Bỏ túi 6 kinh nghiệm mở pet shop (cửa hàng thú cưng)

CẬP NHẬT 02/10/2022 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Việc bắt đầu bất kỳ một dự án kinh doanh nào cũng đều đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầu tư chất xám. Để có thể mở một cửa hàng thú cưng – pet shop cũng vậy. Bạn chỉ có thể thành công khi nghiêm túc thực hiện dự án kinh doanh của mình bằng việc tích lũy kiến thức và học hỏi từ những người thành công. Vì vậy, bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm mở pet shop bổ ích giúp bạn nắm được phần thắng.

1. Tại sao nên mở pet shop?

Xu hướng nuôi thú cưng trong nhà và coi chúng như những thành viên trong gia đình rất phổ biến trong những năm gần đây. Chúng ta có thể thấy, hai dòng chó và mèo là các giống thú cưng khá được yêu thích và cũng được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam. Do đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm phụ kiện, dịch vụ chăm sóc thú cưng là rất lớn. 

cửa hàng thú cưng
Xu hướng nuôi thú cưng tại Việt Nam trong những năm gần đây rất phổ biến

Chính vì thế, việc bạn mở một cửa hàng pet shop là vô cùng hợp lý. Không những vậy, những lý do sau đây sẽ thuyết phục bạn nên đầu tư vào mặt hàng kinh doanh tiềm năng này:

  • Có tệp khách hàng ngày càng lớn, thị trường ngày càng được mở rộng
  • Khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập ở mức trung bình – khá trở lên nên dễ dàng quyết định mua sản phẩm một cách nhanh chóng
  • Tỷ lệ rủi ro khi nhập hàng thấp do chi phí nhập hàng rẻ khoảng 10 – 100k/ sản phẩm
  • Chi phí đầu tư cửa hàng không quá lớn khoảng 45 – 70 triệu đồng

Và nếu bạn cũng là một người yêu thú cưng, thậm chí còn đang sở hữu một vài chú thú đang yêu thì không thể từ chối ý tưởng kinh doanh này. 

2. Kinh nghiệm mở pet shop

Mặc dù có lợi thế kinh doanh lớn nhưng nếu không xác định được chiến lược bài bản, xây dựng kế hoạch phát triển rõ ràng, bạn cũng khó có thể thành công với lĩnh vực này. Vì vậy, trước khi bắt tay vào xây dựng cửa hàng, bạn cần nắm chắc được những kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng thú cưng như sau:

2.1. Kinh nghiệm về vốn mở pet shop

Vấn đề đầu tiên bạn cần quan tâm với dự án kinh doanh của mình đó chính là lấy vốn ở đâu và bao nhiêu là đủ. Thực tế, việc tìm được nguồn vốn không khó bằng việc bạn phải xác định một con số cụ thể. Bạn có thể đi mượn từ bạn bè, bố mẹ, hoặc là sử dụng tiền tiết kiệm của bản thân, nhưng sẽ ít ai nói cho bạn biết bạn cần phải có chắc chắn bao nhiêu tiền.

kinh nghiệm mở cửa hàng thú cưng
Tính toán về vốn mở pet shop

Rất có để có thể xác định một con số chính xác đến tận hàng đơn vị. Vì vậy, bạn hãy đưa ra một khoảng nhất định về vốn. Hãy liệt kê hết tất cả những khoản chi phí cần chi trả như: 

  • Chi phí thuê mặt bằng (tuỳ địa điểm và diện tích)
  • Chi phí thuê nhân viên
  • Chi phí nhập hàng
  • Chi phí marketing
  • Chi phí về tiền điện, nước…

Bạn liệt kê càng chi tiết thì con số cuối cùng của bạn sẽ càng chính xác hơn. Theo dự đoán trên thị trường hiện nay, để có thể mở được một pet shop chỉn chu, chuyên nghiệp, chi phí dao động khoảng 80 – 150 triệu đồng.

2.2. Kinh nghiệm lên kế hoạch kinh doanh

Một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, bài bản sẽ giúp bạn đi đúng hướng và thực hiện được mục tiêu của mình. Điểm quan trọng trong bản kế hoạch này là bạn phải thể hiện được sự khác biệt của mình so với rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Như vậy, một “người mới” như bạn mới có thể nhanh chóng thu hút khách hàng  tạo được chỗ đứng.

Bạn có thể tham khảo ý kiến của một người thành công trong lĩnh vực kinh doanh, của người chăm nuôi thú cưng hay cũng có thể là học hỏi, tìm tòi trên internet để có thể nảy ra những sáng kiến thú vị.

2.3. Kinh nghiệm tìm nguồn hàng

Nguồn hàng chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành bại của bạn trong kinh doanh. Sản phẩm của bạn cần phải đảm bảo các yếu tố: hữu ích, chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe, mức giá phải chăng, thiết kế bắt mắt… Có như vậy, bạn mới thu hút được khách hàng và có cơ hội cạnh tranh trên thị trường.

mở pet shop
Kinh nghiệm tìm kiếm nguồn hàng cho pet shop

Bạn có thể tham khảo các nguồn hàng trên internet, từ người quen… Sau đó đặt hàng về và thử trải nghiệm để đưa ra đánh giá khách quan nhất. Cuối cùng là lựa chọn một địa điểm uy tín mà bạn thấy hài lòng.

2.4. Kinh nghiệm về tìm vị trí mở cửa hàng

Vị trí mở cửa hàng có ý nghĩa rất lớn đến chi phí thuê mặt bằng cũng như doanh thu của cửa hàng từ những người khách vãng lai. Bên cạnh đó, vị trí còn ảnh hưởng đến cả chiến lược marketing của bạn. Nhiều nhãn hàng lớn thường xuyên chọn cho mình vị trí đắc địa là tại các ngã tư, nơi có nhiều người qua lại ở các thành phố lớn để có thể marketing trực tiếp tới khách hàng đồng thời giảm ngân sách cho khoản này.

Tuy nhiên, phương pháp lựa chọn vị trí này sẽ làm cho chi phí thuê mặt bằng tốn kém khá nhiều. Do đó, trong chiến lược phát triển cửa hàng, bạn cần xác định rõ những yếu tố này để kinh doanh thuận lợi.

Bên cạnh đó, chủ shop cần am hiểu về khách hàng mục tiêu của mình. Thông thường, những người nuôi thú cưng, thường xuyên cho chúng ra vào những cửa hàng pet shop thường là người có thu nhập ổn định, có thể cho là từ mức khá – cao. Do đó, lựa chọn mở cửa hàng tại những thành phố lớn hay những nơi tập trung đông dân cư, nơi có nhiều người qua lại là những quyết định sáng suốt.

>> Xem thêm: Top 11 spa thú cưng uy tín tại Hà Nội và TP.HCM

2.5. Kinh nghiệm đăng ký kinh doanh

Tất nhiên để có thể đăng ký kinh doanh, bạn phải chuẩn bị một cái tên công ty dành riêng cho shop của mình và không bị trùng lắp. Đồng thời tuân thủ những yêu cầu và quy định của pháp luật về:

  • Bao gồm loại hình + tên riêng. Loại hình tức là hộ kinh doanh, co snghiax là khi đăng ký kinh doanh sẽ gồm có hộ kinh doanh + tên riêng.
  • Các chữ cái có trong tên đều phải nằm trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các ký hiệu, chữ số và các chữ cái F, J, Z, W.
  • Tên không được sử dụng các từ ngữ vi phạm văn hoá, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục.
  • Tên của cửa hàng đảm bảo không trùng lặp ở phạm vi huyện và cấm sử dụng từ “doanh nghiệp” hay “công ty”.
mở pet shop kinh nghiệm
Kinh nghiệm đặt tên cho pet shop tuân thủ đúng pháp luật

2.6. Chuẩn bị kiến thức về thú cưng

Để chuẩn bị tốt nhất cho công việc kinh doanh, trước hết bạn phải là người am hiểu về chính sản phẩm của mình. Như vậy, mới có thể tư vấn cho khách hàng và giải đáp những thắc mắc của họ một cách hợp lý nhất.

Bên cạnh đó, khi bạn là một nhà bán hàng thông thái, khách hàng sẽ cảm thấy ấn tượng và hài lòng hơn. Như vậy họ sẽ có xu hướng quay trở lại cửa hàng của bạn thêm nhiều lần nữa. 

Bạn có thể tìm hiểu các kiến thức này ở trên mạng, từ những người nuôi thú cưng kết hợp với việc học thêm một khóa về thú y để có thể hiểu và tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho chúng tốt nhất.

>> Xem thêm: 

Nắm vững 6 kinh nghiệm trên đây, bạn sẽ có những bước đi đầu tiên vững chắc cho công việc kinh doanh của mình. Hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm mở pet shop của Vua Nệm đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích và chúc bạn sớm có những thành công. 

Đánh giá post