Mẹ bầu có nên để bụng đói đi ngủ? Có nên ăn khuya muộn không?

CẬP NHẬT 19/04/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Ăn khuya là thói quen yêu thích của nhiều người và thói quen này còn khó cưỡng hơn đối với chị em trong quá trình mang thai. Có không ít buổi tối, mẹ bầu phải thức dậy lúc nửa đêm với chiếc bụng đói cồn cào. Điều này thậm chí xảy ra với những chị em không thói quen ăn đêm vào thời điểm trước bầu.

Vậy tại sao mẹ bầu luôn cảm thấy cồn cào khi đêm xuống? Mẹ bầu có nên để bụng đói đi ngủ luôn không? Trong bài viết sau hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về chủ đề này và “bỏ túi” những lời khuyên hữu ích để vừa thỏa mãn cơn đói, vừa không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ nhé!

1. Bà bầu ăn bao nhiêu vẫn thấy nhanh đói có phải là dấu hiệu sức khỏe có vấn đề? 

Chắc hẳn hầu hết mẹ bầu từng lo lắng khi nhận thấy bản thân thường xuyên cảm thấy đói, đặc biệt là vào ban đêm. Mẹ tự hỏi đây có phải là dấu hiệu vấn đề về sức khỏe hay không. 

mẹ bầu thèm ăn
Cảm giác thèm ăn là một hiện tượng phổ biến xảy ra hầu hết ở mẹ bầu

Trên thực tế, cảm giác thèm ăn là một hiện tượng phổ biến xảy ra hầu hết ở mẹ bầu sau khi trải qua thời kỳ ốm nghén trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Thai phụ cảm thấy dù ăn nhiều, ăn thường xuyên nhưng vẫn tỉnh giấc giữa đêm với chiếc bụng cồn cào. Dưới đây là 1 số lý do giải thích tại sao:

Việc mang thai đòi hỏi năng lượng và chất dinh dưỡng từ thực phẩm nhiều hơn so với thời điểm trước bầu. Thực chất, em bé cũng có nhu cầu calo riêng nên việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là 1 điều cần thiết để đem lại thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. 

Thêm vào đó, khi càng đi về những tháng cuối của thai kỳ, tử cung của người mẹ càng tăng về kích thước và thể tích máu khiến cho cơ thể phải tiêu tốn nhiều năng lượng để đáp ứng các sự thay đổi quan trọng này. 

Một thay đổi quan trọng khác diễn ra trong quá trình thai kỳ là quá trình trao đổi chất của người mẹ tăng mạnh. Tốc độ này tăng lên trong suốt quá trình thai kỳ để nuôi dưỡng em bé đang lớn dần. Đây cũng là lý do khiến mẹ thường xuyên cảm thấy đói bụng. 

uá trình trao đổi chất củamẹ bầu tăng mạnh
Trong quá trình thai kỳ, quá trình trao đổi chất của người mẹ tăng mạnh

Ngoài ra, cảm giác thèm ăn tăng mạnh khi mang bầu là còn do sự thay đổi của lượng calo cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng calo khuyến nghị cho phụ nữ mang thai là từ 1800 đến 2000 calo mỗi ngày, tùy vào cân nặng, BMI, mức độ hoạt động của mẹ bầu. 

So với mức năng lượng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể cần thêm khoảng 200 calo nữa khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 tùy thuộc vào mức độ hoạt động và mang đơn thai hay thai đôi, thai ba,….

2. Mẹ bầu có nên để bụng đói đi ngủ luôn không?

Mặc dù việc để bụng đói đi ngủ không phải là điều dễ chịu chút nào nhưng việc ăn quá khuya cũng không phải là 1 việc làm được khuyến khích trong quá trình thai kỳ.

Những bữa ăn quá sát giờ đi ngủ hoặc bữa ăn phụ vào giữa đêm có thể gây ra nhiều rắc rối về sức khỏe cho cả mẹ lẫn con. Theo nghiên cứu, mẹ bầu có thói quen ăn khuya và tiêu thụ các thực phẩm thiếu lành mạnh dễ mất kiểm soát cân nặng. 

mẹ bầu ăn sát giờ đi ngủ
Ăn sát giờ đi ngủ hoặc bữa ăn phụ giữa đêm thường không tốt cho sức khỏe

Việc tăng cân quá mức ở bất kỳ thời điểm nào trước hay đang mang thai đều không phải là dấu hiệu sức khỏe tốt. Đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ, nó tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến mẹ và con. Lý do là bởi chất béo sẽ được tích tụ lại ở khoang bụng người mẹ và hình thành mỡ nội tạng, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tim, tiểu đường… sau này. 

Bên cạnh đó, 1 nghiên cứu cũng cho thấy thói quen ăn đêm cũng dẫn đến các rối loạn đường huyết thai kỳ cao hơn. Sự gia tăng của đường huyết có thể gây ra tình trạng tiêu đường thai kỳ. 

Cần lưu ý rằng ăn đêm là bữa ăn rất trễ hoặc mẹ thức dậy lúc giữa đêm để ăn, với khẩu phần ăn lớn, thậm chí chứa nhiều thực phẩm kém lành mạnh. Bữa ăn này khác với bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Nhìn chung, mẹ nên tránh ăn khuya để bảo vệ sức khỏe nhé!  

3. Mẹo đối phó với cơn đói bụng ban đêm dành cho bà bầu

Như vậy, chúng ta đã biết rằng mẹ không nên thường xuyên ăn khuya hay thức dậy giữa đêm để ăn. Nhưng, để bụng đói đi ngủ cũng không phải là giải pháp. Khi mang bầu, nhu cầu ăn của mẹ thực sự là 1 thách thức lớn đối với chính bản thân mẹ cũng như những người thân xung quanh.

Mẹ bầu không nên thường xuyên ăn khuya
Mẹ không nên thường xuyên ăn khuya hay thức dậy giữa đêm để ăn

Đừng lo lắng, Vua Nệm sẽ mách ngay cho bạn những bí quyết để đối phó với cơn đói bụng hiệu quả. Chìa khóa là ở việc bạn biết cách điều chỉnh lượng thực phẩm sao cho vừa đủ để bổ sung năng lượng, giúp bạn ngủ ngon suốt đêm mà không bị đánh thức bởi cơn đói cồn cào.

Nếu thức dậy giữa đêm bởi cơn đói, 1 bữa ăn nhẹ cũng là điều có thể chấp nhận được nhưng mẹ cần lựa chọn thực phẩm kỹ càng để việc ăn khuya hiệu quả và an toàn. Cụ thể: 

Vào buổi tối, mẹ có thể ăn thêm 1 bữa nhẹ bổ sung loại thực phẩm giàu chất xơ, tránh đi ngủ khi bụng đói. Lý do là các chất xơ tiêu hóa chậm hơn nên mẹ cảm thấy no lâu hơn. Bên cạnh đó, chất xơ cũng rất tốt cho cơ thể, chúng thường được tìm thấy nhiều ở trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt,… Không chỉ giúp no lâu mà còn ngăn ngừa táo bón.

4. Một số lưu ý khi ăn khuya để không ảnh hưởng sức khỏe

4.1. Chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ 

Khi đói quá mức khiến mẹ không thể ngủ được, giải pháp tốt nhất là mẹ nên ăn 1 chút gì đó để bổ sung lại năng lượng và có thể tiếp tục giấc ngủ. Để tránh việc thức dậy lục lọi hay hì hục chế biến thức ăn làm mẹ tốn nhiều thời gian và mất luôn giấc ngủ khuya, mẹ nên chuẩn bị trước các loại trái cây tươi, trứng luộc, sữa không đường,…

mẹ bầu có thể ăn gì đó nếu quá đói
Mẹ nên ăn 1 chút gì đó để bổ sung lại năng lượng, tiếp tục giấc ngủ nếu quá đói

Như vậy, mẹ có thể nhanh chóng bỏ gì đó vào bụng để xua tan cơn đói. Đây đều là những thực phẩm ăn vặt lành mạnh, dễ tiêu nên mẹ yên tâm không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Đồng thời, chúng cũng đem đến các dưỡng chất giúp em bé phát triển khỏe mạnh.

4.2. Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn

Các loại đồ ăn, thức uống chế biến sẵn như bánh, kẹo, nước trái cây, ngũ cốc có đường,… sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn mức năng lượng cơ thể cần. Bên cạnh đó, chúng chứa rất nhiều đường phức hợp khó chuyển hóa, dễ gây tăng cân và tiêu đường thai kỳ. Tốt hơn hết, mẹ nên ưu tiên các loại thực phẩm thiên nhiên, giàu vitamin, chất xơ để duy trì lượng calo vừa và ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường.  

4.3. Bổ sung đủ nước

Uống nước cũng là 1 giải pháp để giúp mẹ bầu kiểm soát được cơn đói đêm. Tuy vậy, mẹ cũng chỉ nên uống 1 lượng vừa đủ để tránh tình trạng đi tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

mẹ bầu uống nước giảm cơn đói
Uống nước cũng là 1 giải pháp để giúp mẹ bầu kiểm soát được cơn đói đêm

4.4. Tránh các thực phẩm khó tiêu hoặc gây ợ nóng

Bên cạnh việc tỉnh giấc do cơn đói đêm, nhiều mẹ bầu còn gặp tình trạng mất ngủ do chứng ợ nóng, trào ngược axit hoặc đầy bụng khó tiêu. Cách tốt nhất để hạn chế vấn đề này là tránh nạp các loại thực phẩm khó tiêu, dễ gây ợ nóng, cay, nhiều dầu mỡ như đồ ăn vặt, trà sữa, bánh tráng, đồ chiên rán,… 

XEM THÊM: Tổng hợp 10 món ăn nhẹ đêm khuya không làm gián đoạn giấc ngủ của bạn

Trên đây là tất cả các thông tin xoay quanh thắc mắc mẹ bầu có nên để bụng đói đi ngủ. Có thể thấy, những cơn đói cồn cào về đêm khi mang thai là điều hầu hết mẹ bầu nào cũng từng trải qua. Nó đóng vai trò như 1 tín hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang nỗ lực thế nào để có thể nuôi dưỡng cả mẹ và bé yêu đang trong quá trình phát triển.

Nhìn chung, cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là mẹ lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng vào ban ngày để tránh việc quá đói khi đêm xuống mẹ nhé!

Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/cham-soc-me-bau/ba-bau-an-khuya-co-tot-khong/

Đánh giá post