Sức khỏe giấc ngủ

So sánh giấc ngủ REM và NREM đầy đủ và chi tiết nhất

CẬP NHẬT 13/02/2023 | BỞI Minh Anh

Một giấc ngủ bình thường sẽ trải qua giai đoạn giấc ngủ là REM và NREM, dù vậy không phải ai cũng biết sự khác nhau giữa hai giai đoạn này là gì? Do đó ở bài viết này Vua Nệm sẽ so sánh giấc ngủ REM và NREM, từ đó đưa ra được biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt nhất. Cùng theo dõi nhé!

So sánh giấc ngủ REM và NREM
So sánh giấc ngủ REM và NREM đầy đủ và chi tiết nhất

1. Giấc ngủ được diễn ra như thế nào?

Một giấc ngủ hoàn hảo khi diễn ra từ 4 đến 6 chu kỳ, trong đó mỗi chu kỳ giấc ngủ nên kéo dài trong khoảng 90 đến 120 phút. Một chu kỳ giấc ngủ sẽ trải qua các giai đoạn là NREM1, NREM2, NREM3, NREM4 và REM. Theo đó, sẽ có sự luân phiên giữa giấc ngủ REM và NEM từ 4 đến 6 lần trong một đêm. Dù vậy, giấc ngủ sâu diễn ra ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4 của NREM chỉ chiếm ưu thế trong 2 chu kỳ đầu tiên và càng ít xuất hiện lại ở trong đêm. Do đó, sau 2 chu kỳ ngủ đầu tiên, bạn có thể không ngủ sâu lại nữa mà phần lớn là thời gian cho giấc ngủ REM. 

Ở một người trưởng thành, sự phân bố của giai đoạn giấc ngủ là như sau: 

Giấc ngủ NREM chiếm (75%)

  • Giai đoạn 1: 5%
  • Giai đoạn 2: 45%
  • Giai đoạn 3: 12%
  • Giai đoạn 4: 13%

Giấc ngủ REM chiếm  (25%)

2.  So sánh giấc ngủ REM và NREM

2.1. Giấc ngủ NREM là gì?

Giấc ngủ NREM (Non Rapid Eye Movement) là giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh hay còn được gọi là giấc ngủ yên tĩnh, được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, và ngủ rất sâu. 

  • Giai đoạn 1 – Ru ngủ: Xuất hiện để chuyển tiếp giữa trạng thái thức và ngủ, chỉ diễn ra trong từ 5 đến 10 phút, người ngủ ở trạng thái thiu thiu, nhịp thở chậm dần, nhịp tim đều và huyết áp giảm. Trong giai đoạn này, não bộ sẽ sản sinh ra sóng theta, được gọi là sóng não rất chậm.
  • Giai đoạn 2 – Ngủ nông: Kéo dài trong khoảng 20 phút, bước vào giai đoạn ngủ nông sóng điện não chậm lại, có biên độ lớn hơn, nhịp tim cùng nhịp thở chậm dần và mắt không động đậy. Thỉnh thoảng có các đợt sóng nhanh (sleep spindle) xuất hiện trong não bộ. Người ngủ thường lơ mơ và không có nhận thức trong giai đoạn ngủ nông. Tổ chức giấc ngủ Hoa Kỳ nhận định rằng giấc ngủ này chiếm khoảng 50% trong tổng thời gian ngủ. 
  • Giai đoạn 3 – Ngủ sâu: Đây là giai đoạn chuyển tiếp của giấc ngủ nông và ngủ rất sâu. Người ngủ chỉ dành khoảng 10% thời gian ngủ sâu trong thời gian ngủ. Giai đoạn này sẽ xuất hiện sau khi ngủ từ 30 đến 40 phút, đồng thời có thời lượng dài hơn ở thanh niên và rút ngắn hơn đối với người lớn tuổi. 
  • Trong giai đoạn ngủ sâu, người ngủ rất khó tỉnh giấc nếu không bị lay dậy hay có tiếng động mạnh ở xung quanh. Lúc này, sóng não delta sản sinh nhiều hơn và diễn ra chậm hơn ở giai đoạn ngủ nông. Nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp đều giảm, hệ cơ xương khớp cũng chùng xuống. 
  • Giai đoạn 4 – Giai đoạn ngủ rất sâu: Chiếm khoảng 20% thời gian ngủ, giai đoạn ngủ rất sâu giúp cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi hoàn toàn nhằm phục hồi nguồn năng lượng khi thức dậy. Lúc này, cơ tay, cơ chân, cơ mắt không thể chuyển động, nhiệt độ, nhịp tim và huyết áp cũng giảm xuống ở mức tối thiểu. Và nếu người ngủ bị đánh thức ở giai đoạn này, chúng ta có cảm giác bị lảo đảo, choáng váng và mất phương hướng, phải mất đến vài phút thì cơ thể mới trở nên tỉnh táo. 
Giấc ngủ NREM diễn ra 4 giai đoạn 
Giấc ngủ NREM diễn ra 4 giai đoạn

2.2. Giấc ngủ REM là gì? 

Giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) là giai đoạn chuyển động mắt nhanh. Khi đi vào giai đoạn này, mặc dù mắt đã nhắm lại nhưng mắt vẫn có thể chuyển động, nhịp tim và hơi thở cũng tăng lên đáng kể. Sóng điện não xuất hiện nhỏ và không đều đặn với hàng loạt hoạt động của mắt. Ở một số trường hợp, sóng não đồ giống hệt như khi thức giấc. 

Lúc này, người ngủ có cằm thả lòng, dù vậy mặt cùng các ngón tay, ngón chân lại xoắn vặn. Nam giới có thể bị cương cứng ở dương vật, nữ giới có thể bị cương tụ máu ở âm vật. Huyết áp dao động, mạch tăng không đều, người nằm phải đối mặt với các vấn đề như tim mạch và có nguy cơ cao của các cơn đau thắt ngực. Nhịp thở không đều và tăng mức tiêu thụ oxy. Trong giai đoạn REM này các giấc mơ xuất hiện.

Giấc ngủ REM sẽ xuất hiện những giấc mơ 
Giấc ngủ REM sẽ xuất hiện những giấc mơ

3. Vai trò của giấc ngủ REM và giấc ngủ NREM

3.1. Vai trò của giấc ngủ NREM

Trong giấc ngủ NREM, giai đoạn ngủ rất sâu được chứng minh là có vai trò quan trọng nhất đối với giấc ngủ. 

Ở trong giai đoạn này, cơ thể thực hiện quá trình thải độc, phục hồi các chức năng của tế bào, đồng thời góp phần phát trí tuệ, tăng cường khả năng sáng tạo. Đây là thời điểm vàng phát để phát triển xương và cơ bắp, đồng thời ổn định quá trình tăng trưởng nhờ sản sinh hormone cần thiết, tái tạo mô và tăng cường hệ thống miễn dịch. 

3.2. Vai trò của giấc ngủ REM

Giấc ngủ REM đóng vai trò quan trọng trong khả năng phát triển khả năng sáng tạo, tăng cường trí nhớ, giúp não bộ tự động sàng lọc thông tin trong ngày và củng cố ký ức ngắn hạn trở thành kỳ ức dài hạn. Đồng thời kích thích chức năng nhận thức để phục vụ quá trình học tập và làm việc.

Tóm lại, sự khác nhau giữa giấc ngủ REM và NREM rất rõ ràng và hoạt động như hai lưỡng cực khác nhau nhưng luôn bổ trợ nhau để giấc ngủ con người được hoàn thiện, từ đó giúp bảo vệ sức khoẻ, khôi phục tinh thần sau một giấc ngủ dài. Thiếu một giai đoạn giấc ngủ nào cũng có thể bào mòn sức khoẻ, trí tuệ của mỗi người. 

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong phát triển trí tuệ và thể chất
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong phát triển trí tuệ và thể chất

4. Nên thức dậy vào giai đoạn nào để cơ thể không bị mệt mỏi? 

Mỗi khi đi vào giấc ngủ trải qua nhiều chu kỳ ngủ với 5 giai đoạn giấc ngủ lặp đi lặp lại. Tuy nhiên để thức dậy sảng khoái về thể chất và tinh thần, do đó bạn không nên thức giấc vào các giai đoạn của giấc ngủ, nhất giai đoạn ngủ sâu và ngủ mơ. 

Thiếu đi giai đoạn 4 của NREM và giấc ngủ REM sẽ dẫn đến hệ luỵ về sức khoẻ tinh thần như suy giảm trí nhớ, dễ gặp ảo giác, tâm trạng thay đổi thất thường và rất khó tập trung. Ngoài ra còn có một số vấn đề về thể chất mà bạn có thể gặp phải như giảm nhiệt độ cơ thể đột ngột, suy giảm miễn dịch và nghiêm trọng nhất là tử vong. 

5. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giấc ngủ REM và NREM 

Hiện nay có các yếu tố chính tác động đến thời lượng giai đoạn giấc ngủ bao gồm: 

  • Độ tuổi: Trẻ em dành phần lớn thời lượng giấc ngủ ở giấc ngủ REM (khoảng 50%) so với người trưởng thành là 20 đến 25% và người lớn tuổi dành thời lượng cho giai đoạn ngủ mơ còn ít hơn nữa.
  • Chứng rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ thường dẫn đến giảm thời lượng chu kỳ giấc ngủ, khiến cho giấc ngủ trở nên chập chờn, dễ bị gián đoạn làm ảnh hưởng tiêu cực tới chế độ sinh hoạt hàng ngày. 
  • Sử dụng chất kích thích: Cồn cùng một số thức uống như caffein sẽ làm rối loạn giấc ngủ của bạn, điển hình như cồn làm giảm thời lượng giấc ngủ REM dẫn đến cơ thể không thể phục hồi toàn diện, làm giảm năng suất làm việc. 
  • Thói quen sinh hoạt chưa điều độ: Một người sinh hoạt chưa điều độ, nhất là giờ đi ngủ và thức dậy thay đổi thường xuyên gây rối loạn nhịp sinh học, khiến giai đoạn giấc ngủ trở nên thất thường và làm giảm chất lượng nghỉ ngơi. 
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ REM và NREM
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ REM và NREM

Trên đây là những thông tin hữu ích về so sánh giấc ngủ REM và NREM mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc trọn vẹn giấc ngủ của mình và người thân yêu.

Tài liệu tham khảo: Vinmec

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh