Mở quán ăn sáng là một ý tưởng kinh doanh không tồi mà lại không cần tới quá nhiều vốn. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ hình thức kinh doanh nào, muốn kinh doanh quán ăn sáng thành công bạn cũng cần phải có những kinh nghiệm nhất định. Và dưới đây là 7 kinh nghiệm mở quán ăn sáng được chia sẻ từ chính những người trong nghề!
Nội Dung Chính
- 1. Kinh nghiệm mở quán ăn sáng thành công
- 1.1. Xác định đối tượng khách hàng và lựa chọn địa điểm kinh doanh lý tưởng
- 1.2. Kinh nghiệm mở quán ăn sáng với thực đơn lên hợp lý
- 1.3. Chú trọng thiết kế không gian quán ăn sáng
- 1.4. Thái độ phục vụ rất quan trọng
- 1.5. Kết hợp phục vụ đồ uống khi kinh doanh đồ ăn sáng
- 1.6. Tạo sự độc đáo riêng cho quán ăn sáng
- 1.7. Tăng tính chuyên nghiệp bằng cách sử dụng công nghệ để quản lý
- 2. Mở quán ăn sáng cần bao nhiêu vốn?
- 3. Làm sao để truyền thông quảng cáo quán ăn sáng hiệu quả?
1. Kinh nghiệm mở quán ăn sáng thành công
1.1. Xác định đối tượng khách hàng và lựa chọn địa điểm kinh doanh lý tưởng
Với những người không có kinh nghiệm mở quán ăn sáng thường có chung một suy nghĩ đó là bán càng nhiều món ăn sáng càng tốt. Như vậy có thể phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ học sinh – sinh viên cho tới người lao động, dân văn phòng,… Mặc dù suy nghĩ này không hẳn là sai nhưng rất khó để kinh doanh thành công và hiệu quả.
Ngay từ khi bắt đầu có ý tưởng kinh doanh quán ăn sáng bạn nên xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu quán sẽ phục vụ là ai. Từ đó xây dựng định hướng phát triển quán rõ ràng, lựa chọn được những món ăn sẽ bán phù hợp. Có như vậy việc kinh doanh mới đỡ vất vả mà lại đảm bảo hiệu quả, giúp lôi kéo được khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ.
Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu bạn cũng sẽ dễ dàng chọn địa điểm mở quán ăn sáng hơn. Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng của bạn chủ yếu là học sinh, sinh viên thì nên mở quán gần các trường học.
Còn nếu đối tượng khách hàng là công nhân thì hãy tìm địa điểm gần các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng đối tượng là nhân viên văn phòng thì cần chọn địa điểm mở quán gần các công ty, tập đoàn hay tòa nhà văn phòng.
1.2. Kinh nghiệm mở quán ăn sáng với thực đơn lên hợp lý
Dựa vào đối tượng khách hàng hướng tới cũng như số vốn bạn đang có mà lên thực đơn ăn sáng sao cho phù hợp. Tuy nhiên, hãy cố gắng đa dạng một chút để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn và thay đổi khẩu vị của mình.
Một số món ăn sáng mà bạn có thể đưa vào thực đơn của mình là: Các món xôi, cháo, bánh mì, bún,… nếu khách hàng của bạn là những người có mức thu nhập thấp và trung bình. Còn nếu đối tượng khách hàng của bạn có mức thu nhập cao thì có thể lên thực đơn những món ăn sang chảnh hơn như bánh nướng xốp Anh với bơ, mứt hoặc kem pho mát,…
Đặc biệt, với các quán ăn có lợi thế mặt tiền rộng, đẹp thì đừng chỉ bán mỗi đồ ăn sáng mà có thể cân nhắc bán hàng ăn cả ngày hoặc có thể bán thêm cả cafe sáng chẳng hạn.
Nhưng dù là chế biến món ăn nào, bình dân hay cao cấp, bán mỗi đồ ăn sáng hay bán đồ ăn cả ngày thì yếu tố vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng rất quan trọng. Từ khâu lựa chọn nguyên liệu cần đảm bảo nguồn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, tươi ngon. Quá trình chế biến cẩn thận, đúng quy trình.
1.3. Chú trọng thiết kế không gian quán ăn sáng
Mặc dù khách hàng thường không dành quá nhiều thời gian để ngồi ăn sáng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm mở quán ăn sáng của những người đi trước thì vẫn cần chú trọng việc thiết kế không gian quán chỉn chu. Quán không nhất thiết trông phải sang chảnh hay hoành tráng nhưng phải gọn gàng, sạch sẽ để khách hàng cảm thấy an tâm về chất lượng vệ sinh và ăn uống ngon miệng hơn.
Ngay sau khi khách ăn xong, rời khỏi bàn nhân viên quán cần lau dọn bàn và khu vực xung quanh bàn ăn sạch sẽ. Dưới mỗi bàn ăn nên đặt một thùng rác có nắp để khách vứt rác. Như vậy khi đợt khách mới vào sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
1.4. Thái độ phục vụ rất quan trọng
Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng quán ăn sáng thì không cần quan tâm nhiều tới thái độ phục vụ khách hàng. Dù khách hàng khi ăn sáng chỉ đến quán trong một thời gian rất ngắn thì bạn cũng cần phải phục vụ thật chu đáo.
Có như vậy mới để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng và khiến họ cảm thấy thoải mái, lần sau sẽ tiếp tục quay lại. Chẳng có khách hàng nào lại muốn vừa mất tiền vừa rước bực vào người cả.
1.5. Kết hợp phục vụ đồ uống khi kinh doanh đồ ăn sáng
Đây là kinh nghiệm mở quán ăn sáng tiếp theo chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Với những quán bán đồ ăn sáng lề đường có thể không cần kinh doanh thêm đồ uống. Tuy nhiên, quán đồ ăn sáng có quy mô tương đối, địa điểm cụ thể thì nên kết hợp bán cả đồ uống để phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Các đồ uống cho quán đồ ăn sáng thường khá đơn giản, có thể là trà, cafe hay nước ngọt, sinh tố. Những món đồ uống đơn giản, nhẹ nhàng, chế biến nhanh, có thể giúp tỉnh táo vào buổi sáng rất được ưa chuộng.
1.6. Tạo sự độc đáo riêng cho quán ăn sáng
Trên nhiều trang báo có đưa tin về câu chuyện marketing của một ông chủ bán bún bò gân. Nếu bạn đã đọc qua thì chắc hẳn bạn đã biết nguyên nhân nào khiến quán của ông thu hút được ngày càng nhiều khách hàng tới quán của mình vào mỗi buổi sáng.
Quán của ông không chỉ có món ăn ngon, phong cách phục vụ chuyên nghiệp mà còn có sự độc đáo riêng không quán nào có. Đó chính là những dòng quy định được phổ thành thơ vừa dễ nhớ lại vừa thú vị. Vì vậy, bạn cũng hãy cố gắng tìm ra điểm độc đáo cho quán ăn sáng của mình để giúp quán thu hút được khách hàng hơn.
1.7. Tăng tính chuyên nghiệp bằng cách sử dụng công nghệ để quản lý
Một kinh nghiệm mở quán ăn sáng nữa đó là ứng dụng các công nghệ vào quản lý để tăng tính chuyên nghiệp. Đồng thời, cách này còn giúp bạn quản lý quán một cách hiệu quả hơn. Nếu có điều kiện bạn nên trang bị các máy in hóa đơn, máy POS để thanh toán,… Điều này cũng mang tới sự tiện lợi thoải mái cho khách hàng.
2. Mở quán ăn sáng cần bao nhiêu vốn?
Bạn không cần tới một số vốn quá lớn để mở quán ăn sáng. Tuy nhiên, trước khi mở quán cần phải dự toán trước về chi phí và lên kế hoạch chi tiêu cụ thể, rõ ràng để tránh thất thoát, bội chi.
Một số khoản chi phí cần thiết khi mở quán ăn sáng là:
- Tiền thuê mặt bằng, trang trí quán
- Tiền vốn mua các nguyên liệu, thực phẩm
- Tiền mua dụng cụ, thiết bị chế biến trong nhà bếp, tủ đông,…
- Tiền thuê nhân viên
- Tiền quảng cáo, đặt biển hiệu
- Tiền đầu tư vào các thiết bị công nghệ quản lý bán hàng (nếu cần)
Ước tính, trung bình mức chi phí để mở quán ăn sáng sẽ dao động trong khoảng 10 – 100 triệu hay thậm chí là cao hơn, tùy theo quy mô, mục tiêu kinh doanh.
3. Làm sao để truyền thông quảng cáo quán ăn sáng hiệu quả?
Dù là quán ăn sáng thì cũng không thể bỏ qua được khâu truyền thông quảng cáo. Có như vậy thì khách hàng mới biết tới quán của bạn mà tìm đến. Có rất nhiều cách để truyền thông quảng cáo.
Việc chọn địa điểm đẹp, tại khu vực giao thông thuận tiện cũng là một cách truyền thông. Ngoài ra, bạn cũng có thể giới thiệu quán với bạn bè, người thân và nhờ họ đi quảng cáo với mọi người xung quanh giúp.
Bên cạnh đó, cũng hãy đầu tư một khoản để in ấn và phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên các nền tảng như Facebook chẳng hạn.
XEM THÊM:
- Chia sẻ kinh nghiệm mở shop hoa tươi hút khách
- Kinh nghiệm mở đại lý gạo thành công cho người mới bắt đầu
- Kinh nghiệm mở quán ăn thành công cho người mới bắt đầu
Trên đây là chia sẻ các kinh nghiệm mở quán ăn sáng thành công. Nếu bạn đang có ý định mở quán ăn sáng thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm này. Hãy lên ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch, định hướng rõ ràng trước khi mở quán. Đừng bao giờ kinh doanh một cách tự phát và cảm tính.