Tình yêu - Gia đình

9 phương pháp luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học

CẬP NHẬT 01/08/2022 | BỞI Tiến Kiều

Những năm tháng đầu tiên bước chân vào cánh cổng trường tiểu học, chắc hẳn cha mẹ sẽ có nhiều lo toan dành cho đứa con bé nhỏ của mình. Không chỉ lo lắng rằng con có hoà nhập với lớp, có ngoan ngoãn tập trung ngồi học hay không mà việc rèn luyện nét chữ cho con cũng là “bài toán khó” của cha mẹ.

Hôm nay, Vua Nệm sẽ mách cho các bậc phụ huynh phương pháp luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học đầy đủ và chi tiết nhất.

1. Lựa chọn thời điểm bắt đầu luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học

Ngày nay, cha mẹ thường có xu hướng lo lắng con cái không theo kịp bạn bè khi đến lớp học. Do đó, họ thường muốn cho con mình học trước chương trình. Một số phụ huynh đã làm theo tư duy đó và để con em của mình học chữ, viết chữ từ khi mới chỉ 4,5 tuổi, thậm chí những bé mới 3 tuổi đã phải cầm bút.

Ở những giai đoạn này, tay của trẻ còn rất yếu, dễ mỏi tay và điều này làm nét chữ không đẹp như kỳ vọng của cha mẹ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bé sợ viết và càng viết càng lười. Vì vậy, thay vì luyện chữ cho con thời điểm này, cha mẹ nên dạy con đọc chữ, học tiếng Anh hay cùng con khám phá những điều bổ ích.

cách luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học
Thời điểm bắt đầu luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học

Thời điểm thích hợp nhất để con luyện và nắn nót những nét chữ đầu tiên là khi con bước chân vào lớp 1. Khi đó, con sẽ được cô giáo chỉ bảo, kèm cặp và kết hợp với sự hướng dẫn của bố mẹ lúc ở nhà. Nếu con được học theo một lộ trình bài bản, con sẽ nhanh chóng biết viết và luyện được nét chữ đẹp.

2. Những đồ dùng cần thiết để con tập viết

Bên cạnh việc có phương pháp luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học đúng đắn, việc chọn đồ dùng tập viết cho con cũng rất quan trọng. Những bộ đồ dùng phù hợp sẽ giúp con dễ tiếp xúc và thuận tiện hơn trong quá trình tập viết. 

  • Bút chì: Khi mới tập viết, con chỉ nên viết bằng bút chì. Loại bút chì được khuyên dùng vào lúc này là bút chì 2B, HB bởi chúng mềm, bé dễ cầm.
  • Tập/vở: Sử dụng vở 4 ô ly có kẻ ngang và kẻ dọc để giúp bé điều chỉnh độ cao, độ rộng của chữ. Đồng thời, giúp cha mẹ dễ dàng kiểm tra và chấn chỉnh con trong quá trình viết. Bên cạnh đó, mẹ nên lưu ý lựa chọn tập/vở có giấy dày, trắng để khi bé tẩy giấy không bị rách và ảnh hưởng đến chất lượng chữ của bé.
  • Tẩy: Những cục tẩy có nhiệm vụ giúp bé sửa chữa sai sót trong quá trình luyện viết. Mẹ nên lựa chọn loại tẩy tốt để tẩy sạch, không làm hại cho giấy và con cũng không cần tốn nhiều sức khi tẩy.

3. Luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học với tư thế ngồi viết chuẩn

Một tư thế ngồi chuẩn giúp con hình thành thói quen học tập trung, vóc dáng chuẩn và không làm ảnh hưởng đến xương khớp hay thị giác. Cùng với đó, phụ huynh nên lựa chọn cho bé một tư thế ngồi thoải mái, không bị gò bó, hướng dẫn con đặt tay đúng cách. Đồng thời cũng cần phải chú ý đến khoảng cách từ tập/vở đến mắt của con.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tư thế ngồi chuẩn, bàn học cho bé cũng đóng vai trò quyết định. Chiều cao của bàn, ghế cần phù hợp với chiều cao của bé. Nếu bàn quá cao, bé thường phải cúi gằm mặt xuống bàn. Ngược lại bàn quá thấp sẽ khiến bé dễ mỏi cổ, đau lưng. 

luyện viết chữ đẹp
Luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học với tư thế ngồi viết chuẩn

Tư thế ngồi chuẩn nhất hiện nay là ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi và mắt cách vở khoảng 25-30cm. Cánh tay trái được đặt trên bàn ở bên lề trái của vở, bàn tay tì vào mép vở để cố định, không cho vở xê dịch trong quá trình viết.

Đồng thời, vị trí của cánh tay phải là trên mặt bàn, đặt thoải mái để khi viết cả bàn tay và cánh tay phải đều có thể linh hoạt dịch chuyển một cách dễ dàng.

4. Luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học từ cách cầm bút

Điều kiện tiếp theo để bé viết được những nét chữ đẹp là cách cầm bút phải chuẩn. Bởi nếu cách cầm bút sai sẽ làm cho bé nhanh mỏi, bàn tay bị căng cứng, cơ gân uể oải. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp mẹ điều chỉnh cách cầm bút cho con đúng nhất:

  • Cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Luôn để bé cầm bút ở tay phải, tuyệt đối không để bé sử dụng bút bằng tay trái.
  • Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, cách đầu bút khoảng 2.5cm, ngón cái giữ bên trái thân bút, đầu ngón giữa có nhiệm vụ làm điểm tựa ở bên phải thân bút.
  • Ba ngon tay giữ chặt bút để khi viết có thể điều khiển ngòi bút theo ý mình. Cầm bút theo chiều ngồi, góc độ bút và giấy khoảng 25 độ, tuyệt đối không dựng đứng bút.
  • Kết hợp sự linh hoạt của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay

5. Học chắc kiến thức cơ bản

Trước khi bắt tay vào luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học, cha mẹ hay giáo viên cần cho con nắm được các kiến thức cơ bản trước. Các khái niệm về dòng kẻ, ô ly, cách đặt ngòi bút ở đâu, khi nào dừng bút, cách đếm nét của chữ cái, tên gọi các nét, cách nối nét, vị trí của dấu phụ, dấu thanh… để giúp bé hình thành nên những tư duy nền tảng. Đồng thời, những điều cơ bản cốt lõi này giống như những kỹ thuật giúp quá trình học viết của bé đơn giản hoá đi rất nhiều.

6. Rèn viết chữ theo nhóm chữ

Để bé dễ dàng, tiếp cận và thực hành một cách nhanh nhất, cả cô và mẹ cần phân loại chữ viết thành các nhóm chữ có cấu tạo gần giống nhau. Việc này sẽ giúp quá trình luyện từng nhóm chữ của con nhanh hơn, hiệu quả hơn. Thông thường, các nhóm chữ được chia theo công thức sau: 

luyện viết chữ đẹp tại nhà
Luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học theo nhóm chữ

Nhóm 1: Gồm các chữ là m, n, i, u, ư, v, r, t

  • Lỗi thường gặp ở nhóm chữ này: viết sai các nét nối giữa những nét khác, nét móc bị đổ, khi hất nét lên thường bị nghiêng.
  • Cách khắc phục: rèn luyện kỹ cho con các nét móc: móc ngược, móc xuôi, móc ở hai đầu.

Nhóm 2: Gồm các chữ: l, b, h, k, y

  • Lỗi thường gặp ở nhóm chữ này: nét chữ không ngay ngắn, những điểm giao giữa các nét thường lệch.
  • Cách khắc phục: Xác định điểm giao nhau bằng 1 dấu chấm nhỏ. Hướng dẫn con đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm sau đó mới đưa bút lên tiếp. Đồng thời, hướng dẫn con viết các nét sổ thật đúng, thẳng.

Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ô, ơ, ă, â

  • Lỗi thường gặp ở nhóm chữ này: chữ “o” thường bị quá rộng hoặc quá hẹp ở chiều ngang, hoặc là viết chữ “o” quá tròn.
  • Cách khắc phục: Cho con viết đúng chữ “o” để làm cơ sở luyện các nét chữ khác trong nhóm.

7. Luyện viết chữ đẹp cùng con

Để con luyện được chữ đẹp, mẹ hãy cùng đồng hành với con. Bên cạnh đó, cùng luyện tập với con sẽ giúp mẹ hiểu hơn và dễ dàng định hướng cho con tốt hơn về các nét chữ. Không những vậy, việc có mẹ cùng đi sẽ giúp bé cảm nhận được sự che chở, giúp quá trình họ của con sôi động hơn, cho con tự tin hơn và con sẽ cố gắng hơn.

8. Luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học mỗi ngày

Trong những tập vở của con, chúng ta thường bắt gặp câu “nét chữ nết người”. Cũng giống như tính nết, nét chữ nếu không được rèn luyện thì sẽ chẳng thể vào khuôn khổ và trở nên đẹp được. Trong thời gian đầu con rèn luyện chữ, mẹ nên cố định khung thời gian cho con. Việc này giúp con hình thành thói quen và sẽ tự giác khi mẹ không nhắc nhở.

bài luyện viết chữ đẹp
Rèn luyện mỗi ngày là điều cực kỳ quan trọng

9. Không tạo áp lực cho bé

Não bộ của bé còn non nớt và chưa phát triển toàn diện. Vì vậy, mẹ không nên ép con học tập quá nhiều trong thời gian dài. Thay vào đó hãy để con được giải trí, giải lao giữa giờ thường xuyên. 

Trên đây là phương pháp luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học chắc chắn bậc làm cha, làm mẹ nào cũng cần. Hãy lưu lại những thông tin bổ ích mà Vua Nệm chia sẻ để ngày con vào lớp 1, cha mẹ có thể vơi đi gánh nặng phần nào nhé.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều