10 cách để bạn ngưng nghi ngờ bản thân, tăng cường sự tự tin

CẬP NHẬT 16/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Đôi khi nghi ngờ bản thân là cảm giác hoàn toàn bình thường mà mỗi người đều trải qua. Tuy nhiên, nếu bạn có cảm giác nghi ngờ bản thân suốt trong thời gian dài và liên tục, nó có thể trở thành một trở ngại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. Nghiêm trọng hơn là nó gây cản trở sự phát triển cá nhân, sự nghiệp và tác động đến tâm lý, tinh thần của bạn.

Vậy làm thế nào để ngưng nghi ngờ bản thân? Hãy theo dõi bài viết này của Vua Nệm để tìm ra cách giúp mình ngừng nghi ngờ về bản thân và tăng cường sự tự tin hơn nhé.

Làm thế nào để ngưng nghi ngờ bản thân
Làm thế nào để ngưng nghi ngờ bản thân? Xem bài viết để có câu trả lời

1. Nghi ngờ bản thân là gì?

Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy nghi ngờ bản thân, không tự tin về những gì mình đang làm, về hành động và quyết định của mình. Điều này là hoàn toàn bình thường và là sự lo lắng tự nhiên của con người. Vậy nghi ngờ bản thân là gì? Nguyên nhân nào khiến chúng ta nghi ngờ chính mình?

Nghi ngờ bản thân là cảm giác không chắc chắn về một hoặc nhiều khía cạnh của bản thân. Nói một cách dễ hiểu thì nghi ngờ bản thân là sự thiếu tự tin về bản thân và khả năng của chính mình. Một người thường nghi ngờ về bản thân sẽ hay phê bình chính mình. Họ lo lắng về những điều mình làm và đặt ra câu hỏi liệu có tốt chưa, có đúng không…

ngưng nghi ngờ bản thân là gì
Người hay nghi ngờ bản thân thường lo lắng, băn khoăn về quyết định, hành động của mình

Tự phê bình ở mức phù hợp sẽ là một nguồn động lực tốt. Bạn có thể sử dụng nó để tạo động lực, truyền cảm hứng cho mình làm việc chăm chỉ hơn và trau dồi kỹ năng để ngày càng phát triển. Bằng sự tự phê bình, bạn sẽ hoàn thiện mình hơn, góp phần tăng sự tự tin. Nhưng tự phê bình thái quá khiến bạn không tự tin vào kỹ năng, quyết định của mình, có thể hạn chế và cản trở bản thân phát huy hết tiềm năng vốn có.

Có thể nói, nghi ngờ bản thân là một lối tư duy ngăn cản thành công và giảm sự tự tin trong con người bạn. Khiêm tốn, tự phê bình là một tính cách tốt cần có, nhưng nếu quá tự ti thì nó sẽ không mang lại lợi ích mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực.

2. Nguyên nhân khiến nhiều người nghi ngờ bản thân

Để tìm được cách ngưng nghi ngờ bản thân thì điều trước tiên hiểu nguyên nhân gây ra nó. Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến chúng ta không tin tưởng chính mình:

  • Trải qua sự thất bại trong quá khứ: Những gì không tốt đẹp đã từng xảy ra trong quá khứ có thể khiến chúng ta bị ám ảnh trong suốt quãng đời còn lại. Nếu từng trải qua sự thất bại, sai lầm về một hành động, quyết định nào đó, nó có thể khiến chúng ta không thể ngưng nghi ngờ bản thân.
Nguyên nhân khiến nhiều người nghi ngờ bản thân
Từng trải qua thất bại trong quá khứ khiến bạn thường nghi ngờ bản thân
  • Sợ thất bại: Nỗi sợ thất bại và sợ làm người khác thất vọng, sợ không thể lặp lại những thành công trong quá khứ có thể khiến chúng ta không còn nhiều tự tin vào bản thân. Chúng ta có thể nghĩ rằng, thành công nào đó đã gặt hái được chỉ là sự may mắn, mà không phải vì tài năng vốn có.
  • Sợ trở nên lười biếng và thụt lùi: Chăm chỉ và tích cực trong công việc là một động lực để thúc đẩy mình làm việc tốt hơn. Nhưng liên tục chỉ trích bản thân và làm việc quá sức vì sợ trở nên lười biếng hoặc lo lắng bị bỏ lại phía sau có thể khiến bạn hủy hoại bản thân và gây ra cảm giác nghi ngờ chính chính. 
  • Tổn thương từ thời thơ ấu: Rối loạn lo âu, chấn thương tâm lý thời thơ ấu, những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ (chẳng hạn như liên tục bị chỉ trích, bắt nạt và bị mắng mỏ hoặc sỉ nhục) có thể khiến một người nghi ngờ bản thân. Khi bạn lớn lên, những lời lăng mạ tiêu cực từ người khác sẽ trở thành một phần trong tâm trí và ám ảnh bạn. Bạn tin rằng mình không đủ tốt và luôn nghi ngờ chính mình.
nghi ngờ bản thân
Những tổn thương từ thời thơ ấu có thể ám ảnh bạn khi lớn lên

Nếu không ngưng nghi ngờ bản thân, nó có thể tác động đến bạn theo nhiều cách, chẳng hạn như dẫn đến hạ thấp lòng tự trọng thấp, thiếu động lực, cảm giác bất an, trở nên thụ động và không đề cao giá trị bản thân…

3. Những cách để ngưng nghi ngờ bản thân

Nếu đang gặp tình trạng luôn cảm thấy mình không đủ tốt, không xứng với những lời khen ngợi… thì bạn đang nghi ngờ bản thân. Lúc này hãy thực hiện những cách dưới đây để ngưng nghi ngờ bản thân mình, tăng cường sự tự tin cho chính mình.

3.1. Hãy đối xử tốt hơn với bản thân

Tự nghi ngờ sẽ khiến kìm hãm bản thân phát triển. Bạn sợ phạm phải sai lầm, nhưng nên nhớ rằng sai lầm là yếu tố giúp trưởng thành và cải thiện khả năng của chính mình tốt hơn. Chúng ta có thể ngưng nghi ngờ bản thân và nỗi sợ thất bại bằng cách đối xử tốt với bản thân, bao dung hơn với chính mình.

Bạn hãy thử nhìn vào trong gương và tự nói với rằng, mình đã rất cố gắng rồi. Cho dù mắc sai lầm hay thất bại, chỉ cần nỗ lực làm lại và sửa sai, rồi thành công sẽ đến. Bằng cách này, bạn sẽ thấy mình tự tin hơn, có động lực hơn vào tương lai.

3.2. Luôn nhớ lại những thành tựu trong quá khứ của mình 

Hãy nhớ lại những thành tích mà bạn đã đạt được trong quá khứ mỗi khi nghi ngờ bản thân. Nó giúp nhắc nhở rằng, chính bạn cũng đã có những thời điểm đi đúng hướng và đạt được nhiều kết quả đáng ngưỡng mộ. Điều này sẽ giúp bạn tự tin rằng mình cũng có thể làm tốt trong thời điểm hiện tại.

Mặt khác, bạn cũng không nên tập trung quá nhiều vào quá khứ, nhất là những thất bại đã từng mắc phải. Vì bây giờ sẽ là một cơ hội mới để bạn làm tốt hơn.

3.3. Cố gắng không so sánh mình với người khác

Sự nghi ngờ bản thân cũng có thể nảy sinh khi so sánh bản thân với một người khác. Cuộc sống của mỗi người là khác nhau, bạn cũng là một cá thể đặc biệt và độc nhất.

Người khác xuất sắc không có nghĩa là bạn không có điểm mạnh. Thay vì so sánh bản thân với người khác, hãy tập trung vào bản thân, vào con đường và sự lựa chọn của mình để luôn hạnh phúc và đạt được ước mơ đã đặt ra.

cách để ngưng nghi ngờ bản thân
Không so sánh bản thân với người khác sẽ giúp ngừng nghi ngờ bản thân

3.4. Chú ý đến suy nghĩ của mình

Đôi khi chúng ta rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực nhưng bản thân lại không hề nhận ra, bởi vì đã quen với sự tự nghi ngờ. Thậm chí nghĩ rằng mình không xứng đáng với vị trí hiện tại, không thể làm được công việc nào tốt.

Nếu những suy nghĩ này vẫn tiếp diễn, hãy dành một chút thời gian và tự hỏi bản thân xem liệu nó có đúng không. Từ đó đưa ra những suy nghĩ tích cực hơn, giúp bạn thêm tự tin vào khả năng của mình.

3.5. Dành thời gian trò chuyện với những người thân thiết

Bạn bè và người thân trong gia đình sẽ là những người tin tưởng và nhìn thấy khả năng, năng lực, ưu thế của bạn. Khi cảm thấy nghi ngờ bản thân, hãy dành thời gian trò chuyện với họ.

Những người thân thiết có thể nhắc nhở rằng, bạn có tài năng nhất định và có những thế mạnh nào để phát huy. Bằng sự công nhận của người khác, bạn sẽ dần trở nên tự tin hơn.

3.6. Tự khẳng định và xác định giá trị bản thân

Hãy thử để đánh giá giá trị của bản thân, xem những gì là quan trọng nhất với bạn. Ví dụ, bạn là một người luôn tử tế với người khác, là một người bạn tốt của ai đó, hoặc bạn đã đóng góp được những gì cho gia đình mình.

Khi chúng ta nhận ra những giá trị này và mục đích trong cuộc sống, bạn sẽ không còn sợ bị người khác chỉ trích. Bạn sẽ có thêm động lực để tạo ra những điều hữu ích và không còn phủ nhận bản thân nữa.

3.7. Viết nhật ký hằng ngày

Hãy ghi lại những gì bạn tự hào về bản thân, những điều bạn đã làm được trong một ngày. Trong nhật ký, bạn có thể đề cập đến mọi thứ, từ việc được thăng chức trong công việc hay việc bạn đã giúp đỡ được một ai đó, hoặc đơn giản là bạn đã học thêm được một số từ tiếng Anh mới.

Ghi lại những điều mà bạn đã làm tốt sẽ giúp khuyến khích bản thân tin vào khả năng của mình, thấy được những ưu điểm của mình để tự tin và ngưng nghi ngờ bản thân.

cách giúp ngưng nghi ngờ bản thân
Viết nhật ký hằng ngày về những điều mình đã làm được giúp bạn tự tin hơn

3.8. Luôn nhớ rằng mình là một người tự phê bình mạnh mẽ nhất

Không ai đặt ra cho chúng ta tiêu chuẩn cao ngoài chính bản thân mình. Bạn sẽ không coi thường mẹ vì bà ấy là một người nông dân. Cũng sẽ không coi thường em gái mình vì không đạt điểm cao nhất trong kỳ thi. Nhưng chúng ta thường nghi ngờ và tự trách khi không đạt được điểm cao như kỳ vọng. Bởi vì chúng ta sẽ luôn là nhà phê bình gay gắt nhất của chính mình.

Vì vậy, đừng lo lắng về việc người khác đang nghĩ gì về bạn. Họ sẽ không đánh giá và cũng không quan tâm đến sai lầm của bất kỳ ai. Chỉ có bạn mới là người khắt khe nhất với chính mình. Vì vậy, hãy nhẹ nhàng hơn, tốt với bản thân hơn, như khi bạn đối xử với mẹ, với em gái hay với những người khác. Bằng cách này bạn sẽ ngưng nghi ngờ bản thân và giúp tăng sự tự tin hơn.

Cảm giác nghi ngờ bản thân khi đưa ra một quyết định hoặc hành động nào đó là điều bình thường mà ai cũng sẽ trải qua. Nhưng khi nghi ngờ bản thân lên đến một mức độ cao, kéo dài và thường xuyên sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực. Bạn có thể mất đi cơ hội phát triển, mất đi giá trị bản thân và trở nên hèn nhát, thiếu tự tin.

Hãy áp dụng những cách mà Vua Nệm chia sẻ ở trên để ngưng nghi ngờ bản thân. Nó sẽ giúp bạn thêm tin tưởng vào chính mình, mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống của mình.

XEM THÊM:

Đánh giá post
Không có bài viết liên quan.