Khủng hoảng tiền hôn nhân: Lý giải nguyên do và cách khắc phục

CẬP NHẬT 02/08/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Khủng hoảng tiền hôn nhân là tình trạng không ít các cặp đôi gặp phải trước khi chính thức về chung một nhà. Vậy tình trạng khủng hoảng tiền hôn nhân là như thế nào? Có cách nào để vượt qua tình trạng này hay không? Cùng Vua Nệm khám phá ngay tại bài viết dưới đây nhé!

1. Thế nào là khủng hoảng tiền hôn nhân?

Khủng hoảng tiền hôn nhân ám chỉ giai đoạn xuất hiện nhiều bất ổn trong cảm xúc, tâm lý trước khi kết hôn. Nữ giới thường gặp phải tình trạng này nhiều hơn nam giới vì dễ nhạy cảm. Mặt khác, họ cũng thường để tâm đến lời nói, ánh mắt của những người xung quanh.

Tuy tình trạng này không phải là hiếm gặp nhưng nếu không biết cách khắc phục triệt để thì nó sẽ là “mầm mống” phá hủy cuộc hôn nhân của bạn. Thậm chí sau khi đã kết hôn, mầm mống này sẽ sẽ làm nảy sinh những mâu thuẫn, xích mích dẫn đến ly thân hay bạo lực gia đình.

khủng hoảng tiền hôn nhân là gì
Khủng hoảng tiền hôn nhân có thể là “mầm mống” phá hủy mối quan hệ

2. Lý do dẫn đến tình trạng khủng hoảng tiền hôn nhân

2.1. Bất đồng khi lên kế hoạch tổ chức lễ cưới

Châu Á nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng có thủ tục cưới xin tương đối phức tạp. Điều này đòi hỏi phải thông qua sự đồng ý của hai bên gia đình về kế hoạch đám hỏi, đám cưới. Những người trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức lễ cưới truyền thống do đó sẽ dễ mâu thuẫn, xung đột. Nếu không giải quyết sớm, khủng hoảng tiền hôn nhân rất có thể xảy ra.

2.2. Khác biệt trong dự định về cuộc sống gia đình

Cuộc sống gia đình luôn là vấn đề được nhiều cặp đôi đề cập sau khi kết hôn. Họ sẽ dễ dàng đón nhận ý kiến của đối phương hơn nếu có sự tương đồng. Ngược lại, sự khác biệt trong dự định tương lai sẽ khiến không ít các cặp đôi nảy sinh mâu thuẫn.

Thông thường, những mâu thuẫn này xuất phát từ việc ai sẽ là người đảm nhận việc nhà, quản lý chi tiêu, khi nào nên sinh con,… Nếu không có tiếng nói chung từ sớm, cả hai khó có thể tránh khỏi những xích mích.

2.3. Áp lực tài chính

Không ít cặp đôi gặp phải áp lực tài chính khi tổ chức đám cưới bởi lẽ nếu không tính toán kỹ càng, chi phí phát sinh thực tế có thể vượt ngoài kế hoạch. Tuy nhiên, tài chính lại là một vấn đề nhạy cảm để đánh giá khả năng quản lý của đối phương. Đặc biệt, phái nữ luôn là người nhạy cảm và để ý chi li. Nếu nhận thấy sự lúng túng từ đối phương, phụ nữ thường suy nghĩ tiêu cực rằng cuộc hôn nhân sau này có thật sự hạnh phúc hay không.

nguyên nhân khủng hoảng tiền hôn nhân
Áp lực về tài chính khiến cả hai dễ nảy sinh xung đột

2.4. Khủng hoảng tiền hôn nhân do hay lo lắng

So với người thường xuyên lạc quan, vui vẻ thì người hay lo lắng sẽ dễ bị khủng hoảng tiền hôn nhân hơn. Bởi lẽ, nhiều sự kiện xảy ra trước khi kết hôn có nguy cơ đem đến không ít những cảm xúc tiêu cực. Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc của mình sẽ dẫn đến bế tắc, chán nản, thậm chí không còn hứng thú kết hôn. 

2.5. Cả hai chưa thật sự đồng cảm, thấu hiểu cho nhau

Hai người yêu nhau không thể tránh khỏi những xích mích, xung đột. Tuy nhiên, nếu thiếu đi sự đồng cảm, thấu hiểu thì mối quan hệ của cả hai sẽ gặp phải nhiều vấn đề. Điển hình là tình trạng khủng hoảng tiền hôn nhân khi cả hai chưa thật sự quan tâm đến cảm xúc của nhau.

2.6. Từng bị tổn thương tình cảm

Người từng trải qua mất mát, tổn thương trong tình cảm sẽ có nguy cơ bị khủng hoảng cao hơn. Bởi lẽ, những ám ảnh quá khứ đã hình thành nên nỗi sợ vô hình trong tiềm thức của họ. Điều này khiến họ trở nên nhạy cảm hơn và mong muốn nửa kia luôn đồng hành cùng mình.

những nguyên nhân khủng hoảng tiền hôn nhân
Những nỗi sợ vô hình về quá khứ đã từng mất mát, tổn thương

2.7. Gặp vấn đề tâm lý

Tình trạng khủng hoảng tiền hôn nhân cũng có thể xuất phát từ những hội chứng tâm lý sau:

  • Hội chứng sợ kết hôn (Gamophobia): Sợ hãi, lo lắng khi ai đó đề cập đến hôn nhân.
  • Rối loạn lo âu: Thường xuyên suy nghĩ, lo lắng quá mức về một vấn đề nào đó. 
  • Stress (căng thẳng): Ảnh hưởng tâm lý từ những sự kiện xảy ra trong cuộc sống, nhất là khi không được nửa kia thấu hiểu, quan tâm.

3. Dấu hiệu để nhận biết khủng hoảng tiền hôn nhân là gì?

Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn biết được bản thân hoặc ai đó có đang gặp phải khủng hoảng tiền hôn nhân hay không, cụ thể:

  • Bế tắc, chán nản trước khi diễn ra đám cưới và thường kéo dài vài tuần đến vài tháng. Mức độ nghiêm trọng sẽ tăng dần nếu không được khắc phục.
  • Khó kiểm soát cảm xúc, lời nói và hành vi của mình.
  • Dễ phát sinh tranh cãi, xung đột với đối phương.
  • Suy nghĩ bi quan, tiêu cực về cuộc sống tương lai.
  • Khó để vừa ý với mọi thứ bao gồm cả kế hoạch tổ chức đám cưới, tính cách và gia đình của đối phương,…
  • Mệt mỏi, áp lực, căng thẳng và chỉ muốn buông xuôi tất cả.
  • Không kiểm soát được cảm xúc và thỉnh thoảng bật khóc không lý do.
  • Cáu kỉnh, la hét và tức giận do khủng hoảng.
  • Mất ngủ, ăn uống kém, đau đầu, sụt cân, suy nhược cơ thể,… do những bất ổn tâm lý gây ra.
biểu hiện khủng hoảng tiền hôn nhân
Biểu hiện thường thấy là sự bế tắc, chán nản trước khi cưới

4. Những hậu quả mà khủng hoảng tiền hôn nhân để lại

Khủng hoảng tiền hôn nhân về cơ bản không phải là tình trạng hiếm gặp vì xuất phát từ những thay đổi trước một cột mốc quan trọng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không giải quyết triệt để thì khó tránh khỏi những hệ lụy lâu dài về sau. Bởi lẽ khi khủng hoảng quá lâu, một trong hai sẽ nhen nhóm suy nghĩ muốn dừng lại hôn lễ. Khi không được nửa kia quan tâm thì ý định chia tay lại càng trở nên rõ rệt hơn.

Mặt khác, nhiều cặp đôi vẫn cố nhẫn nhịn để đám cưới được tổ chức suôn sẻ. Nghe có vẻ hợp lý nhưng khi bước vào cuộc sống hôn nhân với một tâm lý bất ổn thì cả hai rất khó để hòa hợp với nhau. Lúc này, rất khó để cả hai có thể ngồi lại giải quyết ổn thỏa khi còn vô vàn vấn đề khác cần quan tâm.

Thực tế, nữ giới thường nhạy cảm trong khi nam giới lại thiếu đi sự tinh tế. Điều này khiến mâu thuẫn giữa hai người trở nên sâu sắc và bắt đầu xuất hiện những vết nứt trong mối quan hệ tình cảm. Và tất nhiên, phụ nữ là người không ngần ngại chấm dứt mối quan hệ để không phải chung sống với người chồng vô tâm.

5. Làm thế nào để khắc phục khủng hoảng tiền hôn nhân?

5.1. Đánh giá lại mọi việc

Thay vì cứ mãi chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy thẳng thắn nhìn nhận mối quan hệ của mình. Nếu như đối phương chưa biết cách chia sẻ, thấu hiểu, hãy trò chuyện với họ để tìm ra giải pháp. Đồng thời, bạn cũng phải thay đổi những suy nghĩ quá bi quan của bản thân.

Nếu đối phương vẫn tôn trọng quan điểm của bạn và cố gắng giải quyết ổn thỏa, bạn hãy cứ yên tâm rằng đây chính là người bạn đời lý tưởng. Mâu thuẫn hay xung đột là những vấn đề không thể tránh khỏi trong hôn nhân, quan trọng nhất là cả hai có chịu ngồi lại và tìm cách dung hòa nó hay không.

5.2. Cùng nửa kia thẳng thắn trao đổi

Nhiều người chọn cách kìm nén suy nghĩ tiêu cực, tuy nhiên đây không thật sự là cách thức hiệu quả. Khi đã xác định lâu dài, tốt nhất là nên có cuộc trao đổi thẳng thắn giữa cả hai để hiểu hơn về cảm xúc, suy nghĩ của nhau. Tất nhiên, cuộc trò chuyện nên duy trì theo tinh thần thấu hiểu, đóng góp thay vì chì chiết, điều này giúp bạn ngầm đánh giá đối phương đúng đắn hơn.

vượt qua khủng hoảng tiền hôn nhân
Nhiều vấn đề nảy sinh khiến cả hai không còn tìm được tiếng nói chung

5.3. Nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè để chuẩn bị đám cưới

Nếu khủng hoảng tiền hôn nhân của bạn xuất phát từ những áp lực khi tổ chức đám cưới thì bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của bạn bè, gia đình. Vì đã có kinh nghiệm nên họ sẽ giúp bạn hoàn thành kế hoạch chỉn chu và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, họ có thể tư vấn lược bỏ những thứ không cần thiết để tiết kiệm chi phí.

5.4. Chăm sóc sức khỏe 

Tâm lý căng thẳng trước hôn nhân khiến hai bạn dễ gặp những vấn đề về sức khỏe. Do đó, để vượt qua khủng hoảng thì trước tiên, sức khỏe cả hai cần phải được đảm bảo. Bằng cách duy trì lối sống khoa học và ngủ đủ mỗi ngày, bạn sẽ giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực.

5.5. Tham gia những lớp học về tiền hôn nhân

Lớp học tiền hôn nhân sẽ trang bị cho những cặp đôi sắp cưới về khả năng thấu hiểu đối phương, tinh thần trách nhiệm, quản lý chi tiêu,… trước khi về chung một nhà. Nhờ vậy, khi gặp phải những mâu thuẫn thì cả hai sẽ biết cách hóa giải để xây dựng hôn nhân bền vững.

5.6. Tham vấn tâm lý

Trị liệu tâm lý là hình thức không chuyên sâu cho những cặp đôi bị khủng hoảng trước kết hôn. Phương pháp này giúp cả hai thấu hiểu cảm xúc của nhau, từ đó đưa ra giải pháp vượt qua xung đột.

khắc phục khủng hoảng tiền hôn nhân
Tham vấn tâm lý để tìm ra giải pháp hóa giải xung đột

>> Xem thêm:

Trên đây là những thông tin về tình trạng khủng hoảng tiền hôn nhân mà không ít những cặp đôi gặp phải. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng rằng bạn hãy trang bị cho mình một hành trang vững vàng để xây dựng một đời sống hôn nhân viên mãn nhé!

Đánh giá post