Tuy mới chỉ du nhập vào nước ta trong vài năm trở lại đây song những chú mèo munchkin đã nhanh chóng ‘chiếm sóng’ trên các hội nhóm yêu động vật bởi ngoại hình đáng yêu, lanh lợi. Để làm quen với giống mèo này và trở thành một ‘con sen’ chính hiệu, mời bạn cùng tìm hiểu ‘tất tần tật’ thông tin về mèo munchkin: nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá thông qua bài viết dưới đây của Vua Nêm nhé!
Nội Dung Chính
1. Mèo munchkin là gì? Nguồn gốc của mèo munchkin
Theo Wikipedia, munchkin vốn là một giống mèo nhà có nguồn gốc từ nước Mỹ, với đặc trưng là thân hình mũm mĩm và tứ chi siêu ngắn. Chúng được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1940, sau đót bất ngờ biến mất trong suốt thời kỳ diễn ra thế chiến thứ hai đầy khốc liệt.
Phải đến 43 năm sau thì giống mèo này mới được phát hiện trở lại. Kể từ đó, mèo munchkin đã trải qua một quá trình bảo tồn và chăm sóc đặc biệt tại địa phận bang Louisiana trước khi nổi tiếng toàn cầu vào năm 1991. Đó cũng chính là lý do khiến chúng được xem như giống mèo đặc chủng của mảnh đất Louisiana giàu truyền thống.
2. Đặc điểm ngoại hình của mèo munchkin
Thông thường, một chú mèo munchkin thuần chủng sẽ có chiều dài thân người gấp khoảng 2.5 lần chiều cao cùng 4 chân ngắn ngủn, chỉ khoảng 7.5cm. Đặc biệt, tứ chi của chúng sẽ luôn ở trong tình trạng duỗi thẳng trong suốt cuộc đời, không bao giờ gập lại hay khuỵu xuống. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy mèo munchkin có 2 chân sau dài hơn 2 chân trước một chút. Tuổi thọ trung bình của giống mèo này có thể lên đến 15 năm tuổi.
Bên cạnh hình dạng ‘nấm lùn’, munchkin còn gây ấn tượng bởi đôi mắt to tròn long lanh, khuôn mặt dễ thương và hai má vô cùng bầu bĩnh. Ngoài ra, chúng cũng nổi tiếng bộ lông đa sắc, dày và mềm mại. Đối với mèo munchkin, bộ lông không chỉ là một điểm thu hút mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi những thay đổi bất thường về thời tiết. Màu lông của chúng cũng tương đối đa dạng, phổ biến nhất là trắng, đen, xám, vàng, kem, socola,…. trong đó lông đuôi luôn dài hơn những phần lông còn lại trên cơ thể.
Hiện nay, munchkin thường được chia thành hai phân loại dựa theo độ dài của bộ lông, bao gồm munchkin lông dài và munchkin lông ngắn. Chính đặc điểm hình thể nổi trội đã khiến cho chúng sở hữu một dáng đi có phần điệu đà, ‘õng ẹo’. Tuy nhiên, chính điều này lại vô tình trở thành chìa khóa giúp giống mèo này ‘thu phục’ trái tim của những con sen mềm yếu. Cân nặng của một con mèo munchkin ở độ tuổi trưởng thành có thể dao động từ 3 – 5 kg.
3. Đặc điểm tính cách của mèo munchkin
Không chỉ chinh phục chủ nhân bằng hình dáng dễ thương ngoài tưởng tượng, trên thực tế, những chú munchkin còn nổi tiếng bởi tính cách lém lỉnh, hòa đồng và cực kỳ thân thiện. Vì rất giàu năng lượng nên chúng có thể đùa nghịch suốt cả ngày. So với các giống mèo nhà khác, munchkin được xem là một con vật hướng ngoại có đời sống tình cảm vượt trội, do đó chúng luôn quấn quýt với con người cũng như dễ dàng tương tác với những đồng loại khác.
Ngoài ra, dù là mèo ngoại nhập song munchkin không hề ‘kén chọn’ mà trái lại, chúng tương đối dễ tính. Mèo munchkin cũng được yêu quý nhờ sở hữu hàng loạt phẩm chất tốt đẹp: từ thông minh, ngọt ngào đến nhạy bén và điềm tĩnh bẩm sinh.
>>>Đọc ngay: Top 555 tên đặt cho chó mèo hay, ý nghĩa và dễ thương nhất
4. Lý do nên chọn nuôi mèo munchkin
Nếu bạn đang băn khoăn không biết có nên nhận nuôi một chú mèo munchkin hay không thì đừng chần nữa, bởi lẽ:
– Mèo munchkin có khả năng thích nghi cực tốt (với môi trường sống mới, điều kiện nuôi nhốt và thay những đổi thời tiết khác)
– Dễ ăn và dễ chăm sóc
– Quần người, thích chơi với trẻ em và hòa động với các giống chó, mèo khác
– Do đặc trưng hình thể nên mèo munchkin rất ít quậy phá
– Tương tác với mèo munchkin giúp giải tỏa căng thẳng và khơi dậy những cảm xúc tích cực
5. Cách nuôi mèo munchkin
Để nắm được tất tần tật thông tin về mèo munchkin: nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá thì phương pháp nuôi đúng cách sẽ là một nội dung quan trọng mà những con sen mới không thể bỏ qua.
5.1 Thức ăn của mèo munchkin
Như đã nói ở trên, vì munchkin rất dễ tính nên bạn có thể cho chúng ăn bất cứ loại thức ăn nào, cụ thể là các loại hạt và pate có sẵn hoặc đồ ăn tự nấu. Tuy nhiên, chủ nuôi cần xây dựng được một chế độ ăn uống phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của chúng ở từng độ tuổi nhất định, đồng thời cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết – đặc biệt là protein, lipid và vitamin,…
5.2 Nhu cầu dinh dưỡng của mèo munchkin theo từng giai đoạn và lứa tuổi
Cũng giống như con người và các loài vật nuôi khác, ở mỗi độ tuổi, cơ thể của munchkin lại yêu cầu một chế độ dinh dưỡng khác nhau để có thể phát triển toàn diện:
– Dưới 1 tháng tuổi: vì lúc này bé còn nhỏ, hệ thống tiêu hóa, xương và răng còn yếu nên để an toàn, bạn chỉ cần cung cấp cho bé đủ sữa mẹ (hoặc sữa công thức chuyên dụng)
– Từ 1 – 2 tháng: khi răng bắt đầu phát triển, bạn có thể cho bé ăn thêm cháo, nội tạng heo, gà và uống sữa để bổ sung dưỡng chất
– 2 tháng – 1 năm tuổi: vì đây là giai đoạn phát triển nền tảng, quyết định sức khỏe thể chất của mèo munchkin nên chủ nuôi cần cung cấp cho bé đầy đủ dinh dưỡng từ thịt, cá, sữa và các loại rau củ quả,…
– Trên 1 tuổi: lúc này sức khỏe của bé đã bước vào giai đoạn ổn định nên bạn chỉ cần duy trì một chế độ ăn cân đối, khoa học
Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên hạn chế cho mèo munchkin ăn quá nhiều món chứa gia vị, đặc biệt là dẫu mỡ và muối. Điều này sẽ giúp giảm thiểu khả năng bị thận, chứng béo phì và các loại bệnh thông thường khác.
5.3 Cách chăm sóc và vệ sinh cho mèo munchkin
Vì có bộ lông dày nên chú mèo này cần được duy trì tất suất chải lông thường xuyên. Bạn cũng có thể mang bé đi tỉa lông khi thời tiết nắng nóng hoặc thấy lông quá dài. Chưa kể, để giữ được bộ lông mềm mại cũng như hạn chế các vấn đề về da liễu, bạn nên tắm cho mèo munchkin 1 lần/tuần. Đừng quên vệ sinh sạch sẽ vùng trong tai và hốc mắt cho bé, bởi đây đều là những bộ phận mà bé không thể nào tự mình làm sạch được.
Nhìn chung, sức khỏe của giống mèo này tương đối tốt. Tuy nhiên, vì sở hữu đôi chân ngắn nên trong nhiều trường hợp, việc vận động (đùa giỡn) quá sức sẽ khiến bé dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp. Để tránh trường hợp này, bạn nên tăng cường cho bé tắm nắng, uống thêm canxi và theo dõi cẩn thận.
Theo các chuyên gia, hai căn bệnh thường gặp nhất ở giống munchkin phải kể đến là: cong vẹo cổ và bệnh lõm ngực (hay bệnh ngực rỗng). Nếu có điều kiện, bạn nên cho bé đi kiểm tra định kỳ để phát hiện ngay nếu có bất thường. Ngoài ra, khi thấy bé có những triệu chứng bất thường về thể chất như: tiêu chảy, biếng ăn, đau mắt, ngủ nhiều, thở khò khè,… thì hãy nhanh chóng mang bé đến thú y ngay nhé!
4. Kinh nghiệm chọn mua mèo munchkin
Nội dung cuối cùng bạn cần nắm vững để ‘biết tuốt’ về munchkin là những kinh nghiệm lựa chọn mèo đúng chuẩn và mức giá bán mèo mới nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu cùng Vua Nệm nhé!
4.1 Lưu ý khi chọn mua mèo munchkin
Hiện nay, giá bán của một chú mèo munchkin sẽ được quyết định dựa trên nhiều yếu tố, ví dụ như độ thuần chủng, nguồn gốc, giới tính, màu lông,… Cụ thể:
– Độ tuổi: nên chọn mua mèo munchkin đang trong độ tuổi trưởng thành hoặc sinh sản, có sức khỏe tốt, lanh lợi, hình dáng bắt mắt
– Giới tính: thông thường thì mèo munchkin cái sẽ có giá bán cao hơn mèo đực bởi nhu cầu gây giống về sau (từ 1 – 2 triệu)
– Màu lông: mèo munchkin có bộ lông sáng màu hoặc điểm họa tiết thường đắt tiền hơn những chú mèo lông tối
4.2 Bảng giá mèo munchkin mới nhất
– Mèo munchkin có nguồn gốc nội địa: dù đang trở nên phổ biến hơn song nhìn chung, tỉ lệ mèo munchkin được nhân giống trong nước tương đối thấp. Hiện nay, mức giá trung bình cho một chú mèo munchkin thuần chủng có nguồn gốc nội địa thường ở mức từ 15 – 20 triệu, còn tăng thêm nếu bé có màu lông và hình dáng đẹp.
– Mèo munchkin nhập khẩu: mặc dù có giá thành cao hơn hẳn mèo nội địa song mèo munchkin ngoại nhập từ châu Âu lại được chủ nuôi ưu tiên lựa chọn bởi nguồn gốc xác thực và thể trạng tốt hơn. Thông thường, chúng sẽ có giá bán khoảng 1000 đô la Mỹ, cộng thêm khoảng 30 triệu tiền làm chứng từ và phí vận chuyển bắt buộc.
Trên đây là ‘tất tần tật’ thông tin bạn cần biết về giống mèo munchkin: nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi và bảng giá. Hi vọng rằng bài viết sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích và thuận lợi trở thành một ‘con sen’ biết tuốt!
>>>Đọc thêm:
- Mèo mướp là mèo gì? Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi và giá bán của mèo mướp
- Mèo Anh lông ngắn: Nguồn gốc, đặc điểm và cách nuôi
- Mèo Ai Cập là mèo gì? Nguồn gốc, đặc điểm cách nuôi và giá bán của mèo Ai Cập