Giường cuộn gỗ là gì? Các mẫu giường cuộn gỗ đẹp và bắt mắt

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Mặc dù chỉ mới du nhập vào thị trường Việt Nam vài năm gần đây, giường cuộn gỗ đã trở thành một trong những mẫu giường ngủ “hot trend” trên thị trường. Đặc biệt đối với các bạn trẻ yêu thích sự tối giản thì giường cuộn gỗ chính là lựa chọn tối ưu cho không gian phòng ngủ.

giường cuộn gỗ thông
Giường cuộn gỗ là gì? Các mẫu giường cuộn gỗ đẹp và bắt mắt

Vậy giường cuộn gỗ là gì? Kết cấu của giường cuộn gỗ như thế nào? Cùng Vua Nệm tìm hiểu nha!

1. Giường cuộn gỗ là gì?

Có nguồn gốc từ xứ sở kim chi – Hàn Quốc, giường gỗ cuộn bắt đầu phổ biến tại thị trường giường nệm Việt Nam vài năm trở lại đây. 

Giường cuộn gỗ là giường được làm từ các thanh gỗ, có thể cuộn lại vô cùng gọn gàng, tiện lợi. Trên thực tế, các thanh gỗ cấu tạo nên giường cuộn chính là những thanh pallet gỗ, hình chữ nhật dài. Giường gỗ cuộn không có chân mà trải ra trực tiếp trên bề mặt sàn. 

2. Các thông tin chi tiết về giường gỗ cuộn

Để hiểu rõ hơn về giường cuộn gỗ, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu thông tin cụ thể từng yếu tố của loại giường “hot trend” này nhé!

2.1 Cấu trúc giường cuộn gỗ

Như đã đề cập ở trên, giường cuộn gỗ được cấu tạo từ các thanh pallet. Vậy pallet là gì? Pallet là thuật ngữ chỉ các tấm ván được làm bằng gỗ thông. Các tấm ván này được thiết kế chắn chắn, ứng dụng trong việc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa trong kho một cách dễ dàng và hiệu quả.

Giường gỗ cuộn là tập hợp các thanh pallet, được nối với nhau bởi băng đai phụ kiện, tạo thành một mặt phẳng hình chữ nhật dài khi mở ra. Khi cuộn lại, giường cuộn gỗ có hình dáng như một ống cuộn dài, gọn gàng và tiện lợi.

giường gỗ cuộn
Cấu trúc giường gỗ cuộn

Bên dưới bề mặt giường cuộn gỗ được thiết kế với các nút chống trơn trượt làm bằng mút, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Giường này có cấu trúc khá giống chiếc dát giường mà ông bà ta thường dùng ngày xưa.

2.2 Chất liệu của giường gỗ cuộn

Đúng như tên gọi, giường cuộn được chế tạo từ gỗ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, loại giường cuộn này có thể được sản xuất từ nhiều loại gỗ khác nhau: từ gỗ thông, gỗ cao su, cho đến gỗ công nghiệp nhằm giảm chi phí. 

Chất liệu gỗ trước khi đưa vào sản xuất thường được xử lý qua các khâu: mối mọt, ẩm thấp… giúp tăng tuổi thọ và tính năng ưu việt cho sản phẩm.

2.3 Kích thước của giường cuộn gỗ

Sở hữu kích thước đa dạng, giường gỗ cuộn được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng, đặc biệt là các bạn trẻ ngày nay. 

Khi trải rộng ra để nằm, giường cuộn gỗ có đa dạng các kích thước như sau (rộng x dài x cao):

  • 90cm x 200cm x 3cm 
  • 100cm x 200cm x 3cm 
  • 140cm x 200cm x 3cm 
  • 160cm x 200cm x 3cm 
  • 180cm x 200cm x 3cm
  • 200cm x 200cm x 3cm

Khi cuộn lại, giường thu nhỏ được tối đa kích thước. Kích thước mẫu giường này khi được cuộn lại như sau (rộng x dài x cao):

  • 40cm x 40cm x 50cm
  • 90cm x 25cm x 25cm
  • 40cm x 40cm x 70cm
  • 40cm x 40cm x 80cm
  • 40cm x 40cm x 90cm

2.4 Màu sắc của giường cuộn gỗ

Được chế tạo từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp, hầu hết các mẫu giường gỗ cuộn sở hữu màu vàng tươi, vàng nhạt hoặc vàng cánh gián. Bề mặt giường có các vân gỗ tự nhiên, như một nét điểm xuyết cho mẫu giường độc đáo này. 

2.5 Giá thành giường gỗ cuộn

Với thiết kế đơn giản, giường cuộn gỗ có giá thành rẻ hơn so với các mẫu giường truyền thống. Tùy vào nguyên vật liệu sản xuất và kích thước mà giường này có các mức giá khác nhau.

Dưới đây là giá thành tham khảo cho mẫu giường cuộn gỗ:

  • Với kích thước 600cm x 200cm, giường gỗ cuộn có giá thành dao động từ 2.100.000 đến 2.300.000 VND
  • Với kích thước 800cm x 200cm, giường gỗ cuộn có giá trung bình khoảng 2.400.000 đến 2.500.000 VND
  • Với kích thước 100cm x 200cm, giá của giường gỗ cuộn dao động từ 2.650.000 đến 2.750.000 VND
  • Với kích thước 120cm x 200cm, giá thành của giường gỗ cuộn khoảng 3.000.000 đến 3.100.000 VND.
  • Với kích thước 150cm x 200cm, giá thành của giường gỗ cuộn khoảng từ 3.700.000 đến 3.800.000 VND.
Giá thành giường cuộn gỗ
Giá thành giường cuộn gỗ

3. Ưu điểm và khuyết điểm của giường cuộn gỗ

Trước khi quyết định lựa chọn loại giường này, người tiêu dùng cần tham khảo các ưu điểm và khuyết điểm của giường cuộn gỗ:

3.1 Ưu điểm của giường cuộn gỗ

  • Tiết kiệm diện tích: Với những không gian phòng nhỏ, giường cuộn gỗ là lựa chọn lý tưởng cho người dùng. Khi cuộn lại, giường chỉ chiếm một góc rất nhỏ trong phòng, không làm ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung của mọi người.

Mẫu giường này phù hợp với các bạn sinh viên ở nhà trọ, nhân viên văn phòng trải ngủ trong không gian hẹp cho giấc ngủ trưa, hay những ngôi nhà diện tích nhỏ và đông thành viên.

  • Dễ dàng di chuyển: Khi gấp lại, giường cuộn gỗ có kích thước nhỏ, giúp dễ dàng trong di chuyển, như: chuyển nhà, chuyển phòng trọ hoặc trang bị cho các chuyến đi picnic, cắm trại…
  • Thân thiện với môi trường: Được chế tạo từ nguyên liệu tận dụng của pallet, giường cuộn gỗ có đặc tính thân thiện với môi trường, tránh lãng phí các nguồn nguyên liệu và tài nguyên của môi trường. 

Bên cạnh đó, giường cuộn gỗ thường được chế tạo từ gỗ thông – đây là vật liệu an toàn cho người dùng, với cả những làn da mẫn cảm nhất.

Ưu điểm của giường cuộn gỗ
Ưu điểm của giường cuộn gỗ
  • Đảm bảo sức khỏe: Với nhiều ngôi nhà có không gian nhỏ hẹp, các thành viên thường trải chiếu hoặc mền trực tiếp trên sàn nhà cho giấc ngủ hàng ngày. Nếu kéo dài, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng vì tác động trực tiếp của hơi đất, nhiệt độ, và độ ẩm của môi trường bên ngoài.

Giường cuộn gỗ chính là giải pháp hiệu quả vì vừa tiết kiệm diện tích, vừa tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa cơ thể và sàn nhà, đảm bảo sức khỏe người dùng tuyệt đối.

3.2 Nhược điểm của giường cuộn gỗ

  • Độ bền thấp: Với thiết kế đơn giản, giường cuộn gỗ có tuổi thọ thấp hơn so với giường gỗ pallet hoặc các loại giường truyền thống khác.

Giường cuộn gỗ có tuổi thọ khoảng từ 3 đến 5 năm.

  • Hạn chế mẫu mã và màu sắc: là vật dụng nội thất theo phong cách tối giản, giường cuộn gỗ thông thường chỉ có một màu sắc vàng đơn thuần cùng hình dáng hình chữ nhật đơn giản.

Với những người dùng yêu thích màu sắc sặc sỡ, giường cuộn gỗ có lẽ không phải là lựa chọn phù hợp

  • Không mang đến sự sang trọng: Giường cuộn gỗ phù hợp với phong cách tối giản, đơn sơ của người Nhật hoặc Hàn Quốc. Do đó, không phù hợp với thẩm mỹ đồ sộ, sang trọng thông thường của người Việt Nam.

Mẫu giường này phù hợp với các bạn trẻ yêu thích phong cách nhẹ nhàng, trẻ trung, và tối giản.

Khuyết điểm giường cuộn gỗ
Khuyết điểm giường cuộn gỗ

4. Nên sử dụng giường cuộn gỗ hay giường truyền thống thông thường?

Tùy theo không gian sống và sở thích của mỗi người mà nhu cầu lựa chọn cũng như sử dụng giường ngủ khác nhau.

Nếu nhà bạn có không gian rộng rãi và yêu thích sự sang trọng, thì những mẫu giường truyền thống chính là lựa chọn tối ưu cho cả không gian và sở thích cá nhân.

Nếu không gian nhà bạn quá chật hẹp và bạn cũng yêu thích sự đơn giản trong phong cách sống thì còn chần chờ gì mà không sắm ngay một chiếc giường cuộn gỗ vô cùng tiện lợi và gọn gàng.

Dưới đây là một số mẫu giường truyền thống đang rất được yêu thích và phổ biến. Cùng tham khảo để có lựa chọn giường ngủ phù hợp với bản thân và gia đình nhé!

Mẫu giường gỗ tần bì Amando Hesita rất được yêu thích hiện nay
Mẫu giường gỗ tần bì Amando Hesita rất được yêu thích hiện nay
Giường da cao cấp Amando Torino
Giường da cao cấp Amando Torino
Giường gỗ Amando Jupiter
Giường gỗ Amando Jupiter

Trên đây là các thông tin về giường cuộn gỗ và các mẫu giường được yêu thích trên thị trường hiện nay. Hy vọng Vua Nệm đã cung cấp những thông tin bổ ích, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn hơn trong quá trình lựa chọn và mua nệm. Tiếp tục theo dõi Vua Nệm ở những bài viết sau nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM