Sức khỏe giấc ngủ

Ngủ nhiều là bệnh gì? Tác hại của ngủ nhiều đến sức khỏe và cách khắc phục

CẬP NHẬT 25/08/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Ngủ nhiều, hay buồn ngủ là hiện tượng mà nhiều người thường gặp phải. Họ dành đến 10-12 tiếng cho giấc ngủ, vượt quá số thời gian chuẩn cho một giấc ngủ đủ. Ngủ nhiều là bệnh gì? Ngủ nhiều có hại cho sức khỏe hay không và cách khắc phục nó thế nào? Cùng theo dõi qua những thông tin trong bài viết dưới đây. 

1. Ngủ nhiều là thế nào? 

Ngủ nhiều là trình trạng ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc ban đêm. Thông thường, những người gặp tình trạng này thường hay gặp khó khăn trong việc tỉnh táo vào ban ngày để làm việc hay hoạt động. 

 Ngủ nhiều là trình trạng ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc ban đêm

Ngủ nhiều là trình trạng ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc ban đêm

Vậy ngủ đủ là thế nào? Dựa vào các yếu tố sinh lý, nhu cầu hay độ tuổi mà giấc ngủ đủ với mỗi người là khác nhau. Ngoài ra, khi mang thai hay ở tình trạng lão hóa thì chất lượng giấc ngủ cũng như thời gian ngủ cũng thay đổi. 

Dựa vào những nghiên cứu, nhu cầu giấc ngủ của con người ở các độ tuổi thường là: 

  • Với trẻ sơ sinh khoảng 14-17 giờ/ngày, chia làm nhiều giấc ngủ ngắn
  • Với thanh thiếu niên thì thời gian ngủ thường là 8-10 giờ/ngày
  • Với người trưởng thành là 7-9 giờ/ngày
  • Và với người cao tuổi thì thời gian ngủ thường ngắn hơn khoảng 6-8 giờ/ngày. 

Những người ngủ nhiều thường dành đến 10-12 giờ/ngày để ngủ. Nhiều người khác thì thời gian ngủ còn lên đến 15 tiếng/ngày. Điều ngày vượt quá thời gian ngủ đủ của mỗi người. 

1.1. Triệu chứng của ngủ nhiều

Những người ngủ nhiều thường phải vật lộn để tỉnh táo cho công việc vào ban ngày và họ cảm thấy rất buồn ngủ và khó khăn trong việc thức dậy vào mỗi buổi sáng. Người gặp tình trạng ngủ nhiều thường hay có những biểu hiện điển hình dưới đây: 

  • Thường mắc các chứng rối loạn tâm lý, hay lo âu thậm chí dẫn đến trầm cảm
  • Thiếu năng lượng, trông mệt mỏi
  • Hay cảm thấy bồn chồn hoặc hay bị kích động
  • Suy nghĩ chậm
  • Gặp vấn đề trong việc ghi nhớ

 Những người ngủ nhiều thường phải vật lộn để tỉnh táo cho công việc vào ban ngày

Những người ngủ nhiều thường phải vật lộn để tỉnh táo cho công việc vào ban ngày 

Trên đây chỉ là một số triệu chứng thường gặp ở những người ở độ tuổi đang phát triển hoặc tuổi trưởng thành. Có hai loại ngủ nhiều phổ biến đó là ngủ nhiều thứ phát và ngủ nhiều nguyên phát. Ngủ nhiều nguyên phát xảy ra với những người không bị bệnh gì và triệu chứng thường thấy là do mệt mỏi quá độ. Còn với ngủ nhiều thứ phát thường xảy ra ở những người có bệnh lý nền, có thể là các bệnh như suy thận, parkinson hay mắc phải hội chứng mệt mỏi mãn tính. 

Ngoài ra, có một số cách để phân biệt được hai loại ngủ nhiều trên mà bạn có thể tham khảo dưới đây: 

  • Ngủ nhiều thông thường không bị nhức mỏi cơ bắp như ngủ nhiều thứ phát (hay còn gọi là ngủ rũ) 
  • Người mắc chứng ngủ rũ thường hay mơ nhiều và ngủ không ngon, hay bị thức giấc giữa đêm
  • Với người ngủ rũ thường dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn 

1.2. Ngủ nhiều là bệnh gì? 

“Ngủ nhiều là bệnh gì?” là câu hỏi mà những người mắc phải triệu chứng này hay thắc mắc và cảm thấy lo lắng. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ và cần được điều trị kịp thời với các phương pháp hiệu quả, phù hợp với từng người. Do tính chất công việc, mệt mỏi, suy nhược vào ban ngày hoặc do bệnh lý nền là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngủ nhiều. 

 Ngủ nhiều là bệnh gì?

Ngủ nhiều là bệnh gì?

Với một số trường hợp, thời gian dành cho giấc ngủ tăng cao không hẳn là triệu chứng của các loại bệnh lý hay vấn đề về sức khỏe khác. Vậy nên, để xác định rõ được nguyên nhân cũng như cách điều trị thì bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tiến hành kiểm tra và tư vấn một cách khoa học nhất. 

2. Tác hại của ngủ nhiều

2.1. Ngủ nhiều khiến tăng cân

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ngủ nhiều hơn 10 tiếng một ngày thường có xu hướng dễ tăng cân và bị béo phì hơn 21% so với những người ngủ đủ giấc. Thời gian ngủ quá dài khiến bạn cảm thấy thèm ăn hơn khi ngủ dậy. Kể cả khi bạn thực hiện các chế độ luyện tập phù hợp, nhưng nếu tình trạng ngủ nhiều vẫn diễn ra trong một thời gian dài thì cân nặng của bạn cũng sẽ dần tăng lên theo thời gian. 

 Những người ngủ nhiều hơn 10 tiếng một ngày thường có xu hướng dễ tăng cân

Những người ngủ nhiều hơn 10 tiếng một ngày thường có xu hướng dễ tăng cân 

Ngủ nhiều khiến các chất béo tích tụ trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài. Đồng thời, khi tăng cân quá mức cũng sẽ gây nên một số bệnh nguy hiểm với sức khỏe. 

2.2. Đau đầu khi thức dậy

Nhiều người thường gặp tình trạng ngủ nhiều khi thức dậy bị đau đầu, cơ thể mệt mỏi, ủ rũ. Đây còn được gọi là hiện tượng “đau đầu cuối tuần” vì nó xảy ra bởi sự gián đoạn về mức độ dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, nếu ngủ quá nhiều vào buổi trưa cũng sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm và dẫn đến tình trạng đau đầu vào mỗi sáng thức dậy. 

Lời khuyên cho những giấc ngủ trưa của bạn là bạn chỉ cần chợp mắt từ 20-30 phút là có thể lấy lại ngay được tinh thần tỉnh táo cho buổi chiều làm việc. 

2.3. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. tiểu đường

Những người ngủ quá 10 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lên tới 28%. Đồng thời, nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch tăng tới 34%. Ngoài ra, ngủ nhiều cũng làm kích thích và tăng lượng đường trong máu của bạn, dẫn đến bệnh tiểu đường nguy hiểm. 

 Những người ngủ quá 10 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Những người ngủ quá 10 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

2.4. Trầm cảm

Có khoảng 15% người ngủ nhiều thường mắc bệnh trầm cảm, mặc dù tỷ lệ này thấp nhưng nó vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. 

Rối loạn giấc ngủ khi ngủ quá nhiều cộng thêm các triệu chứng của bệnh trầm cảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh và người bệnh sẽ mất nhiều thời gian hơn để khỏi bệnh.

2.5. Tăng nguy cơ tử vong

Hiện nay đã có rất nhiều lời khuyên không nên duy trì thói quen ngủ nhiều và cần tìm ra các phương pháp cải thiện cũng như điều trị hợp lý để thay đổi thói quen xấu này. Do nguy cơ tử vong của những người ngủ nhiều cao hơn hẳn so với những người ngủ đủ giấc. Ngủ nhiều và nguy cơ tử vong sớm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nguyên nhân tử vong cao thường là do ngủ nhiều dễ khiến cơ thể bị viêm đau cơ thể, hay các bệnh về tiểu đường, béo phì. 

3. Chuẩn đoán tình trạng ngủ nhiều

Ngủ nhiều thường do nhiều nguyên nhân và có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Để chuẩn đoán đúng được bệnh, bạn cần tìm đến các bác sĩ có chuyên môn để tìm ra được nguyên nhân chính xác. 

 Ngủ nhiều thường do nhiều nguyên nhân và có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Ngủ nhiều thường do nhiều nguyên nhân và có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. 

Hiện nay, có nhiều phương pháp để kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Các phương pháp điển hình như: 

  • Đánh giá mức độ buồn ngủ, thời gian ngủ: Phương pháp này sử dụng thang đo cơn buồn ngủ Epworth. Người bệnh sẽ được thực hiện các thử nghiệm đánh giá mức độ buồn ngủ và thời gian ngủ của mình. Từ đó, bác sĩ sẽ dễ dàng xác định được mức độ của bệnh và những ảnh hưởng của bệnh đến sinh hoạt hàng ngày. 
  • Dùng nhật ký giấc ngủ: Người bệnh được yêu cầu ghi chép lại thời gian ngủ, thức, tần suất ngủ, thói quen ngủ vào ban ngày và ban đêm cũng như thể trạng của bản thân khi ngủ dậy vào một quyển sổ. Các bác sĩ sẽ dựa trên những ghi chép này và xác định được tình trạng của bệnh. 
  • Thực hiện nghiên cứu giấc ngủ: Với phương pháp này, người bệnh sẽ được ngủ qua đêm tại phòng bệnh hay phòng thí nghiệm với màn hình quan sát cận cùng các máy móc để theo dõi nhịp tim, hoạt động của não bộ,…

4. Cách khắc phục tình trạng ngủ nhiều

Một số cách khắc phục tình trạng ngủ nhiều được các bác sĩ khuyên dùng nhất hiện nay như: 

  • Cố định thời gian ngủ, thức trong ngày: Việc thiết lập thời gian ngủ và thức trong ngày, kể cả ngày nghỉ sẽ giúp cơ thể dần lấy lại được nhịp sinh học tự nhiên. Điều này có nghĩa là bạn hãy cố gắng đi ngủ vào 1 giờ cố định và thức dậy vào khung giờ cố định trong một thời gian dài. Để thực hiện phương pháp này, bạn có thể đặt đồng hồ báo thức, nhờ người thân giúp và đặc biệt tránh các thực phẩm, đồ uống chứa cồn, caffein trước khi ngủ để tránh tình trạng mất ngủ. 
  • Thực hiện vận động, tập thể dục thể thao: Việc tăng cường vận động, tập thể dục thể thao vừa giúp cơ thể dẻo dai, sức khỏe tốt đồng thời giúp cải thiện hệ miễn dịch giúp ngủ ngon hơn. 

 Thực hiện vận động, tập thể dục thể thao

Thực hiện vận động, tập thể dục thể thao

  • Loại bỏ những thói quen xấu: Nhiều người gặp phải tình trạng ngủ nhiều do thói quen sử dụng các chất kích thích, rượu bia và tác dụng phụ của thuốc điều trị dẫn đến việc hay bị mất ngủ và sẽ ngủ nhiều hơn vào ngày hôm sau. Để khắc phục được tình trạng đó, bạn nên loại bỏ các thói quen và thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đồng thời sử dụng thuốc phù hợp hơn. 
  • Thay đổi không gian ngủ: Không gian ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Không gian quá nóng bức hay chật hẹp, thiếu ánh sáng sẽ khiến bạn bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ và ngủ nhiều. Thay đổi không gian ngủ cho phù hợp với sở thích giúp đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu và giúp ngủ ngon hơn. Bạn nên giữ cho phòng ngủ yên tĩnh, nhiều ánh sáng và rộng rãi nhất có thể.

 Thay đổi không gian ngủ

Thay đổi không gian ngủ

5. Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc của nhiều người rằng “liệu ngủ nhiều là bệnh gì?”. Với tình trạng ngủ nhiều, bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng những biện pháp tại nhà, hoặc đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quả hơn. 

Nguồn tham khảo:  https://vhea.org.vn/ngu-nhieu-17757.html

Nếu bạn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm Nệm & Chăn Ga Gối chính hãng, vui lòng đừng ngần ngại liên hệ: Hotline mua hàng: 1800 2092 (Miễn phí cước).

Hoặc trực tiếp đến một trong các cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng Vua Nệm trên toàn quốc: https://vuanem.com/stores để được trải nghiệm thực tế trước quyết định mua hàng.

Yên tâm lựa chọn những sản phẩm mình yêu thích mà không cần lo lắng về giá với chính sách hỗ trợ trả góp lãi suất 0%. Tham khảo tại đây: https://vuanem.com/tra-gop-online 

Để dễ dàng cho việc ra quyết định mua hàng, các bạn có thể xem thêm các feedback của khách hàng khi mua hàng tại Vua Nệm trong link bài viết này nhé!

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team