Chuyện quanh ta

Đơn vị đo độ dài là gì? Cách đổi đơn vị đo độ dài đơn giản và nhanh chóng

CẬP NHẬT 05/01/2023 | BỞI Hương Lăng

Bên cạnh khối lượng và thời gian thì đơn vị đo độ dài cũng là một đại lượng cơ bản mà bất kỳ ai cũng phải nắm chắc, nhất là các em học sinh vừa mới bước vào chương trình tiểu học. Đối với bé ở độ tuổi này, việc ghi nhớ những đơn vị đo lường vẫn còn chưa thành thạo, đồng thời dễ nhầm lẫn với những đơn vị đo khác bởi ký hiệu của chúng khá giống nhau. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức hữu ích để từ đó có thể dạy bé yêu nhà mình ghi nhớ siêu nhanh và đổi đơn vị đo lường này chỉ trong nháy mắt.

Cách dạy bé cách đổi đơn vị đo độ dài chính xác nhất 
Cách dạy bé cách đổi đơn vị đo độ dài chính xác nhất

1. Đơn vị đo độ dài là gì?

Để hiểu hơn đơn vị đo độ dài là gì, bố mẹ hãy cắt nghĩa từng từ ra nhé: 

Theo đó đơn vị là đại lượng sử dụng để đo và tính toán ở trong nhiều lĩnh vực như toán học, vật lý, hoá học cùng các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Trong khi độ dài là đại lượng sử dụng để đo khoảng cách giữa hai điểm, thông qua đó sẽ so sánh độ lớn giữa những độ dài khác nhau. 

Nói một cách dễ hiểu, đơn vị đo độ dài chính là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, từ đó so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau. Một đơn vị đo chiều dài được tính là đơn vị chuẩn khi có độ dài không thay đổi theo thời gian dùng để làm cột mốc so sánh về độ lớn của mọi chiều dài khác. 

Đơn vị đo độ dài là gì
Đơn vị đo độ dài là gì

2. Bảng đơn vị đo độ dài ở các lớp Tiểu học là gì?

Bảng đơn vị đo độ dài là bảng tổng hợp toàn bộ những đơn vị đo phổ biến được áp dụng trong các bài toán đo độ dài hay đổi đơn vị đo độ dài. Theo đó đây là phần kiến thức cần nhớ để bé có thể tính toán hay đổi đơn vị độ dài một cách nhanh nhất.

Các bé sẽ được học về bảng này ở trong chương trình Toán lớp 2, lớp 3 và lớp 4, đến lớp 5 con sẽ được học các kiến thức tổng hợp và nâng cao hơn, bởi trước đó con đã ghi nhớ và nhuần nhuyễn trong cách chuyển đổi đơn vị. 

  • Bảng đơn vị đo độ dài của lớp 2: Con sẽ làm quen với độ dài dm và cm, cách đổi 2 đơn vị này ở trong phạm vi 100. 
  • Bảng đơn vị đo độ dài của lớp 3: Bao gồm đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài 7 đơn vị là km, hm, dam, m, dm, cm, mm cùng cách đổi những đơn vị này.
  • Bảng đơn vị đo độ dài của lớp 4: Bao gồm bảng đơn vị đo diện tích của đơn vị km2 và m2. 
  • Bảng đơn vị đo độ dài của lớp 5: Ở bảng này sẽ được bổ sung thêm đơn vị hm2, dam2, dm2, cm2 và mm2. Tại chương trình học năm nay, bé sẽ được đo lường và luyện tập cách đổi xuôi ngược của đơn vị đo. 

Chính vì vậy, có thể nói chương trình học ở lớp 3 sẽ là nền tảng để bé yêu nắm rõ đơn vị đo độ dài và quy tắc đổi đúng chuẩn nhất. Vậy nên trong bài viết này sẽ chủ yếu tập trung vào bảng đơn vị đo độ dài ở lớp 3: 

 

Lớn Hơn Mét Mét Bé Hơn Mét
Km Hm dam m dm cm mm
1 Km 1 Hm 1 dam 1 m 1 dm 1 cm 1 mm
= 10 hm = 10 dam = 10 m = 10 dm = 10 cm = 10 mm  
= 1000 m = 100 m   = 100 cm = 100 mm    
      = 1000mm      

 

3. Hướng dẫn cách đọc các đơn vị đo độ dài

Để bé có thể học và ghi nhớ đơn vị đo độ dài, bố mẹ nên lập sắp xếp chúng theo thứ tự. Đây sẽ là mẹo giúp con yêu dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ một cách nhanh chóng.

Dưới đây là cách đọc đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé: 

  • Đơn vị đo độ dài lớn nhất chính là ki-lô-mét (km).
  • Đơn vị liền tiếp theo là Héc-tô-mét (hm).
  • Đơn vị liền tiếp theo là Đề-ca-mét (dam)
  • Đơn vị liền tiếp theo là Mét (m).
  • Đơn vị liền tiếp theo là Đề-xi-mét (dm).
  • Đơn vị liền tiếp theo là xen-ti-mét (cm)
  • Đơn vị liền tiếp theo là Mi-li-mét (mm)

4. Cách quy đổi nhanh đơn vị đo độ dài không lo nhầm lẫn

Để dễ dàng đổi nhanh đơn vị đo độ dài đơn giản và nhanh chóng, bạn có thể áp dụng những mẹo tính toán sau đây. Bạn dễ dàng nhận thấy trong bảng đơn vị đo độ dài thì mỗi đơn vị sẽ gấp nhau 10 lần đơn vị liền sau, đồng thời mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước đó. 

Ở mẹo đầu tiên, khi đổi đơn vị lớn sang đơn vị bé hơn liền kề, bạn chỉ cần nhân số đó cho 10 là được:

Ví dụ 1: 

  • 4m = 4 x10 = 40dm
  • 4dm = 4 x 10= 40 cm
  • 4m = 4 x 10 x 10 = 400cm

Vậy nên dễ dàng nhận thấy 4m = 40dm = 400cm

Ví dụ 2: 

2km = 2 x 10= 20hm

2hm = 2 x 10 = 20 dam

2km= 2 x10 x 10 = 200dam

Tức là 2km = 20hm = 200dam

Ở mẹo 2, khi đổi đơn vị bé sang đơn vị lớn hơn liền kề, bố mẹ chỉ cần chia số đó cho 10 sẽ ra kết quả chính xác.

Ví dụ: 600cm = 600 / 10 = 60 dm

Dạy bé thực hiện đổi đơn vị đo độ dài đơn giản và dễ hiểu
Dạy bé thực hiện đổi đơn vị đo độ dài đơn giản và dễ hiểu

5. Những vấn đề bé thường mắc phải khi đổi đơn vị đo độ dài 

Khi thực hiện đổi các đơn vị đo độ dài, các bé thường gặp phải những vấn đề như: 

  • Bé không nắm được những ký hiệu viết tắt của các đơn vị đo
  • Bé không tìm được các ký hiệu này ở thước độ dài của số đo
  • Bé bị hạn chế trong việc nắm bắt môi quan hệ giữa những đơn vị đo với nhau
  • Khi đổi đơn vị đo chiều dài hay gặp các bài toán sử dụng đơn vị này thì bé thường bị đổi sai và gặp nhiều lúng túng. 

Do đó để giúp bé có thể học tốt bảng đơn vị đo độ dài và vận dụng kiến thức này khi làm bài tập và trong cuộc sống hàng ngày đòi hỏi các bé cần phải thường xuyên thực hành, rèn luyện khả năng tư duy và logic cho trẻ. 

Những vấn đề thường gặp khi bé đổi đơn vị đo độ dài 
Những vấn đề thường gặp khi bé đổi đơn vị đo độ dài

6. Những cách học thuộc đơn vị đo độ dài nhanh nhất 

Để giúp con dễ nhớ đơn vị đo độ dài và cách quy đổi dễ dàng, nhanh chóng, bố mẹ có thể tham khảo 3 cách sau đây: 

Phổ nhạc giúp con dễ thuộc các đơn vị đo 

Biến hoá bảng đo đơn vị độ dài kèm theo điệu nhạc vui tươi sẽ giúp bé thích thú, gia tăng khả năng tập trung và kích thích não bộ ghi nhớ.

Chơi các trò chơi

Học bài vốn trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bé con, con không muốn ngồi vào bàn học, học không tập trung. Do đó, hãy giúp tiết tự học của con trở nên thú vị hơn bằng các trò chơi tìm đáp án chính xác, giúp con tìm thấy được niềm vui và ghi nhớ bài học tốt hơn. Nếu có thể, bố mẹ sẽ chuẩn bị thêm những phần thưởng nhỏ để con không còn sợ hãi việc học thêm ở nhà. 

Học ngay tại cuộc sống hàng ngày

Việc học sẽ không còn mơ hồ trên sách vở khi kiến thức hiện hữu ở ngay trước mặt. Bố mẹ có thể hỏi con về độ dài các đồ vật, từ đó hướng con đến cách chuyển đổi sang đơn vị đo khác hoặc ngược lại. Điều này sẽ giúp con thấy thú vị, tăng hiệu quả tính toán và ghi nhớ tốt hơn.

Hướng dẫn bé học thuộc đơn vị đo độ dài dễ nhất
Hướng dẫn bé học thuộc đơn vị đo độ dài dễ nhất

>>>Xem ngay:

Trên đây là bài viết Vua Nệm chia sẻ đến bố mẹ đơn vị đo độ dài và cách giúp bé yêu ghi nhớ kiến thức này dễ dàng và chính xác. Chúc bố mẹ và bé có giây phút học tập thật chất lượng.

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng