Dân số thế giới hiện nay lên đến gần 8 tỷ người và phân bổ không đều giữa các quốc gia. Một quốc gia đông dân có lợi thế về nguồn lao động để phát triển kinh tế, đồng thời cũng mở ra những thách thức như sự phân hóa giàu nghèo, an sinh xã hội, ô nhiễm môi trường… Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu top 11 nước đông dân nhất thế giới hiện nay nhé.
Nội Dung Chính
- 1. Top 11 nước đông dân nhất thế giới gồm những nước nào?
- 1.1 Trung Quốc – 1,44 tỷ người
- 2. Ấn Độ – hơn 1,41 tỷ người
- 3. Mỹ – 331 triệu dân
- 4. Indonesia – khoảng 274 triệu người
- 5. Pakistan – khoảng 223 triệu dân
- 6. Brazil – 213 triệu dân
- 7. Nigeria – khoảng 208 triệu người
- 8. Bangladesh – 165 triệu người
- 9. Nga – 145 triệu người
- 10. Mexico – dân số 129 triệu người
- 11. Nhật Bản lọt top 11 nước đông dân nhất thế giới
- 2. Việt Nam có dân số bao nhiêu? xếp thứ mấy thế giới?
1. Top 11 nước đông dân nhất thế giới gồm những nước nào?
1.1 Trung Quốc – 1,44 tỷ người
Vị trí thứ nhất thuộc về một quốc gia mà hầu như tất cả chúng ta đều biết, chính là Trung Quốc. “Đất nước tỷ dân” đúng như cái tên của mình, hiện dẫn đầu thế giới với hơn 1,44 tỷ người, chiếm khoảng 18,4% dân số thế giới. Để hình dung về dân số Trung Quốc, bạn có thể hiểu thế này, trên thế giới, cứ 5 người thì có 1 người Trung Quốc.
Trung Quốc có tất cả 56 dân tộc, trong đó dân tộc Hán chiếm đại đa số với 90%, còn lại là các dân tộc khác như Tạng, Hồi, Choang, Mãn… Với dân số đông như vậy, mật độ dân số của Trung Quốc rơi vào khoảng 153 người/ km vuông. Số dân đông, nguồn lao động dồi dào cùng với diện tích lãnh thổ lớn đã tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển mạnh về kinh tế.
2. Ấn Độ – hơn 1,41 tỷ người
Cũng là đất nước tỷ dân nhưng bị cái bóng quá lớn của Trung Quốc lấn át, đó chính là Ấn Độ với tổng số dân khoảng 1,41 tỷ người, chiếm khoảng 17,7% dân số thế giới. Dân số Ấn Độ đang có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, dự đoán trong tương lai có thể vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
Với số dân lên đến hàng tỷ, mật độ dân số của tại Ấn Độ rất cao, lên tới 464 người/ km vuông. Đây là một quốc gia đa chủng tộc, có nền văn hóa lâu đời, cùng với đó là nền kinh tế tương đối phát triển. Tuy nhiên, Ấn Độ đồng thời phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tiêu cực như nghèo đói, tham nhũng, thiếu thốn về y tế, giáo dục, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…
3. Mỹ – 331 triệu dân
Xếp sau hai quốc gia Châu Á kể trên là Hoa Kỳ (Mỹ) với dân số hiện nay khoảng hơn 331 triệu người, chiến 4,24% dân số thế giới. Mỹ có tên đầy đủ là Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ, thuộc Châu Mỹ, bao gồm 50 tiểu bang. Mật độ dân số tại Mỹ hiện vào khoảng 36 người/ km vuông.
Mỹ là quốc gia đa chủng tộc, đa văn hóa cho đến quân sự… Mỹ luôn là một “siêu cường” của thế giới.a do phần lớn dân số là dân di cư từ nơi khác đến. Hiện tại Mỹ đã siết chặt chính sách thị thực để hạn chế việc nhập cảnh. Nhắc đến Mỹ phải kể đến sự lớn mạnh về tất cả khía cạnh, từ dân số, diện tích, kinh tế.
4. Indonesia – khoảng 274 triệu người
Cái tên tiếp theo là Indonesia, một đại diện của Đông Nam Á góp mặt vào top 11 nước đông dân nhất thế giới. Đất nước được mệnh danh là “xứ sở vạn đảo” hiện có khoảng 274 triệu người sinh sống, chiếm 3,51% dân số thế giới. Indonesia có hơn 300 sắc tộc, mỗi sắc tộc lại sở hữu những nét riêng. Mật độ dân số tại Indonesia vào khoảng 151 người/ km vuông.
Mặc dù dân số đông, tuy vậy tại Indonesia vẫn có rất nhiều vùng đất hoang vu, bị bỏ trống. Quốc gia này cũng có nguồn tài nguyên phong phú và dồi dào, nhưng tình hình kinh tế vẫn còn nghèo và cần được cải thiện.
5. Pakistan – khoảng 223 triệu dân
Vị trí thứ 5 thuộc về Pakistan với dân số khoảng 223 triệu dân, chiếm khoảng 2,85% dân số thế giới. Pakistan nằm ở Nam Á với tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Hồi giáo Pakistan. Trái ngược với số dân đông, diện tích của đất nước này tương đối khiêm tốn, chỉ hơn 790 nghìn km vuông, xếp 33 trên thế giới.
Pakistan là quốc gia có sự đa dạng về văn hóa, người dân nơi đây chủ yếu theo Đạo Hồi. Hiện tại, nền kinh tế của Pakistan vẫn gặp nhiều khó khăn, người dân phải chịu cảnh đói kém và mù chữ. Có lẽ bởi lý do này là Pakistan là một trong những nước có lượng di dân lớn nhất thế giới.
6. Brazil – 213 triệu dân
Xếp thứ 6 là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ, Brazil với khoảng 213 triệu người, chiếm 2,73% dân số thế giới. Brazil có tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Liên bang Brazil. Đây là một quốc gia đa chủng tộc với tỷ lệ người da đen và người da trắng gần như bằng nhau, cùng với đó là một số ít người da đỏ và da vàng. Ngôn ngữ phổ biến ở Brazil là tiếng Bồ Đào Nha, thay vì là tiếng Anh như các nước Châu Mỹ khác.
Nền kinh tế Brazil phát triển mạnh, đứng 12 thế giới với GDP vào khoảng 1445 nghìn tỷ USD (2020). Nguồn dầu mỏ và khí đốt dồi dào là một trong những điều kiện giúp Brazil đạt được sức phát triển như vậy. Bên cạnh nền kinh tế phát triển, Brazil còn sở hữu nguồn sinh học đa dạng nhất thế giới cùng với môi trường tự nhiên hoang dã.
7. Nigeria – khoảng 208 triệu người
Nigeria, một quốc gia thuộc khu vực Tây Phi với dân số khoảng 208 triệu người, chiếm 2,64% dân số thế giới. Tên gọi đầy đủ của đất nước này là Cộng hòa Liên bang Nigeria.
Tại Châu Phi, Nigeria là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực, dẫn đầu ngành công nghiệp dầu và đóng vai trò chủ chốt trong ngành dầu mỏ thế giới. Mặc dù vẫn còn là một nước nghèo tuy nhiên Nigeria đang có những bước phát triển tích cực, trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Châu Phi.
8. Bangladesh – 165 triệu người
Với số dân 165 triệu người, Bangladesh góp mình vào top 11 nước đông dân nhất thế giới. Dân số Bangladesh hiện có xu hướng gia tăng nhanh khiến chính phủ nước này phải tập trung cao độ để điều tiết, đồng thời nâng cao trình độ học vấn và bình đẳng giới.
Mặc dù có dân số đông, tuy nhiên diện tích của Bangladesh lại tương đối nhỏ. Vì vậy mà mật độ dân số tại đây thuộc hàng cao nhất thế giới với khoảng 1265 người/ km vuông. Người dân Bangladesh chủ yếu theo đạo Hồi.
9. Nga – 145 triệu người
Đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng là một siêu cường quốc, Nga. Với dân số 145 triệu người, người dân Nga chiếm 1,87% dân số thế giới. Đây cũng chính là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới với diện tích lãnh thổ kéo dài từ Châu Âu sang tới Châu Á. So với diện tích có được, con số 145 triệu người dường như là còn rất ít, chính bởi vậy mà mật độ dân số tại Nga rất thưa thớt, 9 người/ km vuông.
Nga là một quốc gia có sự phát triển mạnh về nhiều mặt, cạnh tranh trực tiếp với Mỹ. Nền kinh tế, nghệ thuật, công nghệ, thám hiểm vũ trụ… của Nga đạt được nhiều thành tựu đáng nể. Cùng với đó là sức mạnh về quân sự đối trọng với cả Mỹ và NATO. Sự hùng mạnh kể trên một phần nhờ vào nguồn tài nguyên dồi dào có ở Nga, đặc biệt là dầu mỏ.
10. Mexico – dân số 129 triệu người
Xếp thứ 10 trong danh sách là Mexico, một quốc gia thuộc khu vực Bắc Mỹ với dân số 129 triệu người. Tên gọi đầy đủ của Mexico là Hợp chủng quốc Mexico với sự đa dạng về văn hóa và sắc tộc. Mexico mang nhiều nét văn hóa của Tây Ban Nha, dân số ở đây chủ yếu nói tiếng Tây Ban Nha với tôn giáo chính là công giáo Roma.
Nền kinh tế Mexico tương đối phát triển theo định hướng xuất khẩu với các ngành hàng như dầu mỏ, hàng chế tạo, điện tử…. Ngoài ra, Mexico là quốc gia sở hữu nhiều di sản văn hóa thế giới nhất với 34 di sản được UNESCO công nhận. Một số di sản có thể kể đến như cánh đồng Agave, thị trấn cổ Guanajuato, trung tâm lịch sử Morelia…
11. Nhật Bản lọt top 11 nước đông dân nhất thế giới
Khép lại danh sách top 11 nước đông dân nhất thế giới là Nhật Bản với 125 triệu người. Đây là một quốc gia với nền văn hóa độc đáo, tương đối quen thuộc với người Việt. Nhắc đến Nhật Bản sẽ nghĩ ngay đến yếu tố như hoa anh đào, trang phục Kimono, Samurai,…
Nhật Bản cũng là quốc gia có sự phát triển kinh tế đáng ngưỡng mộ mặc dù nơi đây thường xuyên phải gánh chịu thiên tai. Người dân Nhật Bản cũng là tấm gương về sự kỷ luật, lịch sự, thái độ làm việc hết mình…
2. Việt Nam có dân số bao nhiêu? xếp thứ mấy thế giới?
Việt Nam hiện có hơn 98 triệu dân và xếp 15 trên thế giới với mật độ dân số tương đối đông, khoảng 290 người/ km vuông. Chúng ta là một nước giàu bản sắc văn hóa với 54 dân tộc anh em, trong đó người Kinh chiếm đa số.
Người Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như truyền thống chống giặc ngoại xâm, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, hiếu học… Mặc dù bước ra khỏi chiến tranh không lâu nhưng Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế – xã hội, dần trở thành những quốc gia đi đầu Đông Nam Á, là đối tác chiến lược của nhiều nước trên thế giới.
>> Xem thêm: Top 11 thành phố đông dân nhất thế giới hiện nay
Trên đây là danh sách top 11 nước đông dân nhất thế giới. Dân số đông sẽ mang lại lợi thế về nguồn lao động để phát triển kinh tế, song đây cũng là thách thức đối với chính phủ các nước trong việc phân bổ dân cư và các chính sách xã hội khác.