Sức khỏe giấc ngủ

Rối loạn ác mộng là gì? Các triệu chứng và hậu quả của rối loạn ác mộng 

CẬP NHẬT 25/09/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Bất kể ai cũng có thể trải qua những cơn ác mộng, và thông thường tình trạng này không có tác động quá lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi ác mộng xuất hiện liên tục, nó được xem là một dạng rối loạn, hay còn được gọi là rối loạn ác mộng, có thể gây ra tác động tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về rối loạn ác mộng nhé!

1. Triệu chứng của rối loạn ác mộng

triệu chứng của rối loạn ác mộng
Rối loạn ác mộng là những cơn ác mộng xảy ra thường xuyên

Ác mộng có thể xảy ra hiếm hơn hoặc thường xuyên, thậm chí xuất hiện vài lần trong đêm và thường xuất hiện vào giữa giấc ngủ. Những cơn ác mộng này có thể khiến bạn tỉnh giấc và gặp khó khăn trong việc lấy lại giấc ngủ. Ác mộng được xem là một dạng rối loạn, nếu có những biểu hiện sau đây;

  • Xuất hiện thường xuyên: Ác mộng diễn ra đều đặn và không chỉ là những sự cố hiếm hoi.
  • Gây đau khổ, áp lực nghiêm trọng, lo lắng hoặc sợ hãi dai dẳng trong suốt ngày. Thậm chí bạn có thể lo lắng trước khi đi ngủ và sợ phải đi ngủ vì sợ gặp lại ác mộng.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tập trung và trí nhớ. Nó khiến bạn không thể ngừng suy nghĩ về những hình ảnh trong giấc mơ của mình.
  • Gây buồn ngủ ban ngày, mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng.
  • Ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động trong công việc, trường học hoặc môi trường xung quanh bạn.
  • Sợ bóng tối, gây ra lo ngại và căng thẳng trong việc đối mặt với nó.
  • Rối loạn giấc ngủ

2. Nguyên nhân gây rối loạn ác mộng

Rối loạn ác mộng, hay còn được gọi là bệnh mất ngủ giả (parasomnia), là một dạng rối loạn giấc ngủ liên quan đến những trải nghiệm không mong muốn xảy ra trong quá trình ngủ, khi đang ngủ, hoặc khi tỉnh dậy.

Thường, những cơn ác mộng xảy ra trong giai đoạn ngủ REM (chuyển động mắt nhanh). Nguyên nhân chính xác của rối loạn ác mộng vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên nó có thể phát triển do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

nguyên nhân của chứng rối loạn ác mộng
Rối loạn ác mộng có thể do căng thẳng về công việc tạo nên
  • Do lo lắng, căng thẳng về công việc, kết quả học tập hoặc do đối mặt với những thay đổi lớn trong cuộc sống như mất người thân, chuyển nơi ở hoặc thay đổi môi trường sống, môi trường học tập, và bạo lực học đường có thể góp phần vào rối loạn căng thẳng. 
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý, như bị lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục hoặc vừa trải qua tai nạn, cũng có thể gây ra những cơn ác mộng đều đặn, từ đó làm tăng sự không ổn định tâm lý của người bệnh.
  • Tình trạng sức khỏe tâm thần có thể là tác nhân lớn trong việc gây ra cơn ác mộng. Những người bị rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, rối loạn lo âu, trầm cảm và các vấn đề tâm lý tương tự có nguy cơ cao gặp phải những cơn ác mộng.
  • Sử dụng một số loại thuốc cũng có thể đóng góp vào nguy cơ xuất hiện ác mộng. Các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta , thuốc huyết áp và thuốc cai thuốc lá,… có thể là yếu tố làm tăng khả năng gây ra cơn ác mộng. Do đó, nếu bạn nghi ngờ rằng ác mộng của mình có thể do thuốc gây ra, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được tư vấn một cách hợp lý nhất.
  • Lạm dụng chất kích thích như bia, rượu, ma túy và các chất gây nghiện khác sẽ tăng nguy cơ gặp nhiều cơn ác mộng hơn.
nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn ác mộng
Lạm dụng rượu bia gây ra những cơn ác mộng thường xuyên
  • Thiếu ngủ cũng có thể góp phần vào tình trạng ác mộng. Để duy trì sức khỏe tốt, chúng ta cần ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó, chẳng hạn như áp lực công việc hoặc trách nhiệm gia đình, bạn không thể ngủ đủ giấc, thì nguy cơ gặp ác mộng sẽ tăng cao hơn. Mất ngủ cũng có thể gây ra tình trạng ác mộng dễ dàng hơn.
  • Ăn trước khi đi ngủ: Việc ăn trước khi đi ngủ có thể kích thích hoạt động não bộ vào ban đêm. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên gặp ác mộng, hãy xem xét lại thói quen ăn uống của mình, đặc biệt là việc tránh ăn quá nhiều hoặc ăn muộn trước khi đi ngủ.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng, nhiều chuyên gia tin rằng việc ngưng thở khi ngủ có thể góp phần làm tăng khả năng gặp ác mộng. Điều này có thể liên quan đến những tác động của sự suy giảm lưu thông không khí và sự không ổn định trong quá trình hô hấp.
  • Đọc sách, xem phim/ ảnh kinh dị: Nhiều người có sở thích đọc sách và xem phim kinh dị. Tuy nhiên, thú vui này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và làm tăng khả năng gặp ác mộng. Nếu bạn thường đọc sách hoặc xem phim kinh dị trước khi đi ngủ, hãy cân nhắc hạn chế thói quen này, đặc biệt là tránh làm những hoạt động này trong thời gian gần giờ đi ngủ.

3. Hệ quả của rối loạn ác mộng

hệ quả của rối loạn ác mộng
Rối loạn ác mộng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng

Rối loạn ác mộng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến người bệnh, cụ thể:

  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày: Ác mộng liên tục và không yên có thể dẫn đến mất ngủ và giấc ngủ không đủ chất lượng. Kết quả là bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ quá mức vào ban ngày, gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Gây ra những tác động tiêu cực đến cảm xúc, tâm lý. Bạn có thể trở nên trầm cảm hoặc lo lắng vì sự lo lắng rằng những giấc mơ tiếp tục làm phiền và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Sợ đi ngủ: Với những trải nghiệm ác mộng liên tục, bạn có thể phát triển sự sợ hãi hoặc lo lắng trước việc đi ngủ. Điều này có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ và tạo ra một môi trường không thể thư giãn khi đến giờ đi ngủ.
  • Suy nghĩ tự tử hoặc cố gắng tự sát: Cảm giác không thể thoát khỏi những cơn ác mộng và căng thẳng từ những giấc mơ tiêu cực có thể tạo ra sự tuyệt vọng và nguy cơ cao hơn về tình trạng tâm lý của người bị ảnh hưởng

4. Điều trị rối loạn ác mộng

Như đã đề cập ở trên, việc gặp ác mộng thỉnh thoảng là một trạng thái bình thường và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu những cơn ác mộng của bạn có những dấu hiệu như Vua Nệm đã đề cập ở trên hãy nhanh chóng có những biện pháp điều trị. Dưới đây là một số phương pháp bạn tham khảo dành cho bạn:

  • Điều trị y tế: Phương pháp này được áp dụng khi có một bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến tình trạng.
  • Điều trị căng thẳng hoặc lo lắng: Nếu tình trạng sức khỏe tâm thần (ví dụ như căng thẳng hoặc lo lắng) góp phần vào việc gây ra ác mộng, bác sĩ có thể đưa ra các kỹ thuật giảm căng thẳng, tư vấn hoặc trị liệu với chuyên gia tâm lý.
cách điều trị chứng rối loạn ác mộng
Hãy gặp bác sĩ nếu thấy những dấu hiệu trầm trọng của rối loạn ác mộng
  • Phương pháp tưởng tượng diễn tập: Thường được sử dụng cho những người bị hậu quả tâm lý (PTSD). Bằng phương pháp này, bạn thay đổi kết thúc của cơn ác mộng thành một kết thúc mới và đưa nó vào trong tâm trí.
  • Thuốc: Có thể khuyến nghị sử dụng thuốc cho những cơn ác mộng nghiêm trọng liên quan đến PTSD.

5. Các biện pháp tự điều trị tại nhà dành cho trẻ em

  • Thực hiện thói quen thư giãn đều đặn trước khi đi ngủ: Thực hiện các hoạt động yên tĩnh, nhẹ nhàng như đọc sách, giải câu đố, ngâm mình trong bồn nước ấm, thiền, và hít thở sâu trước khi đi ngủ.
  • Ở bên cạnh và xoa dịu trẻ: Tâm sự và trò chuyện cùng con để con biết rằng những cơn ác mộng không có thật và không thể làm tổn thương bé.
  • Khuyến khích bé tưởng tượng một kết thúc có hậu cho giấc mơ: Khuyến khích bé tưởng tượng một kết thúc tốt đẹp cho những giấc mơ đó.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái: Cho bé ngủ cùng với thú nhồi bông, chăn bông yêu thích hoặc đồ vật mà bé cảm thấy thoải mái.
  • Sử dụng đèn ngủ: Ánh sáng từ đèn ngủ có thể mang lại sự yên tâm cho bạn
cách điều trị rối loạn ác mộng của trẻ
Ở bên cạnh và xoa dịu trẻ mỗi khi gặp ác mộng

XEM THÊM:

Nh­ư vậy, trong bài viết trên Vua Nệm đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về rối loạn ác mộng bao gồm triệu chứng, tác hại, nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/nightmares#Diagnosing-Nightmares

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên