Chảy máu chất xám là gì? Những hệ quả của tình trạng chảy máu chất xám

CẬP NHẬT 09/10/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Những năm gần đây chảy máu chất xám đang là cụm từ được nhắc đến khá nhiều và gần như là một vấn đề nóng hổi được cả xã hội quan tâm. Vậy chảy máu chất xám là gì? Hiện tượng này có tác động như thế nào đến kinh tế và xã hội của các quốc gia? Bài viết sau đây, Vua Nệm sẽ cùng bạn đọc trả lời tất cả những câu hỏi này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chảy máu chất xám và những hệ lụy của nó nhé!

1. Chảy máu chất xám là gì?

Trong thời đại truyền thông đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, có lẽ bạn đã không ít lần nghe đến cụm từ chảy máu chất xám. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc rằng chảy máu chất xám là gì chưa? Nếu chưa hiểu tường tận về thuật ngữ này thì cũng đừng lo lắng nhé. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đến với khái niệm chảy máu chất xám là gì. 

chảy máu chất xám
Chảy máu chất làm là thuật ngữ diễn tả sự di cư của các nhân tài

Chảy máu chất xám là một thuật ngữ theo dạng tiếng lóng. Cụm từ này được sử dụng để diễn tả sự di cư hoặc định cư số lượng đáng kể của các cá nhân. Chảy máu chất xám có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Ví dụ như bất ổn chính trị hoặc cơ hội nghề nghiệp, học tập tốt hơn ở những nơi khác.

Việc chảy máu chất xám khiến nhiều quốc gia, tổ chức và ngành nghề mất đi một lượng lớn những cá nhân có giá trị, là bộ phận cốt lõi cho sự phát triển của tổ chức. Hiện nay, việc chảy máu chất xám thường diễn ra từ các nước hoặc khu vực đang phát triển sang nước hoặc khu vực phát triển. 

2. Vì sao xảy ra tình trạng chảy máu chất xám?

Sau khi đã hiểu được chảy máu chất xám là gì, vấn đề tiếp theo chúng ta cần tìm hiểu đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Vậy thì nguyên nhân gây chảy máu chất xám là gì? 

Nói đến chảy máu chất xám, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các lý do như tìm kiếm việc làm có mức lương cao hơn, bất ổn chính trị hoặc tìm kiếm cuộc sống có chất lượng tốt hơn. Tất cả những nguyên nhân này sẽ được phân thành yếu tố đẩy và yếu tố kéo, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết ở nội dung tiếp theo!

2.1. Chảy máu chất xám do yếu tố đẩy 

Các yếu tố đẩy khiến tình trạng chảy máu chất xám xảy ra có thể hiểu là những đặc điểm tiêu cực ở nước sở tại. Chúng trở thành động lực cho những người thông minh và giỏi giang di cư từ các nước kém phát triển sang nước phát triển hơn. 

tình trạng chảy máu chất xám
Chảy máu chất xám thường bị gây ra bởi thất nghiệp và bất ổn chính trị

Hiện nay, các yếu tố đẩy nổi bật nhất phải kể đến chính là thất nghiệp và bất ổn chính trị. Ngoài ra, còn một số yếu tố thúc đẩy chảy máu chất xám khác như phân biệt đối xử về việc làm, thiếu thốn cơ sở hạ tầng nghiên cứu, thiếu tự do và điều kiện làm việc kém. Tất cả những nguyên nhân này đã trở thành nguyên nhân khiến một lượng lớn nhân tài rời bỏ quê hương để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở các khu vực hoặc quốc gia khác. 

2.2. Chảy máu chất xám do yếu tố kéo

Yếu tố kéo khiến tình trạng chảy máu chất xám xảy ra chính là những điểm tích cực của các quốc gia phát triển mà người di cư muốn được hưởng lợi. Cụ thể đó là các công việc được trả lương cao, chất lượng cuộc sống tốt và nhiều cơ hội phát triển hơn. 

Ngoài ra, các yếu tố kéo khác còn có triển vọng kinh tế vượt trội, môi trường chính trị ổn định, uy tín đào tạo tại quốc gia đó, hệ thống giáo dục hiện đại, tự do trí tuệ và nền văn hóa phong phú… 

3. Một số hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng chảy máu chất xám

Chảy máu chất xám gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Để biết được những hậu quả bị gây ra bởi chảy máu chất xám là gì, hãy theo dõi nội dung tiếp theo của chúng tôi nhé!

3.1. Mất mát nhân tài

Khi những người có trình độ cao, các nhà nghiên cứu và chuyên gia rời khỏi một quốc gia, quốc gia đó sẽ mất đi một lượng lớn nhân tài. Điều này có thể dẫn đến sự suy thoái trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực quan trọng. cụ thư y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ… Mất mát nhân tài sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển và cạnh tranh của quốc gia. Chính vì thế mà những năm qua, việc ngăn chặn chảy máu chất xám luôn là vấn đề nhức nhối và là mối quan tâm của rất nhiều quốc gia. 

hậu quả chảy máu chất xám
Chảy máu chất xám sẽ gây thiếu hụt nhân tài trầm trọng cho nước nhà

3.2. Gây thiếu hụt nhân lực

Chảy máu chất xám làm gia tăng tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực quan trọng ở nhiều quốc gia. Sự mất mát nhân tài ảnh hưởng đến khả năng phát triển và cải thiện cuộc sống của người dân trong lĩnh vực giáo dục, y tế và kinh tế. Thiếu hụt nguồn nhân lực cũng gây ra nhiều bất ổn xã hội và làm suy yếu chính trị. 

Một đất nước thiếu vắng người tài là đất nước đang gánh chịu rất nhiều nguy cơ. Ví dụ, khi nhân tài thiếu hụt, thì các loại máy móc, công nghệ hiện đại sẽ khó được cập nhật, phát triển và sử dụng phổ biến. Điều này dẫn đến sự kém phát triển của nền kinh tế, từ đó đời sống của người dân cũng không được nâng cao. Từ đó có thể thấy thiếu hụt nhân tài do chảy máu chất xám rất nguy hiểm đối với mọi quốc gia. 

3.3. Gây chênh lệch phát triển giữa các quốc gia

Chảy máu chất xám sẽ góp phần làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa các quốc gia. Các quốc gia giàu có và phát triển thường thu hút được đông đảo nhân tài và trí tuệ, trong khi đó các quốc gia nghèo hơn phải đối mặt với sự suy thoái và thiếu thốn nhân lực nghiêm trọng. Sự chênh lệch này là nguyên nhân tạo ra một thế giới không công bằng và ngày càng gia tăng sự bất bình đẳng toàn cầu.

các hậu quả chảy máu chất xám
Chảy máu chất xám là nguyên nhân gây chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia

3.4. Mất đi tiềm năng phát triển ở các quốc gia bị chảy máu

Hậu quả tiếp theo của chảy máu chất xám là gì? Câu trả lời chính là chảy máu chất xám sẽ làm mất đi tiềm năng phát triển của quốc gia. Việc những người có trình độ cao rời khỏi quốc gia đó, không còn đóng góp vào việc đổi mới cho quốc gia của mình có thể làm chậm quá trình phát triển của một đất nước. Đặc biệt, sự thiếu thốn nhân lực do chảy máu chất xám rất khó bù đắp. Do đó, tiềm năng phát triển của một đất nước sẽ bị hạn chế rất nhiều nếu tình trạng chảy máu chất xám xảy ra lâu dài. 

3.5. Gây thất thu thuế

Chảy máu chất xám không chỉ gây mất mát nhân tài và nguồn nhân lực quan trọng, mà còn gây thất thoát thuế đối với nhiều quốc gia. Cụ thể: 

Khi những người có trình độ cao di cư đến các quốc gia khác, quốc gia họ vừa rời đi sẽ mất đi thuế thu nhập từ thuế thu nhập cá nhân của những người này. Điều này gây ảnh hưởng đến nguồn thu của quốc gia, cụ thể là thuế.  

Ngoài ra, chảy máu chất xám cũng có thể dẫn đến thất thoát thuế doanh nghiệp. Khi các công ty mất đi những nhân tài chất lượng cao, lợi nhuận công ty sẽ giảm xuống, từ đó gây thất thu thuế từ doanh thu. Điều này có thể gây suy thoái nền kinh tế và gây áp lực lớn lên tình hình tài chính đối của các quốc gia.

những hậu quả chảy máu chất xám
Chảy máu chất xám khiến nhiều quốc gia thất thoát một khoản thuế lớn

Cuối cùng, chảy máu chất xám cũng ảnh hưởng đến thuế tiêu thụ. Khi những người có trình độ cao di cư, quốc gia sẽ mất đi thuế từ việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của họ. Điều này có thể làm giảm thu ngân sách nhà nước và gây khó khăn trong việc duy trì các dự án phát triển và cung cấp các dịch vụ cơ bản cho dân cư.

4. Một số lợi ích hiếm hoi của chảy máu chất xám

Dù chảy máu chất xám vẫn thường được mô tả là vấn đề nhức nhối và cần được giải quyết. Thế nhưng, vẫn có một số lợi ích bắt nguồn từ thực trạng này. Cụ thể như:

Khi mọi người di cư từ các nước kém phát triển hơn sang các nước phát triển, họ sẽ học tập và trau dồi được nhiều kiến thức, kỹ năng cũng như chuyên môn mới. Với vốn kiến thức này, họ có thể tận dụng và áp dụng để phát triển nền kinh tế khi trở về nước. Ngoài ra, một lợi ích khác đó chính là nguồn kiều hối. Khi người di cư gửi số tiền mà họ kiếm được về nước, nguồn tiền này sẽ có thể giúp kích thích nền kinh tế trong nước phát triển. 

>> Xem thêm:

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và biết được chảy máu chất xám là gì. Có thể nói thực trạng nhức nhối này hiện đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia ít phát triển. Để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám, các quốc gia cần có thêm nhiều chính sách giữ chân nhân tài đồng thời tìm ra phương hướng đúng đắn để phát triển cả về kinh tế và xã hội. 

Đánh giá post