Khi một năm cũ sắp qua đi, mọi người thường bắt đầu quan tâm đến ngày Tết Nguyên Đán để chuẩn bị cho một năm mới an lành và trọn vẹn. Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ đơn thuần là thời điểm kết thúc năm cũ, mà còn là dịp để sum họp gia đình, tưởng nhớ tổ tiên và đón chào những khởi đầu mới. Đặc biệt, mùng 1 Tết là ngày quan trọng nhất trong năm Âm lịch.
Vậy mùng 1 Tết âm là ngày mấy Dương lịch năm 2025? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu để có sự chuẩn bị chu đáo cho mùa Tết đang đến gần!
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Mùng 1 Tết âm là ngày mấy Dương lịch trong năm 2025?
Tết Âm lịch hay còn được biết đến là Tết Nguyên Đán. Ngoài ra, còn một số cách gọi khác như Tết Ta, Tết Cả, Tết Cổ Truyền hay đơn giản là TẾT… Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam.
Theo lịch vạn niên, ngày mùng 1 Tết Âm lịch Ất Tỵ năm 2025 sẽ rơi vào thứ tư, ngày 29 tháng 1 năm 2025 theo lịch Dương. Đây là ngày đầu tiên của năm mới Âm lịch, đánh dấu sự chuyển giao sang năm Ất Tỵ – năm Xuất Huyệt Chi Xà – Rắn rời hang với biểu tượng của sự thông minh và năng động theo quan niệm văn hóa Á Đông.
Thời điểm này, các gia đình Việt Nam thường tổ chức những nghi lễ chào mừng năm mới, đón Tết đoàn viên với nhiều phong tục truyền thống ý nghĩa. Đây cũng là dịp để người người, nhà nhà tụ họp, gửi trao những lời chúc năm mới với nhiều lời hay ý đẹp, dịp để nghỉ ngơi dài ngày trong năm.
2. Tết Âm Lịch 2025 còn cách bao nhiêu ngày?
Nếu tính từ ngày 1 tháng 11 năm 2024 thì chỉ còn 89 ngày nữa để chuẩn bị cho một kỳ nghỉ Tết trọn vẹn và đầy ý nghĩa.
Hãy bắt đầu lên kế hoạch cho những hoạt động thú vị như trang trí nhà cửa, chuẩn bị món ăn truyền thống và sắm sửa quà Tết để mang lại may mắn cho gia đình trong năm mới!
3. Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025?
Cập nhật mới nhất qua báo VietNamNet, Bộ Nội vụ đã thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Nguyên đán 2025 (Ất Tỵ). Theo đó, tất cả các cán bộ nhân viên, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 9 ngày liên tục, từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025 (tức từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Như vậy, mới lịch nghỉ dài ngày liên tục, bạn và gia đình có thể lên kế hoạch để đi du xuân, vãn cảnh đầu năm. Điều này không chỉ giúp gia đình tăng tinh thần đoàn kết và còn là liều thuốc tinh thần để chuẩn bị cho một năm mới với nhiều dự định và bứt phá hơn nữa.
4. Ý nghĩa của mùng 1 Tết
Mùng 1 Tết, tức ngày đầu tiên của năm mới Âm lịch, mang trong mình nhiều giá trị và ý nghĩa quan trọng đối với người Việt:
- Khởi đầu mới: Ngày mùng 1 Tết là dấu mốc khởi đầu cho một năm mới, là thời điểm để mọi người gửi gắm những ước vọng về một năm đầy may mắn, sức khỏe và thành công.
- Nhớ về cội nguồn: Đây là dịp để bày tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Nhiều gia đình tổ chức lễ mời tổ tiên về ăn Tết với gia đình, thờ cúng xôi, gà với hoa quả, bánh kẹo nhằm thể hiện lòng thành kính và cầu mong sự phù hộ cho gia đình trong năm mới. Những mong cầu về bình an, thuận lợi trong công việc và may mắn trong cuộc sống sẽ được gia chủ bày tỏ với tổ tiên qua lễ cúng tại gia vào đầu năm.
- Đoàn viên gia đình: Mùng 1 Tết là thời gian để các thành viên trong gia đình tụ họp, cùng nhau chúc Tết, trao nhau những lời chúc tốt đẹp. Đây là cơ hội để củng cố tình cảm gia đình và gắn kết các thế hệ với nhau.
- Phong tục tập quán: Ngày đầu năm mới cũng đi kèm với nhiều phong tục truyền thống như lì xì cho trẻ nhỏ, bằng cách đặt tiền tùy mệnh giá vào chiếc phong bao lì xì đỏ rực rỡ. Ngoài ra, người lớn còn gặp gỡ, chúc tụng bạn bè, người thân, thăm hỏi hàng xóm. Những hoạt động này không chỉ tạo không khí vui tươi mà còn phản ánh văn hóa giao tiếp và lòng hiếu khách của người Việt.
- Cầu may mắn: Người Việt thường tin rằng, những việc làm vào ngày mùng 1 Tết sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ năm. Do đó, họ thường chú trọng đến những điều tích cực và kiêng kỵ những điều xui xẻo, mong muốn đón nhận tài lộc và hạnh phúc.
- Di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam: Mùng 1 Tết không chỉ là ngày hội mà còn là biểu hiện của bản sắc văn hóa, tinh thần đoàn kết và lòng tự hào về nguồn cội. Ngày này khẳng định giá trị của truyền thống và là cơ hội để mọi người cùng nhau nhìn về tương lai.
5. Mùng 1 Tết nên và không nên làm gì?
Mùng 1 Tết là ngày khởi đầu của năm mới, mang theo nhiều phong tục tập quán quan trọng. Để có một năm suôn sẻ và hạnh phúc, hãy cùng khám phá những điều nên và không nên làm trong ngày đặc biệt này!
5.1. Những điều tạo ra may mắn nên làm vào mùng 1 Tết
Dưới đây là những điều mọi người đều nên làm vào mùng 1 Tết để đảm bảo một khởi đầu tốt đẹp cho năm mới:
- Thắp hương ngày đầu năm: Từ xa xưa, việc thờ cúng ông bà tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Trong ngày đầu năm mới, mỗi gia đình sẽ dâng lên những mâm cỗ trọn vẹn, đầy đủ để xin tổ tiên phù hộ cho gia đình một năm mới nhiều may mắn, bình an. Khi thắp hương vào ngày mùng 1 Tết, bạn nên thắp hương theo số lẻ theo phong tục tập quán từ xưa đến nay.
- Đi lễ chùa đầu năm: Dịp đầu năm mới nên đi lễ chùa để cầu cho một năm mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi cho việc làm ăn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình,
- Xông đất đầu năm: Sau thời khắc giao thừa mà bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà mang theo năng lượng tích cực và lời chúc đầu năm đều được coi là đã xông đất cho gia chủ. Bởi vậy mà gia chủ thường nhờ người khách tới thăm nhà là người hợp tuổi, khéo ăn khéo nói, vui vẻ, xởi lởi, hoạt bát, có đạo đức, thành công để nhờ đến xông đất đầu năm.
- Lì xì đầu năm (mừng tuổi): Ngày nay, những bao sắc màu cùng với lời chúc thân thương dành cho nhau đã trở thành một tục lệ truyền thống trong ngày Tết. Lì xì ngày đầu năm sẽ đem đến niềm vui và may mắn cho tất cả mọi người từ ông bà, bố mẹ đến các em bé.
- Mua muối đầu năm: Người xưa vẫn thường có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, như vậy mua muối là một trong những việc làm giúp mang lại may mắn trong ngày đầu năm. Thường vào sáng mùng 1 Tết là các bà, các mẹ sẽ lại mua muối với mong muốn gia đình một năm mới mặn nồng và bền chặt hơn.
- Mặc đồ màu đỏ: Màu đỏ là màu sắc tượng trưng cho sự may mắn, rực rỡ và sung túc. Bởi vậy mà ngày mùng 1 người ta tin việc mặc bộ đồ màu đỏ sẽ mang tới cho bạn nhiều niềm vui, thuận lợi trong năm mới.
- Thưởng thức các món ăn truyền thống: Món ăn ngày Tết không chỉ ngon mà còn mang ý nghĩa phong phú. Hãy cùng gia đình thưởng thức các món ăn đặc trưng như bánh chưng, bánh tét, giò, chả để cầu chúc một năm an khang thịnh vượng.
5.2. Những điều nên kiêng làm vào mùng 1 Tết
Bạn cần lưu ý những điều sẽ tạo ra không khí căng thẳng và không may mắn và không nên làm vào mùng 1 Tết để tránh gặp phải xui xẻo và mang lại may mắn cho năm mới:
- Kiêng cãi vã, mâu thuẫn: Mùng 1 Tết là ngày bắt đầu của năm mới, vì vậy bạn nên tránh mọi tranh cãi hay mâu thuẫn trong gia đình. Những xung đột có thể ảnh hưởng tiêu cực đến không khí của ngày Tết và kéo theo những điều không may trong năm.
- Không quét nhà: Truyền thống cho rằng quét nhà vào mùng 1 Tết có thể xua đuổi tài lộc. Thay vào đó, hãy dọn dẹp nhà cửa trước Tết để giữ gìn không gian sạch sẽ và tươi mới.
- Kiêng đổ vỡ: Tránh để xảy ra bất kỳ sự đổ vỡ nào, như bát đĩa hay đồ vật trong nhà. Điều này được xem là điềm xui xẻo và có thể tượng trưng cho sự không may trong năm mới.
- Tránh cho vay mượn: Việc cho vay hoặc mượn tiền vào mùng 1 Tết có thể mang lại điều xui xẻo. Thay vì vậy, hãy cố gắng chuẩn bị tài chính ổn định để khởi đầu năm mới thuận lợi.
- Tránh chê bai hay chỉ trích: Không nên chê bai hay chỉ trích người khác trong ngày đầu năm mới. Hãy giữ thái độ tích cực và truyền tải sự ấm áp, yêu thương đến mọi người xung quanh.
Như vậy là chỉ còn hơn 80 ngày nữa là đến mùng 1 Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 và mùng 1 Tết âm là ngày mấy Dương lịch đã có câu trả lời, chính xác là vào 29/01/2025. Có thể thấy, ngày Tết không chỉ là thời điểm để chúng ta chào đón một năm mới đầy hứa hẹn mà còn là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa, gia đình và cộng đồng. Hãy chuẩn bị cho ngày mùng 1 Tết thật ý nghĩa với các hoạt động truyền thống, từ việc cúng bái tổ tiên cho đến việc sum họp bên gia đình, bạn bè.