Silicon là một chất liệu được rất nhiều người nhắc đến. Và rất nhiều những sản phẩm mà chúng ta đang sử dụng được làm từ chất này. Vậy bạn có biết chất này là gì không? Gồm những loại nào? Có hại cho sức khỏe của chúng ta không? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Vua Nệm xem hết bài viết dưới đây nhé!
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Silicon là gì?
Silicon còn có một tên gọi khác là silicone. Đây là một loại polymer tổng hợp, được tạo thành từ các đơn vị hóa học nhỏ hơn là các monome liên kết với nhau trong một chuỗi dài. Chất này có cấu tạo gồm một nhóm chức của 2 nguyên tử Silic (có ký hiệu hóa học là Si) và 1 nguyên tố Oxi (có ký hiệu hóa học là O).
Sở dĩ silicon được sử dụng phổ biến là do nó có khả năng chịu nhiệt tương đối cao. Bên cạnh đó thì khả năng đàn hồi của chất này cũng được nhiều người đánh giá cao và có thể đem đi so sánh với cao su. Silicon được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như thuốc men, chất bôi trơn, dụng cụ nấu ăn, dùng trong cách điện, cách nhiệt.
2. Cơ chế hoạt động
Trong silicon có chứa một thành phần rất đặc biệt và có rất nhiều trong sản phẩm chăm sóc tóc đó là dimethicone copolyol. Nhờ có thành phần này mà khi sử dụng sản phẩm giúp chúng ta giảm được nguy cơ kích ứng mắt nếu không may bị sản phẩm rơi vào mắt. Đây là một ưu điểm vượt trội hơn so với dầu gội đầu hay các sản phẩm khác.
Ngoài ra, chất nhũ hóa Silicone cho phép chúng kết hợp với các thành phần có tính chất phân cực như nước và glycerin, hỗ trợ cho việc sản xuất các loại sữa rửa mặt có khả năng tạo bọt, làm sạch da, giúp loại bỏ bụi bẩn mà không tạo cảm giác châm chích trên da.
3. Điều chế sản xuất silicon
Trong lĩnh vực công nghiệp: người ta thường sản xuất chất này bằng cách đun nóng Silica (Si) và Carbon (S) trong lò điện quang. Các phản ứng hóa học sẽ xảy ra khi đun hợp chất này trong lò điện quang:
SiO2 + 2C → Si + 2CO
2SiC + SiO2 → 3Si + 2CO
Điều chế siêu tinh khiết: đây là một dạng điều chế khá phổ biến vì nó quá trình điều chế không quá phức tạp và không cần nhiều dụng cụ khi điều chế. Điều chế silicon siêu tinh khiết được thực hiện bằng cách nhiệt phân trichlorosilane cực kỳ tinh khiết trong một lượng khí hydrogen. Và cũng có thể điều chế bằng quá trình vùng nổi chân không.
4. Tìm hiểu về công dụng của từng loại
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại silicon, mỗi loại lại phục vụ cho một nhu cầu riêng.
- Dạng lỏng của chất này được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực làm đẹp. Dạng lỏng được biết đến như một hợp chất có công dụng làm đầy da, được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật thẩm mỹ.
- Dạng gel cũng được phổ biến trong lĩnh vực điều chế và sản xuất các loại mỹ phẩm có công dụng cấp ẩm, cấp nước cho da. Bên cạnh đó thì loại silicon này cũng được ứng dụng để sản xuất phần mềm của miếng lót giày.
- Dạng đàn hồi: loại silicon này có tên thường gọi là cao su silicon và đựng ứng dụng như một chất cách điện. Chất cao su được dùng làm găng tay và dùng để hàn trong các phương tiện hàng không vũ trụ.
- Dạng nhựa: được ứng dụng trong các lớp phủ chịu nhiệt và dùng để trám những lỗ thủng nhỏ trên mái nhà.
5. Thành phần của từng loại
- Thành phần silicon lỏng: Dimethicone copolyol, Amodimethicone, Dimethicone.
- Thành phần silicon gel: Dimethicone crosspolymer, Vinyl dimethicone crosspolymer
- Thành phần silicon đàn hồi: Dimethicone, Dimethiconol
- Thành phần silicon nhựa: Polypropylsilsesquioxane, Trimethylsiloxysilicate, Polymethylsilsesquioxane
6. Silicon có hại cho sức khỏe không?
Silicon có hại cho sức khỏe? Có lẽ đây là một câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc. Chất này là một chất liệu được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, ngay cả trong lĩnh vực y tế. Chúng còn được xem là một hóa chất và sẽ gây hại cho sức khỏe nếu chúng ta sử dụng không đúng cách.
Một số hậu quả mà silicon có thể gây ra cho sức khỏe chúng ta nếu không sử dụng đúng hoặc dùng nhầm sản phẩm giả như: gây kích ứng da, gây đột biến hoặc thậm chí là ung thư. Vì những ảnh hưởng mà chất này gây ra nên đã có rất nhiều nghiên cứu ra đời. Theo các chuyên gia, nếu dùng một lượng tiêu chuẩn thì thường ít tạo ra tác dụng phụ hoặc là không có tác dụng phụ nào.
Vậy nên, chúng ta cần xác định được mức độ sử dụng (sử dụng nhiều hay ít) và loại silicon mà chúng ta đang sử dụng là gì.
7. Ứng dụng
Silicon được sử dụng rất nhiều trong đời sống của chúng ta. Vậy chất này được dùng phổ biến trong lĩnh vực nào?
- Ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng: keo được làm từ chất này có khả năng chống nước tương đối tốt nên được sử dụng dùng làm chất kết dính trong lĩnh vực xây dựng. Và đồng thời loại keo này còn là chất bảo vệ tránh cho vật liệu không bị ăn mòn khi tiếp xúc với nhiệt.
- Ứng dụng trong lĩnh vực điện tử: là một chất kết dính được sử dụng nhiều nhất đối với các loại thiết bị điện tử. Vì chất liệu này được đánh giá là cách điện tốt và có khả năng bảo vệ các phần tử bên trong thiết bị, giữ cho chúng không bị nóng và chống ăn mòn.
- Ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng: Cao su silicon là chất liệu phổ biến nhất trong ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm gia dụng như dụng cụ nấu ăn, vật liệu gỗ,…
- Ứng dụng trong ngành sơn: Khi trộn với sơn tạo thành một hợp chất giúp lớp sơn bền màu hơn, chống vết bẩn và không bị phai màu dù thời tiết xấu.
- Ứng dụng trong lĩnh vực làm đẹp: là một thành phần không thể thiếu trong một số sản phẩm chăm sóc da, da, đồ make up.
8. Một số lưu ý khi sử dụng silicon
Dù rất dễ sử dụng nhưng bản chất của silicon vẫn là một chất hóa học. Chính vì thế nên khi sử dụng silicon chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nếu là các sản phẩm chăm sóc da, tóc, bạn nên tìm hiểu và xem kỹ bảng thành phần. Có thể hỏi ý kiến của những người có chuyên môn nếu cảm thấy cần thiết. Thêm một lưu ý đó là cần xem xét tình trạng da hoặc tóc của bạn trước khi sử dụng các sản phẩm có chứa silicon để tránh việc gây ra các kích ứng.
- Khi sử dụng các sản phẩm có chứa silicon, bạn nên lựa chọn những dòng sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Vì hiện nay tình trạng hàng giả, hàng nhái rất nhiều, nếu mua phải những sản phẩm này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
- Khi sử dụng các loại mỹ phẩm có bảng thành phần gồm silicon, bạn phải kiểm tra xem sản phẩm có mùi lạ hay không vì hiện tại có rất nhiều sản phẩm chứa silicon độn chất.
XEM THÊM:
- Chất liệu da PU là gì? Cách phân biệt giữa da PU và da thật
- Các loại nhựa an toàn được sử dụng để đựng thực phẩm mà người tiêu dùng cần biết
- Da Simili là gì? 5 Cách phân biệt da Simili với da thật
- Polyurethane là gì? Đặc điểm và ứng dụng của Polyurethane trong đời sống
Trên đây là một số thông tin về silicon mà bạn đang quan tâm. Vua Nệm hy vọng sau bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về chất liệu thông dụng này. Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về các vật liệu được ứng dụng phổ biến trong đời sống bạn nhé!