Chuyện quanh ta

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng cho người mới bắt đầu

CẬP NHẬT 31/08/2022 | BỞI Tiến Kiều

Kinh doanh nói chung và kinh doanh nhà hàng nói riêng là ngành có mức độ cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. Vì ngày càng có nhiều nhà hàng mọc lên, chi phí để duy trì và phát triển nhà hàng cũng không hề rẻ. Chưa kể còn phải đảm bảo các vấn đề về nguyên liệu, nhân lực, marketing, thực đơn,… Và tỉ lệ thành công trong ngành này cũng không hề cao.

Vậy khi bước chân vào kinh doanh nhà hàng, cần chú ý những gì? Cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết về kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng trong bài viết dưới đây nhé!

1. Những điều bạn cần xác định ngay từ đầu khi kinh doanh nhà hàng

Trước khi bắt tay vào thành lập nhà hàng, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

1.1. Số vốn

Số vốn là yếu tố đầu tiên bạn cần tính tới khi kinh doanh nhà hàng. Bạn phải xác định được vốn ban đầu là bao nhiêu, có huy động thêm từ nguồn bên ngoài hay không. Nếu huy động thêm thì ở giai đoạn nào?… Vì vốn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quy mô, mô hình kinh doanh, menu, nhân sự,… của nhà hàng.

kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống
Vốn là yếu tố đầu tiên bạn cần tính tới khi kinh doanh nhà hàng

Tất cả cần có lộ trình rõ ràng, cụ thể trước khi kinh doanh để công việc được trở nên thuận lợi và trơn tru, tránh việc đang chạy mà hết vốn không thể tiếp tục. Hay thương hiệu đang phát triển tốt nhưng gặp vấn đề về quay vòng vốn phải bỏ dở giữa chừng.

1.2. Chủ sở hữu

Vấn đề thứ 2 bạn cần làm rõ trước khi bắt tay vào công việc kinh doanh nhà hàng đó là chủ sở hữu. Tức là nhà hàng này do mình bạn sở hữu hay có người góp vốn chung và hình thức sở hữu thế nào.

Điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng tới các quyết định về sau, đặc biệt là khi xảy ra các tranh chấp sau này. Vì có rất nhiều bài học từ những người đi trước là ban đầu lập nghiệp chung, mọi người cùng đồng cam cộng khổ thì không sao, tới khi doanh nghiệp phát triển, lợi nhuận lớn, lòng tham bắt đầu nổi lên thì các tranh chấp cũng bắt đầu xảy ra, vừa ảnh hưởng đến lợi ích chung vừa ảnh hưởng tới thương hiệu nhà hàng.

1.3. Hình thức và mô hình kinh doanh chính

Hiện nay có rất nhiều hình thức và mô hình kinh doanh nhà hàng như: mở bán tại chỗ, đặt đơn online, kết hợp online và offline,… nhà hàng sang trọng, bình dân, nhà hàng tiệc cưới, quán cà phê, fast food, buffet, bar – pub,…

Hãy xác định xem hình thức và mô hình kinh doanh nhà hàng nào mà bạn đang hướng tới.

những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng
Chọn mô hình kinh doanh phù hợp

2. Những thủ tục cần chuẩn bị khi kinh doanh nhà hàng

Để có thể kinh doanh nhà hàng, thì đây là các thủ tục tiếp theo mà bạn cần chuẩn bị:

2.1. Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng

Để nhà hàng được hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, bạn cần xin giấy phép hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề về pháp lý, thủ tục sau này khi nhà hàng đi vào hoạt động chính thức.

Sẽ có 2 loại giấy phép bạn cần chú ý là:

  • Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Giấy đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, còn các giấy tờ như: giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, giấy đăng ký nhãn hiệu, giấy bán lẻ mặt hàng đặc biệt: rượu, thuốc lá,…

2.2. Xác định mặt bằng kinh doanh

Để kinh doanh nhà hàng thì chắc chắn không thể thiếu mặt bằng. Chính vì thế chọn mặt bằng ở đâu, diện tích thế nào, chi phí ra sao cũng là điều bạn phải tính toán trước. 

Theo kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng của những người đi trước: nên chọn mặt bằng tại những khu vực đông dân, giao thông thuận tiện, mặt bằng đủ rộng để khách hàng có thể thoải mái ngồi ăn uống. Đặc biệt dân cư khu vực đó phải phù hợp với tập khách hàng mà nhà hàng hướng tới.

Thêm nữa, nếu mặt bằng đi thuê, bạn cần làm hợp đồng rõ ràng để tránh tình trạng khi nhà hàng ăn nên làm gia, phát triển mạnh, chủ nhà lật kèo lấy lại mặt bằng.

3. Những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng bạn cần biết

Để bắt tay vào kinh doanh, ngoài những yếu tố kể trên bạn còn cần tham khảo thêm các kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng sau”

kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hay
Những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng 

3.1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu

Đây là việc quan trọng đầu tiên bạn cần làm ngay khi mở nhà hàng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng khi thương hiệu phát triển, người khác sẽ đăng ký độc quyền nhãn hiệu này và bạn không phải là chủ sở hữu của nó. 

3.2. Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu là yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh nhà hàng. Vì trong kinh doanh nói chung và kinh doanh nhà hàng nói riêng, bạn cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, thế mạnh của mình là gì thì mới có được các chiến lược phù hợp nhất để phát triển. Từ đây, việc lên menu, giá cả, chiến lược cạnh tranh, thu hút khách hàng sẽ dễ dàng hơn.

Thêm nữa, hiểu khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp và tối ưu nhất cho nhà hàng.

3.3. Thiết kế không gian nhà hàng

Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu và mô hình kinh doanh, việc tiếp theo cần làm chính là lựa chọn thiết kế không gian cho nhà hàng của bạn. 

Việc này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của khách hàng tại nhà hàng. Hơn thế, nếu không gian đẹp, hợp thị hiếu khách thì phần lớn khách hàng sẽ chính là những người PR miễn phí cho nhà hàng bằng cách check in, giới thiệu bạn bè.

Nhờ vậy, bạn có thể tăng được đáng kể lượng khách hàng của mình mà không tốn thêm nhiều chi phí quảng cáo.

kinh nghiệm kinh doanh chuỗi nhà hàng
Thiết kế không gian nhà hàng là một kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hay

Nếu bạn có thể tự làm thì rất tốt, còn không hãy thuê đơn vị thiết kế, thi công nhà hàng chuyên nghiệp để làm nhanh và chất lượng. Việc của bạn lúc này là cùng bàn bạc với đội thiết kế về tone màu chủ đạo, nội thất, vị trí lắp đặt bàn ghế, khu nấu ăn, khu thu ngân,…

3.4. Lên menu và giá

Để kinh doanh nhà hàng thì chắc chắn không thể thiếu menu các món và giá đi kèm. Và khi lên menu, bạn xác định món chính của nhà hàng là gì, bên cạnh đó là các món kèm theo phù hợp với món chính.

Chú ý thiết kế menu đẹp mắt nhưng cũng cần chân thực, tránh tình trạng hành ảnh một đằng, sản phẩm thực một nẻo gây thất vọng cho khách hàng.

Về giá cả, bạn sẽ phải tự tính toán và cân nhắc mức giá sao cho phù hợp nhất.

3.5. Tuyển dụng và quản lý nhân sự

Để vận hành một nhà hàng dù lớn hay nhỏ thì nhân sự chắc chắn là yếu tố cần được quan tâm nhất. Vì đôi khi, khách hàng có trung thành với bạn hay không lại nằm chính ở thái độ phục vụ của nhân viên. Bạn cần đảm bảo nhân sự của nhà hàng mang lại sự thoải mái, chuyên nghiệp và khéo léo nhất cho khách hàng.

Và cách tốt nhất là bạn nên có các chương trình đào tạo nhân sự định kỳ để có sự thống nhất, chỉn chu nhất trong cách phục vụ khách hàng.

những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hay
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự là kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng bạn cần quan tâm

3.6. Lập kế hoạch kinh doanh, marketing 

Để kinh doanh tốt, chắc chắn bạn phải lập kế hoạch kinh doanh, marketing bài bản theo từng giai đoạn. Điều này vừa giúp doanh nghiệp đi đúng hướng theo mục tiêu ban đầu, vừa giúp khách hàng biết tới thương hiệu của nhà hàng bạn.

4. Kết luận

Những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng kể trên có thể không giúp bạn thành công, nhưng nó sẽ là cơ sở để bạn hạn chế tối đa các rủi ro. Vì vậy, Vua Nệm đã tổng hợp lại những thông tin qua trọng nhất, hy vọng nó sẽ có ích cho việc kinh doanh nhà hàng của bạn trong thời gian tới. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều