Chuyện quanh ta

Cách trồng khoai lang đúng kỹ thuật và cho năng suất cao

CẬP NHẬT 02/11/2022 | BỞI Tiến Kiều

Khoai lang là một loại lương thực được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ ở vùng nông thôn mà ngay cả thành thị cũng vậy, khoai lang được xem là một món ăn quen thuộc trong những bữa ăn gia đình. Chính vì nhu cầu sử dụng cao nên khoai lang được bày bán rất nhiều ở các chợ cho đến siêu thị. Để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe, nhiều người còn lựa chọn hình thức “tự cung tự cấp” cho loại lương thực này.

Vậy cách trồng khoai lang có khó không? Trồng thế nào là đúng kỹ thuật và cho năng suất cao? Hãy cùng Vua Nệm đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé.

cách trồng khoai lang thủy canh
Cách trồng khoai lang có khó không?

1. Cách trồng khoai lang cần chuẩn bị những gì?

1.1 Điều kiện trồng

  • Nhiệt độ: Khoai lang thích hợp trồng ở nhiệt độ từ 21 – 25 độ. Cây sẽ chuyển thành màu vàng và nguy cơ chết cây rất cao nếu được trồng trong môi trường dưới 10 độ C.
  • Ánh sáng: Trong khoảng thời gian từ 8 – 10 giờ sáng, nếu cây được chiếu sáng đầy đủ sẽ phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh. Ngoài ra, ánh sáng yếu cũng có tác dụng xúc tiến quá trình ra hoa. Chính vì vậy, khoai lang được đánh giá là một loại cây rất dễ trồng.
cách trồng khoai lang từ củ
Điều kiện trồng chuẩn bị như thế nào trong cách trồng khoai lang
  • Nước: khoai lang là loại cây ưa nước, cần được tưới nước thường xuyên với số lượng lớn. Độ ẩm cần thiết trong ruộng khoai từ 70 – 80%.
  • Đất trồng: Khoai lang rất dễ sống và dễ thích nghi với môi trường đất. Đây là loại cây không kén đất nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, khu đất trồng khoai lang phải thoáng và tơi xốp. 

1.2 Thời vụ trồng

Khoai lang sẽ phát triển tốt ở điều kiện khí hậu của nước ta, vì vậy có thể trồng khoai lang quanh năm. Tuy nhiên, để khoai đạt năng suất cao thì người trồng cũng nên quan tâm đến thời vụ thích hợp để trồng cây. 

Theo giống:

  • Các giống khoai lang dài ngày thường trồng vào vụ Đông – Xuân, vụ Xuân
  • Các giống khoai lang trung bình và ngắn ngày thường trồng vào vụ Đông, vụ Hè – Thu.
cách trồng khoai lang từ củ
Đất đai, thời vụ và khâu chọn giống là các yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây

Theo đất đai:

Đất ngoài bãi phải tránh thời kỳ ngập úng nước. Cách trồng khoai lang luân canh 2 – 3 vụ thì nên chọn vụ trồng thích hợp, ví dụ: Luân canh 2 vụ, chọn vụ Đông – Xuân.

1.3 Chọn giống

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống khoai lang khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu về ưu nhược điểm của chúng thông qua mạng xã hội. Hoặc cũng có thể hỏi trực tiếp người bán, để họ có thể tư vấn cho bạn về cách trồng, nên bón loại phân nào? Vào thời điểm nào? Điều này sẽ giúp cho quá trình trồng khoai lang trở nên thuận lợi và đạt năng suất cao hơn.

2. Hướng Dẫn Cách Trồng Khoai Lang Đúng Kỹ Thuật

2.1 Cách trồng khoai lang với bước làm đất

Tuy là một loại cây dễ dàng thích nghi với điều kiện đất nhưng nếu đất quá xấu sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất của cây. Chính vì vậy mà đây là công đoạn khá quan trọng mà bạn phải hết sức chú ý. Luống trồng khoai nên được đào sâu, để làm đất thông thoáng tốt cho sự phát triển của cây. Cần đánh tơi xốp, mịn để cung cấp oxy cho bộ rễ và củ giúp cây dễ dàng phát triển. 

cách trồng khoai lang cảnh
Đất phải tơi, xốp, thông thoáng thì khoai lang mới sinh trưởng và phát triển tốt

2.2 Cách trồng khoai lang với bước lên luống

Cách trồng khoai lang với bước lên luống như thế nào? Thông thường, luống của khoai lang nên có độ rộng từ 1,2 – 1,5m. Và cao từ 45 – 50cm. Dây cắt từ 30 – 35cm. Hướng Đông Tây là hướng lên luống thích hợp nhất. Vì hướng này có thể tránh được gió mùa đông bắc và nắng nóng chiều trực tiếp. 

2.3 Kỹ thuật trồng khoai lang

Cách trồng khoai lang cho năng suất cao phụ thuộc rất nhiều vào đất đai, thời vụ, chất lượng dây giống, tập quán vùng miền. Có một số phương pháp được áp dụng phổ biến như: trồng dây kiểu đáy thuyền, trồng nằm ngang luống, trồng kiểu dây áp tường, trồng kiểu móc câu, dây thẳng dọc luống,…

Hầu hết các giống khoai lang đều được trồng theo cách thẳng dây dọc luống nối đuôi nhau, cách này giúp tạo ra năng suất cao nhất. Nên tiến hành trồng khoai lang vào buổi chiều mát.

Đặt dây lang lên luống, phân ngọn trồng theo hướng từ Tây sang Đông hoặc từ hướng Tây Nam sang Đông Bắc. Chôn dây lang sâu khoảng 5 – 15cm, chôn 2/3 hom xuống dưới đất. Khoảng cách: (100  – 130) x (20 – 30 )cm với mật độ khoảng 30.000 dây/ha. Sau khi trồng thì lấp đất lên trên mặt với độ dày từ 5 – 10cm. 

cách trồng khoai lang thủy sinh
Có rất nhiều cách trồng khoai lang

3. Chăm Sóc Khoai Lang Đúng Cách

3.1 Chăm sóc sau khi trồng

Sau khi trồng, bạn cần thường xuyên quan sát, cần đắp thêm đất nếu thấy bề mặt cây còn trống. Điều này sẽ giúp cây nhanh chóng lên chồi. Khi tưới cây, cần tưới một lượng nước vừa phải tránh để cây bị ngập úng.

Khi trồng khoai lang, khâu tưới tiêu là rất quan trọng. Nếu thiếu nước cây sẽ chậm phát triển, dễ bị héo. Bạn có thể chia thời gian tưới nước cho cây thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: 1 tuần sau khi trồng cây xuống đất
  • Giai đoạn 2: Khi khoai lang phủ luống
  • Giai đoạn 3: Sau khi vun cao lần thứ 2 (60 – 80 ngày sau khi trồng cây)
cách trồng dây khoai lang
Sau khi trồng cây xuống đất cần chú ý quan sát và tưới nước hợp lý

Sau khi trồng cây được khoảng 20 – 30 ngày thì tiến hành bấm ngọn để chất dinh dưỡng truyền xuống rễ, kích thích rễ phát triển. Bạn chỉ cần dùng tay ngắt phần ngọn từ 1-2cm. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến việc dọn cỏ xung quanh luống khoai lang của mình để cây có thể phát triển nhanh chóng hơn.

3.2 Bón phân

  • Bón lót

Bón lót chủ yếu sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, phân xanh, rơm rạ ủ… và phân vô cơ. Lượng phân hữu cơ: 10 – 15 tấn/ha. Lượng phân vô cơ (chủ yếu là phân lân): 50 – 60 kg/ha.

  • Bón thúc

Bón thúc là cách bón phân chia ra thành nhiều thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Phân dùng bón thúc có thể là: Đạm, kali, có thể dùng thêm phân chuồng, phân bắc hoai mục. Lượng phân đạm: 30 – 60 kg/ha. Lượng phân kali: 70 – 100 kg/ha.

cách trồng cây khoai lang cảnh
Bón phân đúng theo từng thời kỳ để tạo điều kiện phát triển cho cây

3.3 Phòng trừ sâu bệnh

Dù là một cây dễ trồng nhưng trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây sẽ khó tránh khỏi sâu bệnh tấn công. Một số vấn đề thường thấy như: bệnh bọ hà, sâu đục dây, bệnh thối đen,…Bạn cần có những biện pháp phòng tránh và diệt trừ các loại sâu bệnh này để không làm ảnh hưởng đến năng suất.

4. Thu Hoạch Khoai Lang

Tùy theo đặc điểm của từng giống cây trồng mà có khoảng thời gian thu hoạch khác nhau. Thông thường, khoai lang được thu hoạch khi thân và lá vàng, rụng nhiều, nhựa củ đặc, đen.  Nếu thu hoạch quá sớm, củ khoai sẽ không ngọt và thu hoạch quá muộn sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất. 

cách trồng cây khoai lang làm cảnh
Khi lá và thân cây có màu vàng thì có thể thu hoạch được

XEM THÊM:

Trên đây là cách trồng khoai lang đúng kỹ thuật và cho năng suất cao mà bạn nên tham khảo. Tuy là một loại cây dễ dàng thích nghi với môi trường nhưng bạn cũng không nên quá lơ là nếu muốn có một mùa bội thu. Vua Nệm hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều