Rằm tháng 7 là ngày Tết Trung Nguyên, là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của những nước Đông Á. Người Việt Nam thường có phong tục cúng Rằm tháng 7 để cúng chúng sinh cho những người chết oan, chưa được siêu thoát hoặc chưa có ai thờ cúng.
Ngoài ra rằm tháng 7 (15/7) cũng là ngày Vu lan báo hiếu. Vì vậy mà vào ngày này những thành viên trong gia đình thường quây quần để thờ cúng ông bà tổ tiên và cầu cho họ phù hộ gia đình bình an, hạnh phúc. Theo dân gian, người dân thường sắm vàng mã và hóa vàng để cúng cô hồn. Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Đốt như thế nào cho đúng cách? Tham khảo ngay bài viết sau!
Nội Dung Chính
1. Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?
Theo lời khuyên của chuyên gia phong thủy, vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì, nên chuẩn bị các món cơ bản gì, cụ thể:
- Tiền vàng: Phải từ 15 lễ trở lên
- Quần áo chúng sinh: Cần chuẩn bị từ 20 – 50 bộ
- Tiền chúng sinh: Càng nhiều càng tốt
Ngoài ra, nếu cúng gia tiên thì bạn có thể chuẩn bị thêm những loại vàng mã như nhà, xe,… hoặc những món đồ người đã khuất yêu thích lúc còn sống như trang sức, gương, lược,.. Theo quan niệm dân gian, sau khi đốt vàng, người dưới cõi âm sẽ nhận được đúng những gì mà người thân đã đốt.
2. Văn khấn cúng đốt mã Rằm tháng 7 chuẩn nhất
Sau khi giải đáp thắc mắc vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì, Vua Nệm sẽ chia sẽ cho các bạn văn khấn cúng đốt mã chuẩn nhất. Chi tiết nội dung bài cúng đốt mã Rằm tháng 7 chuẩn nhất như sau:
“Âm dương nhất lý
Lễ phật hoàn thành
Phần hoá kim ngân
Cúng giàng lễ tất”
hoặc
“Dương sao âm vậy
Lễ Phật đã xong
Phần hoá vàng bạc
Cúng dàng đã xong”
3. Hướng dẫn đốt vàng mã Rằm tháng 7 đúng cách
3.1 Hướng dẫn cách ghi quần áo gửi người âm
Ngoài chuẩn bị vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì thì cách đốt vàng mã rằm tháng 7 cũng quan trọng không kém. Khi đốt quần áo cho người âm, bạn ghi đầy đủ những thông tin sau đây:
- Họ và tên đầy đủ của người đã mất
- Giới tính
- Ngày, giờ ra đi
Như vậy, người âm sẽ nhận được những gì bạn đã đốt.
3.2 Nên đốt vàng mã Rằm tháng 7 vào giờ nào?
Theo quan niệm của dân gian, vào ngày 2/7 âm lịch hàng năm là ngày Diễm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan cho phép các vong hồn quay ngược lại trần gian. Cổng Quỷ Môn Quan sẽ được đóng lại vào ngày 14/7 âm lịch. Chính vì thế 2/7 – 14/7 âm lịch là thời điểm phù hợp nhất để đốt vàng mã rằm tháng 7
Ngoài ra thời gian đốt vàng mã rằm tháng 7 cũng được quy định như sau:
- Đối với vàng mã cúng gia tiên: Nên thực hiện vào ban ngày. Điều này cũng áp dụng cho lễ vu lan cầu siêu, lễ cúng báo hiếu tổ tiên,..
- Đối với vàng mã cúng chúng sanh: Nên thực hiện vào thời điểm chiều muộn. Vì đây là lúc ánh nắng mặt trời đã dần tắt, cô hồn chúng sinh mạnh hơn, họ có thể lấy được đồ cúng mà bạn đốt cho họ. Ban ngày có ánh sáng nên những vong hồn này không thể xuất hiện.
3.3 Cách đốt vàng mã Rằm tháng 7
Trong khi đốt vàng mã, gia chủ nên đốt một cách từ tốn, chờ cho đến khi lửa cháy hết, không dùng que nhấn vào vàng mã đang đốt hoặc vừa đốt để thể hiện sự tôn trọng. Không đọc tên người đã khuất trong khi đốt.
Gia chủ nên chọn không gian sạch sẽ để thực hiện đốt vàng mã và chỉ bắt đầu hóa vàng khi nhang tàn gần hết. Lưu ý là bạn cần hóa vàng theo thứ tự gia thần rồi mới đến gia tiên, sau cùng là cô hồn. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
Một số lưu ý khác khi đốt vàng mã rằm tháng 7 là:
- Tuyệt đối không dùng “cây khấn” chọc vào phần vàng mã đang đốt dở và vừa đốt xong. Ông bà ta quan niệm khi chọc như vậy sẽ khiến phần tro đốt nát tươm, thể hiện sự bất kinh đối với vong linh.
- Không được tự dập tắt lửa hoặc dùng nước để dập tắt lửa hóa vàng đang cháy kẻo mạo phạm tới các vong linh, rước điềm xui rủi vào nhà.
4. Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho chuẩn?
Tùy theo từng vùng miền mà việc chuẩn bị mâm cúng cũng như nghi thức cúng có sự khác biệt nhất định. Nhưng nhìn chung dưới đây là các điểm bạn cần lưu ý:
Lễ cúng Phật:
- Vị trí đặt mâm cúng: Mâm cúng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất để thể hiện lòng thành kính. Bạn tránh đặt mâm ở vị trí thấp mà gây tội bất kính, dẫn đến những điều xui xẻo.
- Khi cúng Phật vào rằm tháng 7, bạn nên dâng bàn thờ Phật các loại hoa như hoa huệ, hoa sen, hoa lay ơn, hoa mẫu đơn. Hoa cần tươi, thơm, tuyệt đối không cúng Phật hoa nhựa, hoa dại, hoa tạp, hoa đã héo úa kẻo phạm tội bất kính.
- Đối với mâm cúng Phật, gia chủ nên nấu đồ chay thay vì đồ mặn để tránh sát sinh.
Cúng thần linh và gia tiên:
- Vị trí đặt mâm cúng: Mâm cúng thần linh quy định đặt dưới dưới mâm lễ Phật và trên mâm lễ cúng tổ tiên.
- Theo phong tục tập quán từ xa xưa ông bà dạy lại, mâm cỗ thần linh không thể thiếu 2 món là xôi và gà luộc nguyên con. Gia chủ cũng hãy chuẩn bị thêm cả bình hoa, mâm trái cây và rượu để mâm lễ thêm phần đầy đủ, chu đáo.
- Lễ cúng tổ tiên nên chuẩn bị 1 mâm cơm, chay hay mặn tùy theo ý của chủ nhà. Nếu là món mặn thì gia chủ nên chuẩn bị một số món như xôi gấc, canh, gà luộc, những món xào,… Bên cạnh đó, lễ cúng tổ tiên rằm tháng 7 còn không thể thiếu mâm tiền vàng mã cùng những vật dụng bằng giấy để gửi người cõi âm như quần áo, giày dép, đồ trang sức,… Ngày nay, thuận theo sự phát triển của xã hội hiện đại, điện thoại, tivi,…cũng được lựa chọn để đốt cho các cụ để hy vọng cuộc sống nơi cõi âm của tổ tiên luôn đầy đủ. Với niềm tin trần sao âm vậy, việc cúng đốt vàng mã được thực hiện rất trịnh trọng, nghiêm túc trong ngày rằm tháng 7.
Cúng cô hồn, vong linh:
- Vị trí đặt mâm cúng: Mâm lễ cúng cô hồn tháng 7 phải đặt ở ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngồi.
- Mâm lễ cúng cô hồn tháng 7 sẽ bao gồm những vật dụng sau: tiền vàng (từ 15 lễ trở lên), quần áo giấy số lượng nhiều (giao động từ 20 đến 40 bộ), hoa cúng, mâm ngũ quả,… Đối với lễ cúng cô hồn tháng 7, gia chủ tuyệt đối không chuẩn bị đồ mặn để đãi những vong linh. Thay vào đó, gia chủ nên chuẩn bị các món chay hoặc các loại củ luộc như khoai lang luộc, ngô luộc, sắn lược, kẹo bánh, bỏng ngô,.. Nếu cúng kèm cháo trắng thì gia chủ nên đặt thêm mâm gạo cùng 5 cái bát và 5 đôi đũa nhé!
Một lưu ý nhỏ khác là khi rải tiền vàng ra mâm cúng, gia chủ nên rải đều theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi hướng nên thắp từ 3,5 hoặc 7 nén nhang. Trong lúc thực hiện lễ cúng tuyệt đối không cười đùa bất kính. Trẻ em, người đang có thai không nên tham gia buổi lễ này vì dễ bị vong linh quấy phá. Sau khi kết thúc buổi cúng, bạn rải muối gạo ra ngoài, tuyệt đối không ném ngược vào trong nhà nhé!
XEM THÊM:
- 5 bài cúng Rằm tháng 7 và những lưu ý khi cúng rằm
- Văn khấn rằm tháng 7 tại cửa hàng, công ty đầy đủ nhất
Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp gia chủ hiểu rõ vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì, cách cúng sao cho đúng, tránh gặp những kiêng kỵ mà rước xui xẻo vào trong nhà.