Dân số trên thế giới hiện nay phân bố không đồng đều và bất hợp lý. Các thành phố lớn trở nên quá tải trong khi đó ở những vùng thôn lại rất ít cư dân sinh sống. Trong bài viết này hãy cùng Vua Nệm điểm qua top 11 thành phố đông dân nhất thế giới hiện nay để có thêm những thông tin hữu ích về thế giới xung quanh chúng ta các bạn nhé!
1. Top 11 thành phố đông dân nhất
1.1. Tokyo, Nhật Bản
Dân số thành phố Tokyo (Nhật Bản) vào năm 2022 được ước tính là 37.274.000 người, tăng gấp hơn 3 lần so với số dân vào năm 1950 là 11.274.641 người. Không quá bất ngờ khi Tokyo lọt top những thành phố đông dân nhất. Nơi đây là một trong những thành phố có sức phát triển bậc nhất Châu Á, thu hút nhiều người đến định cư và sinh sống.
Từng chỉ là một làng chài nhỏ với tên gọi Edo cho đến khi Thiên Hoàng Minh Trị chọn nơi đây làm kinh đô, Tokyo đã phát triển rất nhanh chóng cả kinh tế lẫn dân số. Số dân tăng đáng kể một phần đến từ quá trình di dân từ nông thôn lên thành thị, cùng với đó là hoạt động nhập cảnh và định cư của người nước ngoài.
1.2. Delhi, Ấn Độ
Delhi là một đô thị lớn ở Ấn Độ. Theo ước tính, dân số năm 2022 của Delhi là 32.065.760 người. Đáng nói, vào năm 1950, con số này chỉ là 1.369.369, điều này phản ánh sự bùng nổ dân số đến chóng mặt tại thành phố này. Những ước tính cho thấy, mức thay đổi dân số hàng năm của Delhi là 2,94%. Nghĩa là trong tương lai, số dân tại đây sẽ có tăng lên rất nhiều.
Theo các nghiên cứu, Delhi đã có người sinh từ thế kỷ thứ VI. Trong suốt chiều dài lịch sử, nơi đây từng là thủ đô của nhiều đế chế và vương quốc. Với việc gia tăng dân số một cách thiếu kiểm soát, Delhi hiện phải đối mặt với nhiều thách thức như cung cấp điện nước, phương tiện giao thông và ô nhiễm môi trường.
1.3. Thượng Hải, Trung Quốc
Dân số tại Thượng Hải ước tính đến năm 2022 là 28.516.904 người. Diện tích thành phố lớn, lên đến hơn 6.340 km vuông, cho phép Thượng Hải quy tụ người dân khắp nơi đổ về sinh sống, định cư.
Không chỉ là thành phố đông dân nhất, Thượng Hải cũng lọt top những thành phố giàu nhất thế giới. Điều này tác động không nhỏ đến chất lượng đời sống người dân trong thành phố. Theo các chuyên gia dự đoán, đến năm 2050, dân số Thượng Hải có thể đạt tới 50 triệu người.
1.4. Sao Paulo, Brazil
Năm 2022, dân số tại Sao Paulo ước tính là 22.429.800 người, tăng gần 20 triệu người so với năm 1950. Mức thay đổi dân số hàng năm tại Sao Paulo là 0,88%. Đáng nói tại Sao Paulo đón một lượng lớn những người nhập cư, trong một cuộc khảo sát tại một trường đại học ở Sao Paulo, 81% sinh viên cho biết họ là con cháu cũng những người nhập cư nước ngoài.
Nhắc đến Sao Paulo người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí, tài chính và thương mại. Đây cũng là thành phố của những cuộc diễu hành tự hào về người đồng tính lớn nhất thế giới.
1.5. Mexico City, Mexico
Dân số của Mexico City vào năm 2022 được ước tính là 22.085.140 người, chiếm tới 20% dân số Mexico. Sự tăng trưởng về dân số khiến Mexico City phải đối mặt với các thách thức về nhà ở và các dịch vụ cần thiết cho người dân.
Một trong những nguyên nhân khiến Mexico có sự gia tăng đáng kể đến từ lượng lớn người nhập cư khắp nơi trên thế giới. Thành phố này hiện là nơi sinh sống của nhiều người nước ngoài đến từ Canada, Mỹ, Colombia, Argentina, Cuba, Haiti, Tây Ban Nha, Đức… Gần đây nhất còn phải đón nhận làn sóng nhập cư đến từ các quốc gia Châu Á là Hàn Quốc và Trung Quốc.
1.6. Dhaka, Bangladesh
Dhaka là một thành phố nằm ở trung tâm Bangladesh, dọc theo sông Buriganga. Năm 2022, dân số ước tính tại Dhaka là 22.478.116 người. Trước đó vào năm 1950, con số này chỉ là 335.760 người.
Dân số đông trong khi đời sống người dân thấp, ước tính có đến 3 triệu người sống trong các khu ổ chuột ở Dhaka. Mật độ dân số tại Dhaka lên tới 23.000 người/ km vuông. Đông đúc là vậy, thế nhưng mỗi ngày Dhaka phải đón thêm khoảng 2000 người di chuyển đến từ các vùng quê, làng mạc lân cận.
1.7. Cairo, Ai Cập
Cairo được biết đến là thủ đô của Ai Cập, là nơi có nền văn minh lâu đời. Theo các nghiên cứu, thành phố này đã có người định cư ít nhất từ thế kỷ thứ IV bởi có được vị trí quan trọng trên sông Nile. Năm 2021, dân số tại Cairo ước tính khoảng 21.322.700 người và mật độ dân số cũng rất cao, lên tới 19.376 người/ km vuông.
Thuộc top 11 thành phố đông dân nhất thế giới nhưng Cairo không đi kèm với sự phát triển kinh tế. Nơi đây là một đô thị nghèo với mức sống người dân thấp và các vấn đề nghiêm trọng khác như ô nhiễm môi trường, nghèo đói, tắc đường…
1.8. Bắc Kinh, Trung Quốc
Ngoài Thượng Hải, đất nước tỷ dân Trung Quốc cũng góp thêm một cái tên khác vào danh sách, đó là thành phố Bắc Kinh. Ước tính đến năm 2022, dân số tại Bắc Kinh đạt khoảng 21.333.332 người, gần như bằng toàn số dân số nước Úc.
Vào năm 1950, dân số tại Bắc Kinh chỉ là 1.671.365 người. Điều này có thể thấy dân số Bắc Kinh có mức gia tăng đáng kể và được dự báo sẽ còn tăng cao cho đến 2035. Mặc dù không phải là một đô thị nghèo, tuy nhiên, dân số đông khiến Bắc Kinh đối mặt với vấn đề lớn chính là ô nhiễm môi trường do khí thải từ nhà máy than và lượng ô tô quá lớn.
1.9. Mumbai, Ấn Độ
Một thành phố khác của Ấn Độ góp tên vào danh sách các thành phố đông dân, đó là Mumbai (hay còn gọi là Bombay) với khoảng 20.961.472 người được ước tính vào năm 2022.
Mumbai có sự gia tăng dân số đáng kể, thống kê cho thấy tăng gấp đôi so với năm 1991. Đây là thời điểm Mumbai đón một lượng lớn người di cư từ các vùng nông thôn lên thị trấn tìm việc làm. Không khác người anh em Delhi là mấy, Mumbai cũng là đô thị nghèo khi có đến 41% người dân sống trong các khu ổ chuột. Vấn đề về sức khỏe chính là thứ mà người dân phải đối mặt hàng ngay khi cuộc sống không được đảm bảo.
1.10. Osaka, Nhật Bản
Thành phố Osaka hiện có dân số ước tính khoảng 19.110.600 người (năm 2021). Đáng nói, số dân Osaka vào đầu năm 2022 không hề tăng so với năm trước đó mà thậm chí còn giảm còn 19.059.856. Nguyên nhân sự thụt giảm dân số đến từ các nguyên nhân như tỷ lệ sinh thấp trong khi số người tử vong cao hơn, do cư dân chuyển đi nơi khác sinh sống…
Như vậy có thể thấy, mặc dù thuộc top thành phố đông dân nhất thế giới nhưng Osaka đang phải đối mặt với sự sụt giảm dân số, một vấn đề chung mà đất nước Nhật Bản đang gặp phải.
1.11. Trùng Khánh, Trung Quốc
Trong top 11 thành phố đông dân nhất, Trung Quốc có đến 3 cái tên tham dự. Trong đó Trung Khánh chính là cái tên “chốt sổ” danh sách này. Trùng Khánh là một thành phố nằm ở phía tây nam Trung Quốc, tính đến năm 2022 thì có khoảng 32 triệu người sinh sống, mức tăng là 7,5% trong thập kỷ qua.
Thành phố Trùng Khánh nói riêng và Trung Quốc nói chung hiện đang phải đối mặt với vấn đề cơ cấu dân số khi mà dân số gia tiếp tục tăng trong khi lực lượng lao động giảm. Đến năm 2050, gần ⅓ dân số Trung Quốc và Trùng Khánh sẽ trên 60 tuổi.
2. Phân bố dân cư không hợp lý gây ra nhiều tác hại
Việc phân bố dân cư không không hợp lý là vấn đề lớn đối với mỗi thành phố. Dân số tập trung quá đông tại một nơi làm mất cân bằng về lao động, nơi thừa, nơi thiếu; gây ra nhiều vấn nạn xã hội như ùn tắc giao thông, trộm cắp, chênh lệch giàu nghèo…
Không những thế các vấn đề về an sinh xã hội, sức khỏe y tế… cũng không được đảm bảo. Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng là vấn đề thường xảy đến tại những thành phố quá đông dân cư. Chính vì vậy, phân bổ dân cư là bài toán khó mà các nhà lãnh đạo mỗi quốc gia phải giải quyết.
XEM THÊM: Top 22 sân bay lớn nhất thế giới – Tổng hợp mới nhất
Trên đây Vua Nệm vừa giới thiệu đến bạn danh sách 11 thành phố đông dân nhất thế giới. Nếu đông dân đi đôi với diện tích và chất lượng đời sống người dân thì sẽ là một điều rất tuyệt vời đối với mỗi thành phố.