJ rất giỏi trong việc che giấu cảm xúc của mình, có chăng họ cũng chỉ bộc lộ với những người thật sự thân thiết. Trường hợp cảm xúc đó khá tiêu cực thì họ cũng sẽ tìm cách kìm nén đến khi nào không thể chịu đựng được nữa thì thôi. Lúc này, họ khó lòng có thể tha thứ được những lỗi lầm mà người khác đã gây ra.
3.2.2. Sợ thay đổi
Những người có nhóm tính cách ISFJ thường thích làm việc theo một kế hoạch, thói quen đã có sẵn. Vì thế, việc xã hội chuyển biến quá nhanh sẽ khiến họ bị choáng nghợp, đôi khi quan ngại. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc họ thích ứng kém. Chỉ cần một thời gian để suy ngẫm là họ đã lại “lên dây cót” ngay thôi!
3.2.3. Dễ tổn thương
Một nhược điểm khác của kiểu người ISFJ là họ dễ cảm thấy tổn thương. Vốn dĩ, họ sống một cuộc sống khá kín đáo và ít va vấp với xã hội bên ngoài. Điều này dẫn đến việc chỉ một lời nhận xét nhỏ nhặt cũng khiến tâm trạng của họ tệ đi, thậm chí bật chế độ “phản kháng”. Riêng bản thân ISFJ, nếu muốn tiến thân trong công việc hay hòa nhập với nhiều người xung quanh thì họ phải kiềm chế lại cái tôi của mình.
3.2.4. “Ngược đãi” bản thân
ISFJ ít khi từ chối lời đề nghị, nhờ vả của người khác. Cộng thêm việc họ luôn theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo khiến họ tự tạo ra áp lực cho mình. Việc cân bằng cuộc sống và công việc của họ vì thế mà trở nên khó khăn.
4. Công việc nào phù hợp với nhóm người ISFJ?
Vậy, công việc phù hợp với nhóm ISFJ là gì? Công việc nào nên tránh? Câu trả lời ở dưới đây!
4.1. Người ISFJ nên làm công việc nào?
Người ISFJ rất thích làm việc trong một môi trường trật tự và đảm bảo riêng tư. Đặc biệt, tính cách đặc trưng của họ khá phù hợp với ngành chăm sóc y tế, sức khỏe. Một số ngành nghề sau mà bạn có thể tham khảo:
- Ngân hàng
- Bác sĩ, nhân viên y tế
- Kế toán
- Quản trị kinh doanh
- Cảnh sát
- Lính cứu hỏa
- Tiếp viên hàng không
- Thiết kế đồ họa
- Thư ký
- v.v.
4.1. Những công việc mà người ISFJ nên tránh là gì?
Ngược lại với những phân tích trên, ISFJ sẽ cảm thấy khá áp lực khi đứng trước sự lựa chọn những ngành nghề sau:
- Đại lý bảo hiểm
- Nhà báo
- Luật sư
- Nhiếp ảnh gia
- Quản lý kinh doanh
- Nghiên cứu thị trường
- Kỹ sư cơ khí
- Giám đốc tiếp thị
- v.v.
5. Những nhân vật nổi tiếng có tính cách ISFJ
Một số nhân vật mang tính cách ISFJ ngoài đời thực có thể kể đến như:
- George H.W.Bush: Cựu tổng thống của Mỹ
- Rosa Parks: Người hoạt động nhân quyền
- King George: Cựu quốc vương của nước Anh Anh
- Clara Barton: Y tá nổi tiếng và người sáng lập ra Hội chữ thập đỏ.
- Christopher Walken: Một diễn viên nổi tiếng
Nếu xét trong hoạt hình, phim ảnh thì có những nhân vật như John Watson (Sherlock Holmes), Forrest Gump, Anastasia Steele (50 Sắc Thái), Neville Longbottom (Harry Potter),…
>>> Xem thêm:
- ISTJ là gì? Nhóm tính cách này có điểm gì đặc biệt?
- INTP là gì? Đặc trưng, điểm mạnh và điểm yếu của tính cách INTP
- ISFP là gì? Đặc trưng tính cách và điểm mạnh, điểm yếu
Trên đây là những giải đáp về thuật ngữ ISFJ là gì và đặc trưng của nhóm tính cách này. Vua Nệm hy vọng qua bài viết, bạn sẽ thấu hiểu hơn về bản thân cũng như những người ISFJ xung quanh nhé!