Gió mậu dịch là gió gì? Có nguồn gốc từ đâu? 

CẬP NHẬT 14/08/2023 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Khuyến mãi Tết

Là luồng gió thổi quanh năm, gió mậu dịch có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu của Trái Đất. Bạn đã biết gió mậu dịch là gió gì chưa? Đừng bỏ lỡ tìm hiểu những thông tin hữu ích về loại gió này ở ngay dưới đây. Bạn nhé!

1. Gió mậu dịch là gì?

Gió mậu dịch hay còn gọi là gió tín phong là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ vĩ tuyến 30 độ Bắc và 30 độ Nam về phía xích đạo. Gió mậu dịch được sinh ra từ sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến cùng áp thấp xích đạo. 

Tên gọi mậu dịch hay gió tín phong có nghĩa là tín nghĩa, tin tưởng có nguồn gốc từ thời xưa khi người Châu Âu và Trung Quốc đã sử dụng những đợt gió này để giong buồm buôn bán ở trên con đường tơ lụa trên biển, sự xuất hiện của cơn gió này mà việc làm ăn, buôn bán, giao thương của con người cũng trở nên thuận lợi hơn. 

Trong những miền cận xích đạo, gió mậu dịch đến từ hai bán cầu gặp nhau và tạo thành dòng đối lưu bốc lên cao (vậy nên khi ở sát mặt đất thì yên lặng hoặc gió thổi yếu hơn). Chúng tạo thành đới hội tụ liên chí tuyến (ITCZ).

gió mậu dịch là gì
Tìm hiểu gió mậu dịch là gì?

2. Gió mậu dịch có nguồn gốc từ đâu? 

Tại xích đạo, sự gặp nhau của gió mậu dịch được thổi từ hai bán cầu tạo thành những dòng đối lưu bốc lên cao. Vậy nên khi ở sát mặt đất gió sẽ hoạt động yếu hơn. 

Theo đó, thời gian hoạt động mạnh gió tín phong là vào mùa hè, lúc này gió tín phong thổi theo hướng Đông ở tầng độ cao trên 2km phía trên xích đạo. Lên tầng cao hơn nữa phải có luồng gió mậu dịch ngược thổi về hướng Tây. Đây chính là hệ quả sự tuân thủ theo định luật bảo toàn động lượng ở trong chuyển động quay. Hướng gió gần như cố định và không thẳng. 

3. Đặc điểm gió mậu dịch là gì?

Đặc điểm của gió tín phong là thổi từ biển vào nên kéo theo những làn gió mát rượi. Khi di chuyển vào đất liền tạo nên nét khí hậu đặc trưng là mưa phùn, lạnh và ẩm đối với vùng đồng bằng Bắc Bộ và ven biển. 

Trong khi đó gió tín phong được thổi từ trung tâm áp cao ở trên biển Thái Bình Dương với hướng gió Đông Bắc. Quanh năm đều có sự hoạt động gió Tín phong. Tính chất của loại gió này thường khô và ít gây mưa. 

Đặc điểm của gió mậu dịch là khô và ít gây mưa
Đặc điểm của gió mậu dịch là khô và ít gây mưa

4. Quá trình hình thành gió tín phong 

Gió mậu dịch được hình từ những tia nắng mặt trời sưởi ấm cho những phần khác nhau ở trên Trái Đất theo những cách khác nhau. Bởi vì những tia sáng mặt trời nhận được tác động lớn hơn khi tác động toàn bộ (tức theo chiều thẳng đứng), đường xích đạo trái đất nhận được nhiều lượng nhiệt hơn cũng là nguyên nhân nóng lên toàn cầu.

Đối với gió mậu dịch, khi sức nóng mặt trời chiếu vào đất liền và đại dương ở khu vực xích đạo, nhiệt độ cuối cùng trở lại với một lượng không khí trên bề mặt, bởi vậy sẽ khá nóng. Không khí này nở ra, mất mật độ khi bị đốt nóng, trở nên nhẹ và bốc hơi. 

Ngược lại, không khí nóng bốc lên gần xích đạo rồi di chuyển theo vĩ độ 30 độ, bất kể nằm tại bán cầu này. Đúng vào thời điểm này, không khí cũng nguội nhằm giảm xuống bề mặt, tạo thành vòng khép kín, còn gọi là pin Hadley. 

Dù vậy, không phải tất cả không khí sẽ nguội lại, một mảnh được làm nóng trở lại và chảy về phía pin Perre giữa vĩ độ 30 độ đến 60 độ và di chuyển phía các cực. Tác động của lực Coriolis khiến cho luồng gió bị lệch và đó cũng là lý do hai bán cầu gió thổi ngược hướng nhau. 

5. Phân biệt gió Tín Phong và gió mùa? 

Về gió tín phong: Đây là loại gió thổi quanh năm theo chiều từ vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam đi về phía xích đạo. Loại gió này tạo thành do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo nên có đặc điểm nổi bật là tính chất khô và ít mưa. 

Về gió mùa: Đây là loại gió đổi hướng theo mùa với hai loại gió mùa chính là gió mùa mùa mùa đông và gió mùa mùa hè. Ở khu vực Đông á, Đông Nam Á gió mùa thổi từ Ấn Độ Dương và biển Thái Bình Dương mang theo không khí mát mẻ cùng lượng mưa lớn.

Gió mùa mùa hạ sẽ nóng ẩm và mưa nhiều hơn, có nguồn gốc từ trung tâm áp thấp Ấn Độ Mianma, đồng thời hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengal tiến vào Việt Nam. Hướng gió thổi từ Tây Nam  và hoạt động từ tháng 5 cho đến tháng 10. 

Trong khi đó, gió mùa mùa đông có nguồn gốc từ cao áp Xibia thổi về vùng áp thấp xích đạo theo hướng Đông Bắc với tính chất là lạnh và khô. Thời gian hoạt động chủ yếu của loại gió này từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, phạm vi hoạt động từ 60 độ Bắc trở ra ngoài. 

6. Gió mậu dịch hoạt động như thế nào ở nước ta? 

Vị trí địa lý của Việt Nam nằm hoàn toàn ở trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc và gió mậu dịch là loại gió thổi thường xuyên quanh năm, trong khi đó gió Đông Bắc, Đông Nam, gió tây Nam là loại gió mùa thổi ở nước ta. Hơn nữa gió mùa đã lấn át gió mậu dịch vậy nên loại gió này chỉ hoạt động xen kẽ  gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào những thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió. 

Gió mậu dịch chỉ hoạt động mạnh vào thời gian chuyển tiếp giữa các mùa gió
Gió mậu dịch chỉ hoạt động mạnh vào thời gian chuyển tiếp giữa các mùa gió

Trên đây là những thông tin hữu ích về gió mậu dịch là gì mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức thú vị và hữu ích về loại gió này, chúc bạn có phút giây thư giãn tuyệt vời!

>>>Xem thêm:

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.