Chuyện quanh ta

Ý nghĩa cắt bánh cưới và rót Sampanh trong ngày lễ vu quy

CẬP NHẬT 13/06/2022 | BỞI Tôn Vân

Cắt bánh cưới và rót Sampanh từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc diễn ra trong các bữa tiệc thành hôn của các cặp đôi. Thế nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa cắt bánh cưới và rót Sampanh như thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để khám phá những điều thú vị đằng sau nghi thức đặc biệt này nhé.

Ý nghĩa cắt bánh cưới và rót Sampanh
Ý nghĩa cắt bánh cưới và rót Sampanh trong ngày lễ trọng đại

1. Cắt bánh cưới mang ý nghĩa gì?

Từ xưa, những chiếc bánh cưới được làm khá đơn giản, chỉ là chiếc bánh không mùi vị với nguyên liệu chính từ lúa mì biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở và sức sống mãnh liệt. Các mẫu bánh cưới cứ thế phát triển, biến hóa theo thời gian cả về hình thức, hương vị cho tới cách trang trí để phù hợp với phong cách cưới hiện đại.

Thế nhưng dù được cách tân như thế nào, bánh cưới vẫn giữ nguyên vẹn ý nghĩa thiêng liêng như thuở ban đầu.

Đa phần trong các lễ thành hôn ngày nay, cô dâu chú rể sẽ thực hiện một nghi thức đó là cắt bánh cưới và đi kèm sau đó là rót Sampanh. Ý nghĩa cắt bánh cưới và rót Sampanh rất thiêng liêng, tốt đẹp. Khi chiếc bánh được mang ra trong buổi tiệc, cặp đôi cô dâu chú rể sẽ cùng nhau ước nguyện cho tình yêu của cả hai. Sau đó, thổi nến và cùng cầm dao cắt bánh.

Bánh cưới có thể được đặt tại bên nhà hàng tổ chức tiệc cưới hoặc tùy các cặp đôi chuẩn bị để phù hợp với concept trang trí của buổi tiệc.

Nghi thức cắt bánh cưới
Nghi thức cắt bánh cưới thể hiện sự gắn kết từ nay về sau của cô dâu chú rể

Hình ảnh cô dâu và chú rể tay trong tay cắt bánh thể hiện sự đồng lòng, chính thức trở thành người đồng hành cùng làm mọi việc kể từ giây phút này. Đồng thời mang ý nghĩa đồng cam cộng khổ, vui vẻ bên nhau, dù khổ đau, bệnh tật cũng quyết không xa rời.

Tiếp đó, cô dâu chú rể sẽ cùng nhau ăn miếng bánh đầu tiên. Nghi thức này nhằm thể hiện ý nghĩa chia sẻ đắng cay ngọt bùi trong cuộc sống hôn nhân sắp tới.

2. Ý nghĩa của nghi thức rót rượu Champagne 

Bên cạnh hình ảnh cắt bánh trong ngày cưới, nghi thức rót rượu sampanh cũng hết sức quan trọng với hàm ý chúc phúc cho cô dâu chú rể.

Rót rượu Sampanh
Rót rượu Sampanh là thủ tục quen thuộc trong các buổi tiệc cưới của cặp đôi Việt

Nghi thức này khởi nguồn từ phương Tây mang ý nghĩa chúc rượu với mong muốn dành tặng những điều tốt đẹp nhất cho cặp đôi đặc biệt của buổi lễ. Lúc này, rượu sẽ được mang ra, mọi người cùng nâng ly nói lời chúc mừng.

Ngày nay, rượu được đưa vào trở thành nghi thức cưới không thể thiếu và thường được các đơn vị tổ chức sự kiện setup thành tháp rượu cao ngất.

Hình ảnh tháp rượu trong buổi tiệc được tạo hình từ những chiếc ly chuyên dùng để thưởng thức champagne. Thường được xếp thành hình tháp cao khoảng 5-7 tầng.

Biểu tượng tháp rượu tượng trưng cho sự vĩnh hằng với kết cấu thành khối kiên cố, vững chắc. Rượu đại diện cho tình yêu của các cặp đôi vì trải qua thời gian càng lâu, rượu càng đậm đà, thơm ngon như thay lời chúc phúc của mọi người gửi gắm đến cô dâu chú rể. Chúc cho cặp đôi tình cảm sâu đậm, sống bên nhau đến đầu bạc răng long.

Rót rượu Sampanh được thực hiện ngay sau khi nghi thức cắt bánh cưới. Người dẫn chương trình sẽ là người giới thiệu và nói lời chúc mừng cho cặp đôi.

Trong lúc này, chú rể sẽ mở nắp chai rượu, nắm tay cô dâu cùng nhau đổ rượu vào tháp ly chảy dài từ ly cao nhất đến ly thấp nhất.

Ngoài ra, người ta có thể đặt vào trong ly những viên đá khô để tạo hiệu ứng khói. Khi rót sẽ xuất hiện khói bay dưới ánh đèn sân khấu lung linh tạo nên khung cảnh lãng mạn, sang trọng và ấm áp. Dòng rượu champagne đỏ rực rỡ như thể hiện tình yêu nồng ấm, mãnh liệt của đôi vợ chồng mới cưới.

Sau khi hoàn tất thủ tục rót rượu tràn tháp ly, cô dâu chú rể sẽ tiến tới các bàn tiệc mời rượu cha mẹ hai bên như thay lời cảm ơn gửi đến các đấng sinh thành. Đồng thời như lời hứa với hai bên nội ngoại rằng từ ngày hôm nay về sau họ sẽ hết lòng chăm sóc, vì nhau mà cố gắng. 

Tiếp đến, cặp đôi sẽ uống rượu giao bôi với ý nghĩa cùng nhau đồng cam cộng khổ suốt quãng đời từ nay về sau.

Tháp Champagne như thay lời hứa hẹn
Tháp Champagne như thay lời hứa hẹn của cặp đôi cùng nhau xây đắp cuộc sống hạnh phúc

Bánh cưới hay rượu champagne đều đã trở thành nghi thức không thể thiếu trong đám cưới của người Việt. Ý nghĩa cắt bánh cưới và rót Sampanh hết sức thiêng liêng, đều mang hàm ý chúc phúc cho cô dâu chú rể. Mong ước cho cặp đôi luôn gắn bó, thủy chung và xây dựng một gia đình ấm áp, hạnh phúc vĩnh cửu.

>> XEM THÊM: Con trai, con gái đeo nhẫn cưới tay nào? Hướng dẫn đeo nhẫn cưới chuẩn nhất

3. TOP 6 mẫu bánh cưới đẹp được các cặp đôi yêu thích hiện nay

Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các cô dâu chú rể, ngày nay có rất nhiều mẫu bánh cưới với kiểu dáng lạ mắt, tạo hình độc đáo mang phong cách khác nhau có mặt trên thị trường.

3.1. Bánh cưới Trần (bánh cưới Mộc)

Thích hợp với những cặp đôi đam mê phong cách Vintage phiêu lãng, phóng khoáng hoặc Rustic mộc mạc cho buổi tiệc cưới của mình.

Bánh cưới Trần sẽ không phủ kem bên ngoài mà chỉ trang trí nhẹ nhàng với trái cây hoặc bông hoa. Điểm nhấn đơn giản vậy thôi nhưng cũng đủ để khiến chiếc bánh trở nên độc đáo, thu hút. Đây là mẫu bánh được các cặp đôi phương Tây cực kỳ ưa chuộng.

Mẫu bánh cưới Mộc
Mẫu bánh cưới Mộc đơn giản nhưng không kém phần tinh tế

3.2. Bánh cưới vẽ màu

Nếu bạn là người đơn giản, mong muốn một mẫu bánh cưới nhẹ nhàng, tinh tế, bánh cưới vẽ màu là gợi ý hàng đầu dành cho bạn.

Chỉ cần điểm tô chút màu sắc pastel hiện đại đã làm cho chiếc bánh thêm phần nổi bật. Bạn có thể yêu cầu gắn thêm vài nhánh hoa để tăng tính thẩm mỹ nếu không muốn chiếc bánh của mình trông quá tối giản.

3.3. Bánh cưới trang trí trái cây chín mọng

Mẫu bánh cưới này mang đến cảm giác tươi mát, tràn ngập năng lượng và sức sống với sắc đỏ cam đến từ các loại trái cây nhiệt đới. Nó biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân. Đồng thời mang hàm ý “con đàn cháu đống”, thuận lợi và may mắn.

Bánh cưới 3 tầng trang trí trái cây tươi
Bánh cưới 3 tầng trang trí trái cây tươi mọng

Nếu bạn chưa biết nên chọn mẫu bánh nào cho ngày cưới của mình thì hãy cân nhắc đến bánh cưới trang trí trái cây chín mọng.

3.4. Bánh cưới tone trắng tinh khôi

Thể hiện tình yêu thuần khiết, tinh khôi của các cặp đôi uyên ương trong ngày lễ thành hôn. Mẫu bánh cưới tone trắng thường lót vào “mắt xanh” của không ít cô dâu chú rể.

  • Bánh cưới trang trí họa tiết ren

Thường trên những chiếc váy cưới của cô dâu sẽ xuất hiện những họa tiết ren đầy tinh tế. Đây chính là nguồn cảm hứng khởi dậy ý tưởng làm bánh cưới ren đầy ấn tượng. 

Bánh cưới pha ren
Bánh cưới pha ren mang đến sự tinh tế, quý phái và sang trọng

Họa tiết ren đan xen vào nhau nhưng chính chuyện tình của tân lang, tân nương. Do đó, mẫu bánh cưới họa tiết ren sẽ là lựa chọn tuyệt vời xuất hiện trong ngày cưới của bạn và bạn đời.

3.5. Bánh cưới màu vàng đồng hoặc họa tiết ánh kim

Lớp màu vàng đồng sẽ được phủ lên bề mặt của bánh tạo nên sự sang trọng, nâng tầm giá trị cho chiếc bánh. Cô dâu chú rể có thể kết hợp thêm lá, hoa tươi cùng với tone màu chủ đạo của bữa tiệc cưới để tô điểm cho chiếc bánh. Điều này vừa tạo nên sự trang nhã vừa mang hàm ý về một cuộc hôn nhân đầy sức sống và tươi mới.

Mẫu bánh cưới hoàng gia
Mẫu bánh cưới hoàng gia với họa tiết ánh kim bắt mắt

3.6. Bánh cưới nhiều tầng

Mẫu bánh cưới nhiều tầng đang trở thành xu hướng được rất nhiều cặp đôi trẻ lựa chọn, phổ biến nhất là bánh cưới 3 tầng.

Bánh càng nhiều tầng càng thể hiện sự sang trọng, đặc biệt tỉ mỉ cho các cặp đôi. Nó giống như tình yêu cần trải qua nhiều thử thách mới đến được bên nhau. 

Sau khi thành vợ thành chồng, cả hai cần phải cố gắng hơn nữa vun đắp cho tình yêu để cùng nhau nắm chặt tay đến hết cuộc đời.

>> XEM THÊM: 12 điều kiêng kỵ trong đám cưới mà cô dâu chú rể tuyệt đối không mắc phải

Chắc hẳn, bạn đã có lời giải đáp ý nghĩa cắt bánh cưới và rót Sampanh qua những chia sẻ trên bài viết. Đừng quên lựa chọn cho mình những chiếc bánh cưới thật đặc biệt trong ngày lễ trọng đại của cuộc đời bạn nhé!

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân