Chuyện quanh ta

Cây trúc đào: đặc điểm, cách trồng và ý nghĩa trong đời sống

CẬP NHẬT 02/11/2022 | BỞI Tiến Kiều

Vẻ đẹp dịu dàng và cuốn hút của cây trúc đào chính là điều giúp loài cây này ngày càng được nhiều người yêu thích và sử dụng phổ biến. Thế nhưng, đặc điểm, cách trồng và ý nghĩa trong đời sống của cây trúc đào như thế nào? Hãy để Vua Nệm cùng bạn tìm hiểu ngay về loại cây này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cây trúc đào là cây gì?

Cây trúc đào hay Giáp Trúc Đà, có tên khoa học là Nerium oleander, thuộc họ Apocynaceae (La Bố Ma), với nguồn gốc từ vùng Maroc và Bồ Đào Nha. Hiện nay, loài hoa này đã xuất hiện đến hơn 400 loài, phân bố rộng khắp toàn thế giới. Ở nước ta, bạn có thể dễ dàng bắt gặp cây trúc đào ở công viên, vườn hoa, hoặc dọc 2 bên các con đường,…

cay truc dao
Cây trúc đào được trồng vô cùng phổ biến tại công viên, vườn hoa ở nước ta

Cây trúc đào là loại cây có khả năng chịu sương giá và hạn khá tốt, thường phát triển ở vùng thời tiết ấm áp hay khí hậu nhiệt đới. Hoa loài cây này khá đa dạng, với 1 số màu sắc chính như hồng, đỏ, cam, trắng,… tùy vào điều kiện khí hậu và từng khu vực. Hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu của cây trúc đào chính là điều khiến nhiều người mê mẫn hiện nay.

2. Đặc điểm của cây trúc đào

Cây trúc đào có nhiều cành cây mọc thẳng đứng, với chiều cao trung bình từ 2-5 mét. Lá của loài cây này rất dày, to bản, chiều dài từ 10-20cm và rộng 3-5cm, hình mũi mác và mọc xoắn vào nhau. 

Hoa trúc đào mọc từng cụm, cánh hoa mỏng và khá thơm. Đặc biệt, hoa của trúc đào có khả năng tạo quả. Quả trúc đào thường sẽ đậu vào mùa đông hoặc mùa xuân.

cây hoa trúc đào
Trúc đào có vẻ ngoài vô cùng đẹp mắt và hương thơm khá dễ chịu

Trên thực tế, trúc đào là loài cây có khả năng chịu hạn khá tốt. Ngoài ra, chúng cũng có thể chịu lạnh lên đến -10 độ C. Do đó, bạn có thể trồng loài cây này trong nhà, trong vườn hoặc trong nhà kính đều được.

3. Những ý nghĩa của cây trúc đào

3.1. Ý nghĩa cây trúc đào theo đời sống

Hoa của cây trúc đào chứa độc tố, nên có thể sẽ gây nguy hiểm cho bạn nếu dùng sai cách. Chính vì thế, loài hoa này được xem là biểu tượng của sự tỉ mỉ, cẩn trọng, và luôn đề cao cảnh giác trước mọi nguy hiểm, mặc cho vẻ ngoài của chúng có rực rỡ và tươi sáng thế nào đi nữa.

ý nghĩa cây trúc đào
Ý nghĩa đặc biệt của trúc đào theo đời sống có thể khiến bạn bất ngờ đấy

3.2. Ý nghĩa cây trúc đào theo từng màu sắc

Mỗi một màu sắc của cây trúc đào sẽ mang theo những ý nghĩa đặc biệt khác nhau:

  • Trúc đào trắng: là biểu tượng của sự thuần khiết và tinh khôi. Loài hoa này sẽ giúp gợi nhớ về hình ảnh của người con gái dịu dàng, với phẩm hạnh trong sáng.
  • Trúc đào vàng: mang ý nghĩa là sự giàu sang, phú quý và tài lộc ngập tràn.
  • Trúc đào hồng: tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc của lứa đôi.
  • Trúc đào đỏ: là khát khao mãnh liệt, nỗi nhớ mong nồng cháy.

4. Công dụng của cây trúc đào

Một số công dụng tuyệt vời mà trúc đào mang đến trong đời sống không thể không kể đến như:

4.1. Trang trí nhà ở

Nhờ vào ngoại hình ấn tượng, cuốn hút, cùng với những bông hoa nhiều màu sắc và hương thơm ngạt ngào, mà cây trúc đào thường được dùng làm cây cảnh để trang trí trong nhà. Không chỉ vậy, cây trúc đào còn được trồng ở công viên, để tô điểm thêm không gian cho cảnh quan và không gian sống nơi đây. 

cây trúc đào có tác dụng gì
Trúc đào thường được dùng để giúp không gian nhà ở của bạn thêm ấn tượng

Đặc biệt, cây trúc đào còn có khả năng điều hòa không khí, mang đến không gian sống trong lành và thoải mái cho gia chủ. 

4.2. Giúp chữa bệnh

Mặc dù có vẻ ngoài vô cùng ấn tượng, nhưng cây trúc đào lại chứa độc tố, có thể gây hại cho con người nếu dùng không đúng cách hoặc tiếp xúc phải. Do đó, nhiều chuyên gia khuyên rằng, bạn không nên tự ý chiết cây này để lấy độc hoặc ăn cành lá để tránh gây đột quỵ hoặc tử vong.

công dụng cây trúc đào
Khả năng chữa bệnh tuyệt vời của trúc đào chính là điều không thể bàn cãi

Tuy vậy, độc của cây trúc đào vẫn thường được chiết xuất để bào chế các loại thuốc chữa bệnh ngoài da hay mẩn ngứa. Không chỉ vậy, hoạt chất neriin, neriantin, oleandrin có bên trong độc tố của cây trúc đào còn có thể được dùng để bào chế ra thuốc chống suy tim, trợ tim, phù nề, khó thở,…

5. Cách trồng và chăm sóc cho cây trúc đào

Nếu bạn yêu thích vẻ đẹp của trúc đào thì có thể tham khảo ngay cách trồng và chăm sóc loài cây này dưới đây:

5.1. Cách trồng cây trúc đào

Bạn có thể chọn 1 trong 2 phương pháp trồng trúc đào phổ biến nhất hiện nay đó là gieo hạt hoặc trồng từ cây con có sẵn. 

Trên thực tế, cây trúc đào khá dễ trồng, cực kỳ thích hợp ở các khu vực cận nhiệt có nhiệt độ ấm áp. Do đó, Việt Nam được xem là môi trường thích hợp để trồng cây trúc đào. Đây cũng chính là lý do mà bạn dễ dàng bắt gặp loại cây này được trồng phổ biến tại sân vườn, công viên,… ở nước ta.

cách trồng cây trúc đào
Nước ta có nhiều điều kiện tốt để trúc đào có thể sinh trưởng và phát triển

Khi chọn đất trồng cây trúc đào, bạn nên ưu tiên đất giàu dinh dưỡng, thông thoáng nhiều mùn và phải khả năng thoát nước tốt, để chúng được phát triển một cách tốt nhất.

5.2. Cách chăm sóc cây trúc đào

Khi chăm sóc cây trúc đào, bạn chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn đơn giản dưới đây:

  • Phân bón: bạn nên bón phân cho cây trúc đào mỗi mùa hoa nở 1 lần. Trong thời gian mà hoa chưa nở thì tiến hành bón lót từ 5-7 ngày/ lần. Với mỗi lần bón, bạn chỉ cần tưới phân loãng lên mặt lá là được.
  • Tưới nước: cây trúc đào có khả năng chịu hạn tốt, nên bạn không cần tưới quá nhiều, chỉ cần duy trì độ ẩm khoảng 2 – 3 lần/tuần. Vào những ngày nắng nóng thì bạn có thể tưới nhiều nước hơn cho cây. Ngược lại, mùa mưa bạn không cần tưới nước cũng được.
  • Ánh sáng: cây trúc đào ưa sáng. Do đó, bạn nên trồng cây ở những nơi ánh sáng tốt để cây có thể phát triển tốt nhất.
  • Cắt tỉa: với cây trúc đào, tốt nhất là bạn nên thực hiện tỉa cành, lá già, khô héo từ 2 lần/năm. 
cách chăm sóc cây trúc đào
Cách chăm sóc trúc đào khá đơn giản, vì chúng chịu hạn và chịu lạnh tốt

6. Những lưu ý khi trồng cây trúc đào

Độc tố của trúc đào nằm hầu hết ở tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt là phần nhựa. Do đó, nếu không may ăn phải nhựa cây thì có thể khiến bạn tử vong. 

Khi ngộ độc cây trúc đào, bạn sẽ xuất hiện 1 số triệu chứng như sau:

  • Buồn nôn, cơ quan dạ dày bị tổn thương, cơ thể mất sức sống và suy nhược.
  • Nhịp tim rối loạn và đập nhanh hơn so với bình thường.
  • Da nhợt nhạt, cảm giác ớn lạnh và tuần hoàn máu trở nên kém đi.
  • Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, dẫn tới đột quỵ, tai biến và nguy hiểm hơn là có thể tử vong.
cây trúc đào có độc
Vì trúc đào có chứa độc tố, nên bạn cần đặc biệt cẩn trọng khi tiếp xúc

>> Xem thêm: 

Trên đây là đặc điểm, ý nghĩa, cũng như cách trồng và chăm sóc cây trúc đào. Hy vọng qua bài viết trên của Vua Nệm, bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích về loài cây này.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều