Chuyện quanh ta

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng, bề thế bậc nhất Quảng Ninh

CẬP NHẬT 05/09/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Chùa Ba Vàng là một địa điểm du lịch thu hút sự quan tâm của rất nhiều khách tham quan hiện nay. Từ ngày 9 tháng 3 năm 2014, chùa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo và mang tính tâm linh cao, chùa Ba Vàng quả thật là một trong những điểm đến hấp dẫn không nên bỏ lỡ.

Chùa Ba Vàng ở đâu
Chùa Ba Vàng “chen mình” giữa núi non hùng vĩ tạo nên sức hút khó cưỡng

1. Chùa Ba Vàng – “Chốn bồng lai tiên cảnh” của Quảng Ninh

Mặc dù trở nên rất nổi tiếng trong khoảng thời gian gần đây nhưng không phải bất kỳ ai cũng biết rõ chùa Ba Vàng nằm ở đâu, có kiến trúc độc đáo như thế nào,… Nếu bạn cũng vậy thì hãy tìm hiểu thêm thông tin về ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng bậc nhất này ngay nhé.

1.1. Chùa Ba Vàng ở đâu?

Chùa Ba Vàng, hay còn gọi là Bảo Quang Tự, tọa lạc trên đỉnh núi Thành Đẳng – địa danh thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Với độ cao 340m, ngôi chùa này nằm trên một vị trí rất đẹp, bao quanh là khung cảnh thiên nhiên diễm lệ gồm phía trước là con sông dài, phía sau tựa lưng vào núi và là rừng thông trải dài hai bên xanh ngát, bao la.

Đến tham quan chùa Ba Vàng, du khách sẽ được đắm mình trong không gian thiêng liêng, huyền bí của vùng đất Phật linh. Ghế thăm nơi đây bạn cũng sẽ được hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ vì chùa được xây dựng ở vị trí hoàn hảo, nơi có đầy đủ các yếu tố sông, núi và rừng. Sông dài, núi cao, những thửa ruộng xanh ngát sẽ tạo nên một khung cảnh thơ mộng, làm say đắm lòng người.

1.2. Lịch sử lâu đời của chùa Ba Vàng

Theo nhiều ghi chép để lại, chùa Ba Vàng được xây dựng vào năm Ất Dậu 1706, dưới triều vua Lê Dụ Tông. Tuy nhiên, vì thời gian và tác động của thiên nhiên cùng với chiến tranh, chùa không còn giữ được vẻ nguy nga tráng lệ ban đầu và đã trở thành phế tích. 

lịch sử chùa Ba Vàng
Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ là một trong những yếu tố giúp chùa Ba Vàng thu hút khách tham quan

Sau đó, vào năm 1988, ngôi chùa này đã được tôn tạo và trùng tu lại bằng gỗ. Cho đến năm 1993, chùa được xây dựng lại với kiến trúc độc đáo và ấn tượng hơn. Tuy nhiên tại thời điểm đó, nhiều di vật của chùa xưa đã bị mất dần, những thứ còn sót lại gồm một cây hương đá, một tấm bia linh vị thiền sư và những viên tảng kê chân cột.

Sau nhiều lần trùng tu và tôn tạo, chùa Ba Vàng tiếp tục được khởi công xây dựng lại vào tháng 1 năm 2011 nhằm đáp ứng nhu cầu tu học của nhiều tăng ni, phật tử và Hoằng dương Phật pháp. Hiện nay, ngôi chùa đẹp đẽ này đã trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Quảng Ninh, bằng chứng là lượt du khách hàng năm không ngừng tăng cao.

Đến với chùa Ba Vàng, quý du khách có thể tìm thấy nhiều pho tượng bằng gỗ được đặt ở các vị trí khác nhau, nổi bật như Quan Âm Bồ Tát, Phật A Di Đà, tượng Tam bảo, Tam thế hay tượng ông Thiện, ông Ác… Chùa là nơi thờ Phật, Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng và chư liệt vị Tổ sư, phù hợp với những ai yêu thích cảm giác thanh tịnh, an yên.

1.3. Những điểm đặc sắc của kiến trúc chùa Ba Vàng

Khi đến thăm chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh, du khách sẽ được trải nghiệm những kiến trúc đặc sắc vô cùng ấn tượng và tinh tế. Đầu tiên, bức tượng Phật A Di Đà làm bằng gỗ được xem là tuyệt phẩm nghệ thuật to đẹp nhất miền Bắc Việt Nam chắc chắn sẽ tạo được sức hút mạnh mẽ với bất kỳ ai đặt chân đến đây. Kèm theo đó là hàng loạt các pho tượng bề thế cao trên 2m như tượng Tam thế, tượng Quan Âm, tạo nên một không gian thiền định thanh tịnh… 

 điểm đặc sắc của kiến trúc chùa Ba Vàng
Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao lớn khiến khách tham quan ấn tượng mãi không thôi

Điểm nhấn của chùa chắc chắn không thể thiếu bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao tới 10,8m, tọa lạc trên tòa sen cao 2,8m và có sức nặng lên đến 80 tấn. Bức tượng được chạm khắc tinh tế từ đá granite nguyên khối bởi những bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân hàng đầu Việt Nam. 

Ngoài ra, giếng nước khổng lồ quanh năm không bao giờ cạn gắn liền với sự tích huyền bí sẽ khơi gợi sự hứng thú của bất kỳ ai. Có nhiều sự tích tương truyền rằng ai được uống một ngụm nước ở giếng này thì mọi bệnh tật sẽ được tiêu trừ, từ đó có sức khỏe ổn định và viên mãn đến già. 

Không chỉ có thế, lầu Chuông, lầu Trống với những nét hoa văn chạm khắc tinh tế còn mang đến cho du khách một không gian linh thiêng và thanh tịnh, từ đó có thể giải tỏa căng thẳng, dẹp mọi lo âu. Với những kiến trúc độc đáo như thế này, chẳng mấy khó hiểu khi chùa Ba Vàng ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch hơn.

2. Kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng dành cho người đam mê khám phá đền chùa

Chùa Ba Vàng luôn tạo sức hút khó cưỡng với những ai yêu thích kiến trúc độc đáo và cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ. Tuy nhiên, để cảm nhận hết cái đẹp nơi đây bạn cần phải phải chọn đúng thời điểm. Nếu chưa có kinh nghiệm tham khảo địa điểm này, bạn có thể tham khảo những chia sẻ bên dưới đây của Vua Nệm.

di chuyển đến Chùa Ba Vàng bằng gì
Chùa Ba Vàng lên đèn lung linh khi màn đêm buông xuống

2.1. Đâu là thời điểm lý tưởng để tham quan chùa Ba Vàng?

Nếu thực sự muốn trải nghiệm hết những nét đẹp văn hóa và tâm linh của chùa Ba Vàng Quảng Ninh, du khách không nên bỏ lỡ hai dịp lễ hội đặc biệt trong năm:

  • Thời điểm khai hội chùa vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch: Đây là lúc bạn có thể cùng hàng ngàn phật tử tham gia các nghi lễ trang nghiêm và cầu nguyện cho một năm mới an lành và hạnh phúc. 
  • Lễ hội Hoa Cúc vào ngày 9/9 âm lịch: Vào dịp đặc biệt này, bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa cúc – biểu tượng của sự sống dai dẳng và trường thọ. Đây còn được biết đến là ngày Tết Trùng Dương – một trong những ngày tết cổ xưa của người Việt ta.

Ngoài ra, chùa Ba Vàng còn là nơi tổ chức các khóa tu hàng tháng cho các bạn trẻ. Đến đây vào những dịp này bạn sẽ được lắng nghe những bài giảng pháp của các thầy và sư trụ trì chùa. Những chia sẻ quý giá sẽ giúp bạn rèn luyện nhân cách, tinh thần và tâm lý vững vàng. 

2.2. Có thể di chuyển đến chùa Ba Vàng bằng những phương tiện nào?

Mực dù nằm trên núi cao nhưng việc di chuyển đến chùa Ba Vàng không hề khó khăn như bạn vẫn nghĩ. Nếu muốn tham quan địa điểm này, bạn có thể lựa chọn một trong hai phương tiện sau:

  • Phương tiện công cộng: Khách tham quan hoàn toàn có thể xuất phát từ các bến xe ở Hà Nội (Yên Nghĩa, Nước Ngầm, Mỹ Đình, Lương Yên…) đến thành phố Uông Bí với giá vé khoảng 100.000 VNĐ/lượt. Sau đó, bạn cần tiếp tục thuê xe ôm hoặc taxi để di chuyển đến chùa Ba Vàng với chi phí khoảng 50.000 VNĐ/lượt.
  • Phương tiện cá nhân: Sẽ tuyệt vời hơn hẳn nếu bạn có thể tự mình trải nghiệm “phượt” bằng xe máy theo hướng cầu Chương Dương – Bắc Ninh – quốc lộ 18 để đến thành phố Uông Bí. Từ đây, thông qua Google Maps hoặc hỏi người dân địa phương, bạn sẽ dễ dàng tìm được đường đến chùa.
thời điểm du lịch Chùa Ba Vàng
Chùa Ba Vàng về đêm lung linh như chốn bồng lai tiên cảnh

2.3. Tham quan chùa Ba Vàng có cần mua vé không?

Để thu hút nhiều du khách đến tham quan và tìm hiểu về văn hóa Phật giáo, chùa Ba Vàng mở cửa miễn phí cho mọi người quanh năm. Vì thế bạn có thể đến đây bất cứ lúc nào để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, cảnh quan tuyệt đẹp và tham gia các hoạt động thiền định, tu học, từ thiện cũng như văn nghệ.

3. Những lưu ý quan trọng khi tham quan chùa Ba Vàng

Khi du lịch chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Cần đảm bảo trang phục khi đến chùa đủ trang trọng và lịch sự. Tốt hơn hết khách tham quan nên mặc quần áo che đầy đủ cơ thể, không mặc áo hai dây hay quần quá ngắn.
  • Tránh vứt rác thải để giữ gìn vệ sinh môi trường.
  • Tuân thủ các quy định của chùa và không quấy rối các tín đồ cũng như các du khách khác.
  • Khi đi vào các khu vực của chùa cần tránh gây ồn ào hoặc xô đẩy.
  • Để đảm bảo an toàn và tránh tai nạn, bạn nên chú ý điều kiện thời tiết và không leo trèo núi vào những lúc trời tốt.

XEM THÊM:

Bạn thấy đấy chùa Ba Vàng thực sự là một địa điểm tham quan thú vị. Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm cho mình một nơi giúp tâm hồn thanh tịnh hơn thì đây có lẽ là lựa chọn tuyệt vời. Nhanh chóng lên kế hoạch cho chuyến tham quan đầy thú vị của mình ngay bây giờ nhé.

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên