Hiệu quả công việc của bạn đang giảm sút và thấy rất mệt mỏi không muốn tiếp nhận công việc mới. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn thấy những dấu hiệu khi công việc quá tải và cách vượt qua chúng thế nào để đem lại sự hiệu quả trong công việc và căn bằng cuộc sống của bạn.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị quá tải trong công việc
1.1. Cảm thấy mệt mỏi khi phải làm việc thời xuyên
Dấu hiệu đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy, bạn không còn hứng thú với công việc và cảm thấy mệt mỏi khi tiếp nhận chúng. Thay vào đó chính là cảm giác mệt mỏi, chán ghét những gì liên quan tới công việc.
Tình trạng này gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc, nhưng nó không chỉ kéo dài trong một hoặc hai ngày mà kéo dài từ tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng nọ. Nếu mệt mỏi kéo dài thường xuyên, cơ thể bạn bắt đầu suy nhược về tinh thần lẫn thể chất dẫn đến ảnh hưởng khi tiếp nhận các công việc mới.
1.2. Không có thời gian nghỉ ngơi – cảm thấy không có đủ thời gian trong một ngày
Bạn có bao giờ công việc xâm chiếm khoảng thời gian nghỉ ngơi của mình chưa, ngay thậm chí trong lúc ăn hoặc những ngày bạn nghỉ đi chơi với bạn bè. Công việc vẫn đeo bám bạn không rời, chiếc laptop luôn phải mang bên mình khi đang tán gẫu với mọi người. Dấu hiệu tiếp theo của công việc quá tải chính là bạn luôn phải làm việc trong cả những lúc nghỉ ngơi, nó ám ảnh bạn ngay cả lúc bạn đã lên giường đi ngủ.
Tình trạng này diện ra đối với những nhân viên ở những doanh nghiệp nhỏ, khi gần như một người phải đảm nhận công việc và trách nhiệm của cả một phòng ban. Và hiển nhiên một ngày 8 tiếng ở văn phòng là chưa đủ, việc xâm lấn quỹ thời gian cá nhân là thường xuyên và lâu dài. Việc này kéo dài dẫn đến bạn không thể có thời gian chăm sóc cho chăm sóc cho bản thân.
1.3. Luôn cảm thấy căng thẳng, khó chịu, bực bội
Sự căng thẳng, mệt mỏi là điều diễn ra tiếp theo khi tình trạng quá tải công việc diễn ra một cách dài hạn. Bạn rất dễ nóng tính, bực bội với đồng nghiệp khi họ phạm phải những lỗi nhỏ nhất hoặc không vừa ý bạn.
Nguyên nhân này diễn ra khi thời gian làm việc của bạn quá nhiều dẫn đến suy nhược cơ thể. Bạn sẽ không muốn tham gia các hoạt động của công ty, đồng nghiệp vì luôn cảm thấy mệt mỏi. Vô hình chung chính điều này sẽ làm bạn tự tạo một chiếc vỏ bọc cho mình có nguy cơ dẫn đến trầm cảm giai đoạn đầu.
1.4. Cảm thấy bị dồn ép trong công việc
Đây là dấu hiệu cuối cùng, cũng là dấu hiệu nguy hiểm nhất khi công việc quá tải. Bạn cảm thấy mọi người luôn chèn ép mình, công việc cũ chưa xong đã giao công việc mới.
Ngoài ra, bạn cũng thấy mình làm việc nhiều hơn mọi người, và ai cũng dễ dàng điều khiển bạn để giao việc. Cho dù có làm việc nhanh và cải tiến tiến độ công việc bạn vẫn sẽ không bao giờ theo kịp dòng công việc đang được bổ sung liên tục.
Điều này sẽ làm bạn không còn động lực làm việc, hay thậm chí là chán ghét chúng. Sự nguy hiểm của dấu hiệu này có thể đến từ bạn không thể kìm chế được bản thân khi cảm thấy bị dồn ép quá nhiều, dẫn đến những hành động hoặc lời nói gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân dẫn đến quá tải trong công việc
2.1. Kỳ vọng quá nhiều vào mục tiêu công việc
Khi tiến hành bắt đầu công việc công ty hoặc quản lý thường đặt mục tiêu quá cao so với trình độ và năng lực. Điều này dẫn đến việc bạn không thể đạt được mục tiêu kỳ vọng, việc theo đuổi một mục tiêu quá cao dẫn đến thời gian làm việc của bạn phải tăng lên bất thường. Mặc dù tiền làm thêm giờ được coi như là động lực thúc đẩy bạn làm việc, nhưng điều này sẽ không duy trì được lâu nếu phải làm việc với cường độ cao trong thời gian quá dài.
Việc đặt mục tiêu quá cao có thể đến từ những người quản lý không nắm được năng lực của nhân viên, chưa có cách phân bố hợp lý hoặc cũng có thể đến từ bạn khi quá kỳ vọng vào năng lực của mình.
2.2. Cảm giác mình là “cái rốn của vũ trụ”
90% bệnh nhân cần điều trị tâm lý khi làm việc quá nhiều đều cho rằng mình giống như “cái rốn của vũ trụ”, mọi thứ đều cần đến bạn giải quyết và bạn là cầu nối của tất cả mọi người. Điều này đến từ sự phát triển của công nghệ và việc giao công việc cho nhân viên ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày trở nên dễ dàng.
Bạn nên có quan điểm rạch ròi trong vấn đề này, từ chối những công việc khi nó không nằm trong phạm vi của mình hoặc đang nằm ngoài giờ hành chính. Học cách từ chối có thể giúp bạn giảm bớt một phần áp lực khi công việc quá tải từ những người quản lý đem lại.
>>>Thông tin hữu ích: Work From Home là gì? Mách bạn các tips để làm việc từ xa hiệu quả
3. Cách xử lý khi bạn cảm thấy bị quá tải trong công việc
3.1. Lặp thời gian biểu cho mọi kế hoạch của bạn
Học cách lập một kế hoạch làm việc hiệu quả chính là giải pháp đầu tiên và cơ bản để xử lý tình trạng quá trình xử lý tình trạng quá tải hiện tại. Việc lặp một thời khóa biểu bạn sẽ biết được mình cần làm công việc gì trước và thời gian dự kiến để hoàn thành công việc là bao nhiêu để bạn có thể tự sắp xếp thời gian cá nhân của mình.
Tuy nhiên việc lặp cho mình một kế hoặc đồng nghĩa với việc bạn phải làm việc theo kế hoạch đó thì hiệu quả mới tới. Bạn sẽ gặp những trường hợp như những công việc đột xuất hoặc cần gấp thì bạn phải biết cách xử lý hoặc dời vào những khoản thời gian phù hợp
3.2. Dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn
Một cách có thể đối diện với sự công việc quá tải là dành thời gian nghỉ ngơi, bạn nên xin nghỉ phép để lên kế hoạch đến một nơi hoặc thư giãn theo cách bạn mong muốn. Được nghỉ ngơi và thư giãn thì bạn phải tạm thời rời xa công việc một thời gian. Đây cũng là cách tốt nhất để tự thưởng cho bản thân sau một thời kỳ làm việc dài hạn. Cục pin năng lượng trong người bạn sẽ được sạc đầy để bắt đầu một hành trình mới.
Nếu cảm thấy quá mệt mỏi và công việc quá tải trong thời điểm hiện tại, hãy bắt đầu cho mình một chuyến du lịch, để được thư giãn đồng thời có thời gian nhìn lại bản thân mình trong thời gian vừa qua.
>>>Tìm hiểu ngay: 10 cuốn sách cho dân văn phòng nên học để mài bén tư duy trong công việc
3.3. Tâm sự và tán gẫu với bạn bè
Khi cảm thấy công việc quá tải, bạn có thể tìm đến sự đồng cảm, có những thứ khó nói với bố mẹ hoặc người mình yêu nhưng với bạn bè thì rất dễ. Nếu bạn có một người bạn tâm giao đủ để tin tưởng khi bạn kể lể về mọi thứ thì xin chúc mừng bạn đó là điều tuyệt vời. Những người bạn đôi khi không cần cho chúng ta kinh nghiệm hoặc những lời khuyên, họ chỉ cần cho lắng nghe, trò chuyện cùng bạn.
Đừng quá thu hẹp mình với thế giới bên ngoài khi cảm thấy bị áp lực với công việc. Một người bạn biết lắng nghe sẽ giúp bạn giải tỏa phần lớn áp lực của bạn.
3.4. Tìm một công việc mới
Đôi khi để giải quyết vấn đề công việc quá tải hiện tại, bạn phải bắt buộc tìm cho mình một công việc mới. Việc này sẽ giúp bạn coi trọng sự căn bằng của thời gian làm việc và thời gian cá nhân. Hãy đảm bảo rằng với kinh nghiệm của mình, bạn mong muốn một môi trường thực sự tốt về văn hóa công ty cũng như khối lượng làm việc để không rơi vào tình trạng cũ.
Công việc quá tải có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng và không thể lường trước được. Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu những dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến quá tải công việc và cách vượt qua. Hy vọng rằng với bài viết trên bạn sẽ có thể cải thiện hiệu quả công việc và cân bằng chúng với cuộc sống của mình.
>>>Đọc thêm: 9 kỹ năng mềm cho dân văn phòng giúp con đường thăng tiến rộng mở