TOP 5 mẫu giường ngủ gỗ hương đẹp, hiện đại, thích hợp với mọi không gian nhà ở  

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Gỗ Hương là một loại gỗ được xếp vào nhóm quý hiếm với giá trị rất cao nên khi mua giường chế tác từ loại gỗ này, nhiều người cũng không khỏi phân vân liệu có bền không, có xứng với giá tiền không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về gỗ hương là gì, ưu nhược điểm, đồng thời Vua Nệm còn giới thiệu cho bạn TOP mẫu giường ngủ gỗ hương hot nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Gỗ hương là gì? Ưu nhược điểm của gỗ hương  

Gỗ Hương
Gỗ Hương có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus, là một loại cây họ đậu

Gỗ Hương có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus, là một loại cây họ đậu sinh sống nhiều vùng đông bắc Ấn Độ, Nam Phi và khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, bên cạnh tên gọi gỗ Hương, một số địa phương còn gọi loại gỗ này bằng các tên khác: Giáng Hương hoặc Dáng Hương, Căm Pôt, Song Lã…. Đây là loại gỗ hiếm thuộc nhóm 1, tức là nhóm có màu sắc, vân gỗ đẹp, tỉ trọng cao, có hương thơm đặt biệt và giá trị cao nhất trên thị trường. 

Trung bình một cây gỗ Hương trưởng thành có độ cao từ 20 đến 30cm. Thậm chí một số cây có thể đạt tới chiều cao 40cm. Đối với thân cây Giáng Hương trưởng thành, đường kính trung bình đạt khoảng 1 mét đến 1m5.  Vỏ cây dày từ khoảng 15-20cm. Thịt gỗ có màu hơi vàng, vân gỗ đẹp, bóng mịn, Chính vì vậy, từ xa xưa, loại gỗ này là nguyên liệu yêu thích của các thợ làm nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ. 

Gỗ hương sau khi khai thác sẽ được xẻ ra dưới dạng gỗ tròn, gỗ hộp, gỗ xẻ và gỗ vụn. Các phần gỗ này được dùng để sản xuất các món nội thất gỗ trong nhà hoặc một số nhu cầu khác của người tiêu dùng. Một loại gỗ hương quý được yêu thích nhất hiện nay là: 

  • Gỗ Hương đỏ: Là loại gỗ hương có giá trị nhất hiện nay, sở hữu vân gỗ tuyệt đẹp, thớ gỗ mịn, thịt gỗ cứng và đặc. Tâm và xớ gỗ rất nhỏ. Gỗ khi còn mộc sẽ có màu đỏ, sau đó khi được xử lý qua phun sơn gỗ thì sẽ có màu cánh gián. Càng sử dụng lâu thì màu gỗ càng bóng đẹp, vân gỗ ngày càng nổi lên rõ.
  • Gỗ Hương đá: Sở hữu vân gỗ mịn, sắc nét. Gỗ có màu sáng, càng sử dụng lâu thì càng lên màu đẹp. Chất gỗ đặc, nặng, có thể chịu được trọng tải lớn. Khi cắt mộc, gỗ sẽ tỏa ra một mùi hương dễ chịu, nếu phủ sơn thì sẽ không còn mùi. 
  • Gỗ Hương vân: Có đặc điểm gần giống như gỗ Hương đỏ nhưng mang màu vàng nghệ, có vân gỗ nhiều nhưng không dày như gỗ Hương đỏ. Khi cắt mộc, sẽ tỏa mùi thơm tự nhiên. Thớ gỗ tương đối min, cứng cáp, chịu được sức nặng lớn. Gỗ này có giá thành rẻ hơn so với gỗ Hương đỏ, tương đương với gỗ Hương đá. 
Gỗ hương sau khi khai thác
Gỗ hương sau khi khai thác sẽ được xẻ ra dưới dạng gỗ tròn, gỗ hộp, gỗ xẻ và gỗ vụn.

1.1 Ưu điểm của gỗ Hương 

Điểm đặc biệt nhất của gỗ Hương khiến trở một trong những loại gỗ có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay là gỗ tiết ra một mùi thơm rất thư giãn mà không có bất kỳ một loại gỗ nào khác có được. Bên cạnh đó, gỗ Giáng Hương sở hữu kết cấu vững chắc, cứng, nặng và chịu được tác động lực cao, không cong vênh nên rất phù hợp để sản xuất nội thất, đặc biệt giường ngủ. Một số ưu điểm nổi bật khác là: 

  • Gỗ có tuổi thọ cao, ít nhất phải trên 100 năm
  • Thân gỗ không bị xâm hại bởi mối mọt trong suốt thời gian sử dụng
  • Thân gỗ to, dễ dàng chế tác và điêu khắc lên thân gỗ, đem đến các sản phẩm nội thất có giá trị thẩm mỹ cao 
  • Chất gỗ, vân gỗ đẹp, có chiều sâu; thớ gỗ nhỏ mịn
  • Màu sắc gỗ đỏ đậm, sang trọng, thích hợp với nhiều phong cách nội thất

1.2 Nhược điểm của gỗ Hương 

Điều gây trở ngại lớn nhất cho người khi tiêu dùng khi mua gỗ Hương là giá trị quá cao so với các loại gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp khác trên thị trường. Nguyên nhân là do tình trạng khai thác gỗ Hương quá mức khiến sản lượng gỗ ngày càng thu hẹp, khan hiếm hơn. 

giá trị gỗ hương cao
Khi mua gỗ Hương là giá trị quá cao so với các loại gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp khác trên thị trường

Bên cạnh đó, hiện nay có không ít xưởng kinh doanh làm giả gỗ Hương cung cấp cho khách hàng để chuộc lợi nên người tiêu dùng cũng cần tỉnh táo hơn khi mua các sản phẩm làm từ loại gỗ này cũng như trang bị cho bản thân đủ kiến thức để có thể phân biệt được gỗ Hương thật – giả. 

2. Giường gỗ Hương có giá bao nhiêu?

Là một dòng gỗ quý hiếm với nguồn cung ngày càng giảm, đồng thời sở hữu vẻ đẹp vân gỗ hoàn hảo, sang trọng nên không có gì ngạc nhiên khi nói rằng giá trị của loại gỗ này thuộc dạng cao nhất nhì trên thị trường hiện nay. Cụ thể:  

Giường gỗ hương
Giường gỗ hương thì có giá rơi vào khoảng 70.000.0000đ đến hàng trăm triệu đồng.
  • Giá gỗ hương Lào, Hương campuchia: giá 40.000.000 vnđ – 45.000.000 vnđ/m3
  • Giá gỗ hương vân Nam Phi: giá 28.000.000 vnđ – 30.000.000 vnđ/m3.
  • Giá gỗ hương huyết: giá từ 25.000.000 vnđ – 30.000.000 vnđ/m3

Với các loại nội thất gỗ hương đã qua xử lý, chế tác thì giá còn cao hơn. Riêng giường gỗ hương thì có giá rơi vào khoảng 70.000.0000đ đến hàng trăm triệu đồng. 

3. 5 mẫu giường ngủ gỗ Hương đáng mua nhất 2023

3.1 Giường ngủ gỗ Hương thiết kế bệt 

Giường ngủ bệt là một trong những đặc trưng trong phong cách thiết kế nội thất của người Nhật nhưng cũng được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đặc điểm của mẫu giường này là khoảng cách từ mặt giường xuống mặt đất thấp, giúp người già và trẻ nhỏ dễ dàng hơn trong việc di chuyển lên xuống giường. Thiết kế độc đáo cộng với màu sắc đỏ trầm của gỗ Hương chắc chắn sẽ đem đến sự nổi bật và sang trọng cho không gian nghỉ ngơi nhà bạn 

Giường ngủ bệt gỗ hương
Giường ngủ bệt là một trong những đặc trưng trong phong cách thiết kế nội thất của người Nhật

3.2 Gường ngủ gỗ Hương thiết kế hiện đại

Đây là mẫu giường ngủ được thiết kế theo phong cách hiện đại, tối giản, loại bỏ tối đa các chi tiết rườm rà. Mẫu giường này gần như không sử dụng quá nhiều hình ảnh điêu khắc trên thân giường, chủ là yếu là các hoa văn nhẹ nhàng để nổi bật lên tổng thể sản phẩm. 

Đây là thiết kế rất phù hợp cho phòng ngủ của người lớn tuổi, mùi hương tỏa ra từ gỗ cũng giúp người nằm cảm thấy thư giãn và dễ vào giấc hơn. 

3.3 Giường ngủ gỗ Hương cao cấp 

Điểm nhấn của mẫu giường này nằm ở vẻ đẹp của các thớ gỗ được chạm khắc tinh xảo với các mẫu hoa văn mang tính nghệ thuật cao. Để làm được điều này, đòi hòi đôi bàn tay của người thợ mộc phải thật khéo léo, điệu nghệ và có kinh nghiệm làm nghề lâu năm. Chất gỗ Hương đã đủ đẹp khi đứng 1 mình, khi được chạm khắc chế tác sẽ đem lại một sản phẩm vô cùng tinh xảo, đẳng cấp. Nhờ vậy, giá trị của loại giường này không bao giờ mất đi theo thời gian. 

3.4. Giường ngủ gỗ Hương cổ điển 

Giường ngủ gỗ Hương cổ điển
Mẫu này có thiết kế đơn giản, điêu khắc các họa tiết mang tính cổ điển trong văn hóa Á Đông như lân, phụng,…

Mẫu này có thiết kế đơn giản, điêu khắc các họa tiết mang tính cổ điển trong văn hóa Á Đông như lân, phụng,… Do được làm từ gỗ Hương tự nhiên nên có tuổi thọ bền cao, càng nằm lâu gỗ càng bóng đẹp. Hầu hết mẫu giường này đều được xử lý tẩm sấy và phun sơn bảo vệ nên không bị mối mọt xâm hại. Thiết kế này tuy vậy khá kén chọn không gian nhà ở.

3.5 Giường ngủ gỗ Hương đa năng 

Sản phẩm làm sự kết hợp của nhiều tiện ích trong 1 sản phẩm, chính vì vậy nó không chỉ mang lại giấc ngủ ngon mà còn giúp tiết kiệm không gian sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mẫu giường đa năng phổ biến nhất là giường ngủ kết hợp với hộc tủ chuyên dùng cất giữ đồ,  được tích hợp vào hệ thống dát giường với khả năng gập mở và kéo đẩy linh hoạt. 

Bên cạnh các mẫu giường ngủ gỗ hương có sẵn, bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế mẫu giường cho riêng mình và đặt gia công tại xưởng. Nước ta vốn nổi tiếng là nơi sinh ra các thợ mộc sở hữu tay nghề điêu luyện bậc nhất nên không khó để tìm được đơn vị thiết kế và lắp đặt mẫu giường gỗ Hương đẹp. Chúc bạn sớm mua được sản phẩm ứng ý cho không gian nghỉ ngơi của mình nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM