Bật mí các kinh nghiệm mở quán ăn vặt vốn ít, thành công lớn

CẬP NHẬT 10/09/2022 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Bạn đang muốn mở một quán bán đồ ăn vặt nhưng lại chưa biết làm sao, nên bắt đầu từ đâu? Bạn không có bất kỳ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực này? Vậy thì hãy tham khảo bài viết của chúng tôi. Ngay trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đầy đủ những kinh nghiệm mở quán ăn vặt hiệu quả, vừa ít vốn đầu tư lại có thể nâng cao tỷ lệ kinh doanh thành công!

kinh nghiệm mở quán bán đồ ăn vặt
Chia sẻ kinh nghiệm mở quán bán đồ ăn vặt

1. Các kinh nghiệm mở quán ăn vặt hiệu quả

1.1. Lên kế hoạch kinh doanh rõ ràng

Dù là kinh nghiệm mở quán ăn vặt hay nhà hàng, khách sạn,… bạn cũng cần phải có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Trong kế hoạch này phải xác định rõ:

  • Nguồn vốn là bao nhiêu, sử dụng để chi tiêu cho những mục nào, mỗi mục dành ra bao nhiêu kinh phí trong ngân sách
  • Trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng quản lý nhân viên để đảm bảo sử dụng nhân viên hiệu quả, phục vụ khách hàng chu đáo, tránh tình trạng thất thoát
thực đơn của khách hàng
Kinh nghiệm mở quán ăn vặt cần gì?
  • Quản lý yêu cầu thực đơn của khách hàng cũng rất quan trọng. Với các quán mới đi vào hoạt động việc kiểm soát thực đơn thường khá khó khăn. Nếu làm không tốt có thể khiến quán trở nên kém chuyên nghiệp trong mắt khách hàng
  • Chuẩn bị các thiết bị bán hàng như máy in bill, máy Pos nếu có thể để tăng thêm tính chuyên nghiệp và sự thuận tiện cho khách hàng

1.2. Kinh nghiệm mở quán ăn vặt với cách lựa chọn mặt bằng quán

Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của quán ăn vặt đó là mặt bằng quán. Khi kinh doanh quán ăn vặt bạn nên ưu tiên chọn những địa điểm gần trường học, cơ quan, văn phòng, khu dân cư,… Như vậy quán của bạn sẽ dễ dàng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Mặt bằng quán có thể không lớn nhưng phải đảm bảo dễ tìm và sạch sẽ, thông thoáng. 

kinh nghiệm mở quán ăn vặt nhỏ
Mặt bằng quán không cần quá rộng nhưng phải thoáng và sạch

Muốn giảm thiểu chi phí bạn có thể chọn thuê mặt bằng ở trong ngõ nhưng vẫn phải đảm bảo đường vào rộng rãi, dễ tìm. Nếu có chỗ để xe thì lại càng tốt. Điều này sẽ giúp quán ghi thêm điểm trong lòng khách hàng.

1.3. Món ăn ngon miệng

Đây là kinh nghiệm mở quán ăn vặt mà bất kỳ ai cũng phải biết. Món ăn vặt không chỉ cần đảm bảo vệ sinh mà còn phải được chế biến sao cho ngon miệng, hợp với khẩu vị thực khách. Mặt khác, khâu trình bày cũng rất quan trọng. Nếu món ăn được trình bày đẹp mặt, có màu sắc hấp dẫn sẽ càng khiến thực khách cảm thấy thích thú và ăn uống ngon miệng hơn. 

kinh nghiệm mở quán trà sữa và ăn vặt
Món ăn vặt không chỉ cần đảm bảo vệ sinh mà còn phải được chế biến sao cho ngon miệng

Để có thể chế biến ra các món ăn vặt ngon miệng thì bạn nên học một khóa nấu ăn hoặc có thể thuê đầu bếp có kinh nghiệm về. Ngoài ra, thực phẩm, gia vị sử dụng để chế biến cũng cần đảm bảo tươi ngon, sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng.

1.4. Đa dạng các món ăn

Ngoài món ăn ngon miệng ra thì bạn cũng nên cố gắng đa dạng các món ăn. Hãy thử nghiên cứu, tìm tòi những món ăn vặt mới để đưa vào thực đơn cho quán của mình. Điều này sẽ giúp khách hàng luôn cảm thấy sự mới lạ khi tìm đến quán. Ngoài ra, quán cũng cần có món “tủ” của mình để tạo được đấu ấn riêng và chinh phục khách hàng. 

kinh nghiệm mở quán bán đồ ăn vặt
Các món đồ ăn vặt nên đa dạng cho khách hàng lựa chọn

1.5. Thái độ phục vụ

Chắc chắn rằng chẳng ai lại muốn tới một quán ăn mà nhân viên vừa cau có, khó chịu, thái độ thiếu lịch sự với khách hàng cả. Do đó, khi mở quán ăn vặt hay bất kỳ hàng quán gì thì khi tuyển dụng nhân viên phục vụ bạn cũng cần lựa chọn những nhân viên chuyên nghiệp, có tính tình ôn hòa, vui vẻ và có trách nhiệm với công việc. Có như vậy mới tạo được ấn tượng tốt với khách hàng và níu chân họ ở lại lâu dài. 

1.6. Giá bán hợp lý

Hầu hết mọi khách hàng khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào cũng đều quan tâm tới mức giá, kể cả là đi ăn vặt. Mặt khác, khách hàng thường xem các món ăn vặt là một món ăn giữa buổi nên chỉ dành ra một khoản kinh phí khá hạn hẹp trong hầu bao của mình mà thôi.

kinh nghiệm mở quán cà phê ăn vặt
Nếu mức giá bạn đưa ra quá cao sẽ khó mà có ưu thế trên thị trường.

Vì vậy, nếu mức giá bạn đưa ra quá cao sẽ khó mà có ưu thế trên thị trường. Thế nên, hãy tham khảo giá mặt bằng chung để cân đối và đưa ra mức giá tốt nhất cho mỗi món ăn của mình.

Thay vì chỉ chú trọng tới % lãi suất trên mỗi sản phẩm bạn hãy cố gắng tìm cách bán được nhiều sản phẩm hơn. Đây chính là kinh nghiệm mở quán ăn vặt thành công của rất nhiều người.

1.7. Chú trọng trang trí không gian quán

Khách hàng tới quán ăn vặt thường không phải chỉ để ăn mà còn là để thư giãn, gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp,… Vì vậy, bạn nên dành kinh phí để trang trí, decor cho không gian quán sao cho khách hàng cảm thấy thư thái, thoải mái, gần gũi. Với quán ăn vặt không cần trang trí quá cầu kỳ mà tinh tế và có một vài điểm nhấn là đủ.

kinh nghiệm mở quán trà sữa ăn vặt
Không gian quán là một yếu tố tạo nên thành công cho quán đồ ăn vặt

1.8. Kết hợp bán online và offline

Ngày nay, nhu cầu đặt hàng online đồ ăn ngày càng nhiều. Vì vậy, bạn cũng nên đa dạng hóa phương thức kinh doanh để có thể thu hút thêm một lượng khách hàng tiềm năng khác.

Hãy tạo các trang web, fanpage, Hotline,… để khi khách hàng cần có thể đặt hàng online. Nếu bạn không có người để ship đồ ăn thì có thể sử dụng các dịch vụ ship như grabfood,… chẳng hạn. 

2. Mở quán ăn vặt cần bao nhiêu vốn?

kinh nghiệm khi mở quán ăn vặt
Chỉ khoảng vài chục cho tới một trăm triệu đồng là bạn đã có một quán ăn vặt khang trang

Nhìn chung, so với mở quán kinh doanh cafe, quán ăn, nhà hàng,… thì mở quán ăn vặt không tốn quá nhiều chi phí. Chỉ khoảng vài chục cho tới một trăm triệu đồng là bạn đã có một quán ăn vặt khang trang rồi. Khoản tiền vốn này sẽ được chi vào các mục đích:

2.1. Chi phí thuê mặt bằng

Đây là khoản chi phí tốn kém nhất khi mở quán ăn vặt. Tùy từng vị trí, diện tích cụ thể mà tiền thuê sẽ khác nhau. Bạn có thể cân nhắc tới quy mô, khả năng tài chính để chọn mặt bằng thuê phù hợp. Nhưng trung bình, chi phí thuê mặt bằng mở quán sẽ từ 3 – 50 triệu đồng. Mặt bằng càng ở vị trí đẹp, rộng rãi thì giá càng cao.

2.2. Vốn nhập nguyên liệu

Bạn cũng phải trích ra một phần tiền vốn để nhập nguyên liệu. Theo kinh nghiệm mở quán ăn vặt thì các nguyên liệu cơ bản cần nhập sẽ là: Xúc xích, nem chua rán, cá viên chiên, bò viên chiên, trà sữa,… Ban đầu không nên nhập quá nhiều bởi bạn chưa thể biết chắc chắn lượng khách là bao nhiêu trong khi các nguyên liệu này lại có thời hạn sử dụng khá ngắn.

kinh nghiệm mở quán ăn vặt
Cần dành một khoản vốn mua nguyên liệu chế biến món ăn vặt

2.3. Vốn mua đồ trang trí quán và dụng cụ chế biến

Khoản chi phí cần để trang trí quán ăn vặt thường không quá lớn, chỉ khoảng 10 – 20 triệu đồng. Nếu bạn lựa chọn mua những đồ trang trí thanh lý, ví dụ như bàn ghế, quầy thu ngân, quạt, điều hòa,… thì còn có thể tiết kiệm chi phí hơn. 

Với các dụng cụ chế biến thì cần mua sắm đủ nồi, bếp, xoong, chảo,… Ngoài ra còn có cả chén, đĩa, muỗng,…

2.4. Chi phí thuê nhân viên

Dù là quán bán đồ ăn vặt nhỏ thì cũng rất khó để một mình bạn có thể lo liệu được tất cả. Vì vậy, hãy tìm thêm sự trợ giúp bằng cách nhờ người thân trong gia đình hoặc thuê thêm nhân viên.

Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể thuê nhân viên full time hoặc sinh viên làm thêm theo ca. Mức lương vào khoảng 5 – 6 triệu/tháng/người full time và 2 – 3 triệu/tháng/người part time. 

kinh nghiệm mở quán đồ ăn vặt
Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể thuê nhân viên full time hoặc sinh viên làm thêm

Nếu quán có quy mô lớn thì có thể thuê thêm cả bảo vệ trông xe, phụ bếp. Mức lương bỏ ra cho 2 vị trí này là 10 – 15 triệu/tháng.

Trong thời gian quán duy trì hoạt động bạn còn phải chi trả thêm một số khoản phí khác như: Tiền điện, tiền nước,… 

XEM THÊM: 

Trên đây là tổng hợp các kinh nghiệm mở quán ăn vặt mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Trước khi bắt đầu kinh doanh hãy dành thời gian tìm hiểu, phân tích thị trường cẩn thận và có kế hoạch đầu tư rõ ràng, chi tiết. Điều đó sẽ giúp bạn nâng cao tỷ lệ thành công và tránh được những rủi ro không mong muốn.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.