Chuyện quanh ta

Hướng dẫn cách tính toán và chi tiêu trong dịp Tết hợp lý nhất

CẬP NHẬT 11/01/2023 | BỞI Tôn Vân

Tết vẫn luôn là khoảng thời gian vui vẻ nhất trong năm vì người người, nhà nhà được đoàn viên bên bữa cơm gia đình, gặp gỡ bạn bè sau một năm làm việc vất vả. Thế nhưng, bên cạnh niềm vui ấy cũng là nỗi lo của biết bao người vì phải chi tiêu cho rất nhiều thứ như là mua sắm, lì xì, quà biếu, tiền vui chơi, du lịch…

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách tính toán và chi tiêu trong dịp Tết sao cho hợp lý và tiết kiệm dựa theo kinh nghiệm của rất nhiều gia đình. Hãy cùng theo dõi và áp dụng thử nhé!

cách tính toán và chi tiêu trong dịp tết hợp lý
Cách tính toán và chi tiêu trong dịp Tết hợp lý và tiết kiệm nhất?

1. Hướng dẫn cách tính toán và chi tiêu trong dịp Tết 

Cái Tết tươm tất và đầy đủ luôn là mong muốn chung của mọi gia đình. Tuy nhiên, sau Tết chúng ta còn phải chi tiêu cho nhiều khoản tiền khác nhau. Cho nên, cách tính toán và chi tiêu trong dịp Tết cũng như sau sẽ vô cùng quan trọng.

1.1. Lên kế hoạch chi tiêu trước và sau Tết

Trong những ngày cận Tết, bạn có thể phải tiêu tốn khá nhiều chi phí để mua sắm các vật dụng và đồ trang trí nhà cửa như tivi, tủ lạnh, tủ quần áo… Nếu mua sắm quá nhiều, vượt ngân sách hiện có sẽ có thể khiến bạn “khốn đốn” trong chi tiêu sinh hoạt của những tháng tiếp theo.

Sau Tết, bạn cần phải chi trả cho các hóa đơn như điện, nước, mạng, tiền thuê nhà, tiền học phí… Vì vậy, trước khi mua sắm Tết bạn nên lập cho mình một bảng ngân sách rõ ràng, đảm bảo vừa mua sắm được những vật dụng cần thiết, vừa không ảnh hưởng đến chi tiêu sau này.

Ví dụ tổng số tiền bạn đang có là 50 triệu, bạn cần xác định trước các khoản chi tiêu cố định sau Tết như tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà, học phí (nếu có)…  Sau đó, lấy 50 triệu hiện có trừ đi các khoản chi tiêu này sẽ là khoản tiền để bạn mua sắm và chi tiêu trong Tết. 

Lên kế hoạch chi tiêu trước
Lên kế hoạch chi tiêu trước và sau Tết có vai trò rất quan trọng

1.2. Lên kế hoạch mua sắm Tết

Lên kế hoạch mua sắm Tết cũng là cách tính toán và chi tiêu trong dịp Tết hợp lý. Sau khi xác định được mức ngân sách phù hợp bạn hãy mua sắm theo những gợi ý sau:

  • Xác định những món hàng thật sự cần mua: Đa số mọi người thường có quan điểm “dư còn hơn thiếu”. Điều này dẫn đến tình trạng dư thừa sau Tết, vô cùng lãng phí. Do đó, ngay sau khi biết được ngân sách mua sắm của mình, bạn hãy lập ra danh sách những thứ thật sự cần mua với số lượng vừa đủ, đặc biệt là những sản phẩm ngắn hạn. Để xác định được đồ nào nên mua và không nên mua, bạn có thể trả lời 5 câu hỏi sau trước khi mua hàng, nếu câu trả lời là “không” bạn nên cân nhắc lại việc mua hàng của mình:
  • Câu hỏi 1: Đây là thứ bạn muốn có hay cần phải có?
  • Câu hỏi 2: Món đồ này có thực sự cần thiết không?
  • Câu hỏi 3: Bạn có thể sử dụng món đồ này cho bản thân không?
  • Câu hỏi 4: Bạn có thường xuyên sử dụng món đồ này không?
  • Câu hỏi 5: Sản phẩm đó có đáng để bạn bỏ thời gian ra dùng không?
  • Thời gian mua sắm thích hợp: Thông thường giá cả hàng hóa, dịch vụ đều sẽ tăng cao vào dịp Tết. Do đó, để tối ưu chi tiêu cho mình, bạn có thể lên kế hoạch mua sắm vào khoảng một thời gian trước Tết.
  • Địa điểm mua sắm giúp tối ưu chi phí: Thay vì mua sắm thực phẩm tại các cửa hàng bán lẻ, bạn có thể mua tại các chợ đầu mối. Như vậy, giá thành vừa rẻ hơn mà thực phẩm cũng vô cùng tươi mới.

Ngoài ra, vào cuối năm tại siêu thị, cửa hàng hay các trang thương mại điện tử sẽ triển khai rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Nếu có thời gian, bạn có thể dõi các thông tin khuyến mãi trên website hay cẩm nang mua sắm để mua được nhiều sản phẩm với mức giá tiết kiệm. 

2. Bí quyết chi tiêu trong dịp Tết siêu tiết kiệm

Ngoài lập kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý thì những cách sau đây sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí, thoải mái đón Tết mà không lo thiếu hụt.

2.1. Tận dụng đồ trang trí năm trước

tiết kiệm chi phí Tết
Sử dụng lại các đồ trang trí năm trước giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn

Thay vì mua sắm mới toàn bộ đồ trang trí Tết, bạn có thể tận dụng các tờ giấy báo, chai lọ, hoa giả, rổ rá cũ để trang trí lại, hoặc sáng tạo thành những đồ trang trí độc đáo khác mang đến không gian mới lạ cho gia đình. Đây là một trong những cách tính toán và chi tiêu trong dịp Tết dễ dàng áp dụng nhất.

2.2. Thanh lý các vật dụng không còn sử dụng

Ngoài cách tái sử dụng lại các vật dụng cũ, bạn còn có thể có thêm một chút thu nhập từ việc thanh lý những món đồ cũ mà mình không còn sử dụng nữa. Mặc dù không quá nhiều, nhưng nó cũng giúp bạn có thêm chi phí để chi tiêu sắm Tết.

2.3. Tự chế biến một số món ăn ngày Tết

Thay vì mua tất cả thực phẩm tại cửa hàng, bạn có thể tự tay chuẩn bị những món ăn vặt như bánh ngọt, mứt, trái cây sấy,…cho gia đình mình, vừa ý nghĩa lại vừa an toàn sức khỏe. Nếu không có nhiều kinh nghiệm trong nấu nướng, bạn có thể tham khảo cách làm từ sách dạy nấu ăn hoặc thông qua các hướng dẫn trên mạng, những cách chế biến này cũng khá đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc số lượng, khối lượng thực phẩm phù hợp với nhu cầu của gia đình, tránh làm quá nhiều dẫn đến lãng phí, tốn kém.

2.4. Hạn chế ăn uống hàng quán

Ăn uống hàng quán trong dịp Tết
Ăn uống hàng quán trong dịp Tết có thể phải chi trả cao hơn so với ngày thường

Nếu hỏi đâu là cách tính toán và chi tiêu trong dịp Tết hiệu quả thì tận dụng việc nấu nướng tại nhà chắc chắn là một ý kiến không tồi. Tết là dịp để tụ họp, sum vầy, vì vậy ăn uống là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu bạn chọn ăn uống hàng quán bên ngoài có thể làm cho chi phí tăng lên nhiều lần so với ngày thường, vừa đảm bảo vệ sinh mà còn tiết kiệm đáng kể. 

2.5. Bảo quản thức ăn thừa

Trong những ngày Tết, chắc hẳn nhiều gia đình sẽ gặp tình trạng dư thừa đồ ăn. Để tránh lãng phí và tiết kiệm, đừng vội bỏ ngay những thức ăn dư này mà hãy bảo quản chúng để sử dụng cho lần sau, bằng cách đơn giản là chia đồ ăn dư vào các hộp đựng rồi để trong ngăn mát tủ lạnh.

2.6. Lì xì, biếu tặng vừa đủ

Lì xì ngày Tết
Lì xì ngày Tết bao nhiêu là hợp lý?

Tặng quà, biếu Tết và lì xì vốn là nét đẹp văn hóa người Việt trong các dịp Tết đến Xuân về. Điều này có ý nghĩa mang đến may mắn, mừng một năm mới mọi việc tốt lành cho người nhận.

Tuy vậy nhưng bạn cũng không cần thiết phải quá đặt nặng về giá trị quà tặng và tiền lì xì, vì ý nghĩa của việc làm này không quan trọng là bao nhiêu tiền, mà quan trọng là ở tấm lòng người tặng. Do đó, bạn hãy dựa theo ngân sách cho phép của mình để chọn những món quà biếu ý nghĩa và chuẩn bị tiền mừng tuổi hợp lý. 

2.6. Cân nhắc tiêu xài trong các cuộc vui

Trong những ngày Tết không thể thiếu được những buổi tiệc tùng, vui chơi. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc tiêu xài cho hợp lý, không nên “vung tay quá trán” vì sau Tết vẫn còn rất nhiều khoản cần chi tiêu. Bạn vẫn có thể tham gia hoặc tổ chức ăn uống, vui chơi nhưng phải lựa chọn món ăn, địa điểm sao cho phù hợp nhất với túi tiền. Không nhất thiết phải quá cầu kỳ, sang trong vì không khí đoàn tụ ngày Tết mới là điều đáng quý nhất.

XEM THÊM: 

Hy vọng rằng, với nội dung hướng dẫn cách tính toán và chi tiêu trong dịp Tết mà Vua Nệm đã chia sẻ sẽ giúp bạn chi tiêu thật hợp lý, đón Tết đủ đầy mà vẫn an tâm cho các chi tiêu sau Tết.

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân