Ở miền Tây, cây thanh trà là một đặc sản rất được trân quý bởi có nhiều công dụng và hương vị thơm ngon. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về cây và quả thanh trà, cũng như cách trồng loại cây quả này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé!
Nội Dung Chính
1. Cây thanh trà là cây gì?
Theo nhiều nguồn thông tin thì cây thanh trà có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi – An Giang. Mới đầu, thanh trà chỉ là cây mọc dại. Về sau khi phát hiện hương vị độc đáo của loại trái này, người ta đã mang giống về ươm mầm tại các khu vườn ở Vĩnh Long. Thời gian sau đó, cây thanh trà dần trở thành đặc sản nổi tiếng của Miền Tây sông nước.
Về hình dáng, thanh trà được nhận xét là khá giống với Cây Xoài. Cây thanh trà thường được người ta chia làm 2 loại là thanh trà chua và thanh trà ngọt. Với thanh trà ngọt quả dài hơn, vỏ dày và cứng, lúc chín có màu vàng nhạt, còn thanh trà chua thì tròn hơn, căng mọng, lúc chín có màu vàng sậm. Cây thanh trà thông thường chỉ ra trái một mùa trong năm. Trong một mùa sẽ ra 2 đợt và cách nhau một tháng.
Hiện nay, thanh trà được trồng phổ biến khắp đồng bằng sông Cửu Long. Khi đến mùa, loại trái này được bày bán dọc những con đường, thời gian thường là từ tháng 12 đến tháng 4. Thanh trà kết thành từng chùm đều đặn, đẹp mắt chắc chắn sẽ tạo ấn tượng khó quên đối với nhiều người.
Trái thanh trà to khoảng bằng quả trứng gà, nằm gọn trong lòng bàn tay. Phần hạt to nên không có nhiều cơm, tuy vậy phần thịt bên trong lại mọng nước. Khi còn xanh, lớp vỏ của thanh trà có màu xanh mướt. Khi trái chín thì lớp vỏ dần chuyển sang màu vàng, đồng thời tỏa ra hương thơm thoang thoảng, ngửi thoáng qua cũng lập tức bị cuốn hút.
Không chỉ mang hương thơm hấp dẫn, thanh trà còn mang hương vị kích thích vị giác. Khi chín, phần cơm trái thanh trà rất mềm, ăn vào thấy vị chua ngọt dịu nhẹ hòa quyện vô cùng tinh tế.
Khi mới tiếp xúc, bạn có thể khó phân biệt giữa thanh trà với chanh hay dâu da. Để phân biệt hai loại quả này bạn cần lưu ý, thanh trà mọc thành chùm, khi chín sẽ có quả màu vàng cam vô cùng đẹp mắt, với lá xanh mướt lớp và vỏ bên ngoài nhẵn mịn. Ngửi thoáng qua thấy hương thơm ngào ngạt. Còn với dâu da thì bề mặt trơn hơn, không nhẵn mịn, ăn thấy hai vị chua ngọt rõ ràng.
2. Thanh trà giá bao nhiêu? Lợi ích của trái thanh trà với sức khỏe
Hiện nay, giá thanh trà có mức giá dao động từ 80 – 120.000VND/kg cho loại chua, còn loại ngọt thường có giá từ 120.000 – 150.000VND/kg. Loại trái này không chỉ dễ ăn mà còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Trái của cây thanh trà có rất nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hoá. Đặc biệt, vì nhiều chất xơ nên thanh trà hỗ trợ giảm cân hiệu quả, hạn chế cảm giác thèm ăn.
- Đem đến nhiều lợi ích cho não bộ: Trong quả thanh trà có chứa beta – carotene, đây là chất biến hoá từ vitamin. Vậy người ta kết luận ăn thanh trà sẽ giúp cải thiện khả năng tư duy.
- Cải thiện thị lực: Thanh trà cung cấp tiền chất vitamin A tốt cho bộ não, cải thiện thị giác, hạn chế các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hoá điểm vàng,…
- Ngăn ngừa ung thư: Thanh trà chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do gây bệnh, trong đó có thể kể đến nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, ung thư,…
3. Thanh trà làm món gì ngon?
Từ phần lá đến phần quả xanh hay quả chính, thanh trà đều có thể chế biến thành các món ăn, làm mứt, hoặc đơn giản là ăn trực tiếp.
Ngoài ra, tuỳ từng quốc gia, thanh trà còn được ăn theo một số cách như sau:
- Indonesia: Dùng lá thanh trà ăn với cơm trắng, còn trái thanh trà thì làm mứt.
- Thái Lan: Quả thanh trà xanh có thể muối chua.
- Đảo Java: Thanh trà dùng để làm salad
- Singapore: Thanh trà non có thể dùng để làm món salad, có tên là Rojak.
- Ấn Độ: Quả thanh trà có thể làm các món ăn nhanh, còn thanh trà chín có thể làm món tráng miệng có tên là Halwa.
Tại Việt Nam, thanh trà được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như:
- Thỏ nướng thanh trà: Một điều khá thú vị đó là trái thanh trà có thể dùng để chế biến các món mặn, và thỏ nướng thanh trà là một trong những món ăn đó. Món ăn này cực lạ miệng, mang đủ hương vị chua – cay – mặn – ngọt rất hài hòa, lại mang hương thơm khó quên của trái thanh trà nên chắc chắn là một món ăn ấn tượng.
- Thanh trà dầm đá: Thanh trà dầm đá mát lạnh, mang hương vị chua ngọt hòa quyện vào nhau chính là món ăn phù hợp để giải nhiệt mùa hè. Món giải khát này chắc chắn sẽ khiến chúng ta tràn trề năng lượng và tỉnh táo hơn.
- Thanh trà ngâm đường: Thanh trà bạn có thể đem ngâm với đường, vừa thơm ngon, vừa sử dụng được trong thời gian dài. Để tiện cho việc dùng dần, bạn có thể thực hiện ngay món thanh trà ngâm đường thơm ngon trữ sẵn trong nhà, tiện cho cả gia đình cùng thưởng thức.
- Mứt thanh trà: Mứt thanh trà mang hương vị thơm ngọt tự nhiên, có thể chế biến cùng đậu phộng và hạt mè ăn vào giòn giòn rất vui miệng. Đây cũng là món ăn vặt lạ miệng mà bạn có thể đãi khách vào dịp tết.
>>>Bỏ túi thông tin hữu ích:
- Cây Chuông Vàng là cây gì? Ý nghĩa của nó, liệu có độc không?
- Cây ngô đồng: Ý nghĩa, công dụng và cách trồng
- Cây Tùng La Hán: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
4. Mua giống cây thanh trà ở đâu? Cách trồng cây thanh trà tốt nhất
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua cây thanh trà ở bất kỳ đâu, đặc biệt là các điểm bán cây giống ở Tây Nam Bộ. Về kỹ thuật trồng cây thanh trà thật tốt, bạn có thể lưu ý một số thông tin sau.
4.1. Cách trồng cây thanh trà
- Đất trồng: Cây thanh trà không kén đất, vậy nên bạn có thể trồng loại cây này ở đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát,…
- Khoảng cách trồng: Các chuyên gia khuyến cáo mỗi cây thanh trà nên được trồng trên đất có độ phì thấp là: 7m x 7m (200 cây/ha), 8m x 8m (156 cây/ha). Còn nền là đất có độ phì cao thì chúng ta trồng với khoảng cách thưa hơn 9m x 9m (123 cây/ha).
- Chuẩn bị hố trồng: Hố trồng cây thanh trà 50 cm x 50 cm x 50 cm. Bón lót hố 150-250 g Super lân, 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, trộn thêm 0,5 kg vôi với 50 g Basudin 10H để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất.
- Trồng cây: Chọc 1 lỗ nhỏ giữa hố trồng, sâu hơn với túi đựng thanh trà khoảng 2-3 cm, sau đó rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2 – 3 cm rồi lấy đáy túi ra, cuối cùng là đặt vào hố trồng, lấp đất và rút hết phần bọc nilon ra. Cắm cọc xung quanh và buộc thân cây cố định vào cọc để tránh gió, không nên cột quá chặt mà chỉ nên buộc lỏng bằng dây nilon.
4.2. Cách chăm sóc cây thanh trà
Sau khi trồng, chúng ta cần tưới nước ngay. Nếu trồng cây thanh trà vào mùa khô thì phải tưới nước đều ít nhất 1 tháng đầu tiên. Ngoài ra mỗi 2 – 3 tháng, chúng ta cần dùng kéo tỉa bỏ bớt các cành mọc rậm rạp. Còn sau khi thu hoạch trái, chúng ta nên tỉa bớt các cành mọc dày để cây thông thoáng hơn, cho năng suất cao ở vụ kế tiếp. Khi vào mùa mưa, chúng ta nên bón gốc thanh trà mỗi gốc 15 – 25 kg phân chuồng hoai/gốc để tăng dinh dưỡng, độ mùn, độ phì và khả năng giữ của đất trong mùa khô.
>>>Đọc thêm:
- Cây Nguyệt Quế là loài cây gì? Tìm hiểu về cách trồng cây Nguyệt Quế
- Cây Tùng Thơm: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc như thế nào?
Trên đây là những thông tin cơ bản về cây thanh trà mà Vua Nệm tổng hợp được. Hy vọng với thông tin này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về loại cây này. Chúc bạn sẽ có thêm nhiều món ngon và dinh dưỡng từ trái thanh trà nhé!