Chuyện quanh ta

Cách trồng khổ qua trong chậu đơn giản, ra nhiều trái

CẬP NHẬT 02/11/2022 | BỞI Tiến Kiều

Khổ qua hay mướp đắng là một loại thực phẩm được rất nhiều người yêu thích. Trồng khổ qua không khó nhưng lại rất ít người biết cách trồng khổ qua đúng kỹ thuật. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về đặc điểm, lợi ích và cách trồng khổ qua, nên bài viết hôm nay Vua Nệm sẽ chia sẻ đến các bạn tất cả các kiến thức liên quan liên khổ qua.

1. Giới thiệu về khổ qua

Khổ qua còn có tên gọi khác là mướp đắng, chúng được trông rất phổ biến ở Việt Nam. Khổ qua là loại thực vật thân thảo, thuộc họ dây leo và có tuổi thọ chỉ khoảng 5 – 6 tháng.

Khổ qua có lá màu xanh thẫm, mép lá có hình răng cưa, gân lá có nhiều lông, hoa màu vàng. Quả khổ qua có nhiều u nhỏ mộc chồi hẳn lên trên bề mặt, rất dễ phân biệt với những loại quả khác.

cây khổ qua
Khổ qua mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

Khổ qua là loài thực vật thường phân bố ở khu vực Châu ÁChâu Phi. Ở Việt Nam, khổ qua phân bố trên khắp cả nước và là nguồn thực phẩm, dược liệu khá quen thuộc với người dân.

Mặc dù khổ qua có vị đắng, khó ăn với nhiều người, nhưng lại có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Ví dụ như: Khổ qua có khả năng phòng chống sốt xuất huyết, phòng xơ vỡ động mạnh, bảo vệ màng tế bào, kháng ung thư, bảo vệ tim, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường loại 2, tốt cho da, giảm cân,…vv.

2. Cách trồng khổ qua bằng hạt tại nhà

Trên thực tế, kỹ thuật trồng khổ qua cũng không có gì quá phức tạp, quan trọng là các bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đất, phân bón và làm theo các bước sau đây.

2.1. Cách lựa chọn và xử lý hạt giống khổ qua

  • Lựa chọn hạt giống

Lựa chọn giống là một trong những việc quan trọng nhất nên các bạn cần đặc biệt chú ý. Bạn có thể lựa chọn hạt từ những quả khổ đã chín, mập mạp hoặc ra các cửa hàng chuyên cung cấp hạt giống cây trồng để mua.

Nếu mua hạt giống, thì các bạn cần tìm các địa chỉ uy tín, để không mất tiền oan nhé.

cách trồng cây khổ qua
Phải lựa chọn hạt giống khổ qua mập mạp
  • Xử lý hạt giống

Sau khi đã mua hạt khổ qua về, các bạn cần phải biết xử lý đúng cách, để hạt có thể nảy mầm tốt hơn. Cụ thể, bạn hãy mang hạt giống đi ngâm với nước ấm có nhiệt độ từ 30 – 40 độ C trong khoảng thời gian từ 6 – 8 tiếng.

Tiếp đến, bạn vớt hạt giống ra ngoài, rửa sạch và ủ bằng khăn ẩm qua đêm. Sáng mai, khi bạn kiểm tra thấy hạt đã tách vỏ tức là đạt chất lượng, còn hạt chưa tách vỏ có thể đã bị hỏng hoặc chất lượng hạt kém.

2.2. Chuẩn bị đất và ươm hạt – cách trồng khổ qua

  • Chuẩn bị đất trồng

Để khổ qua phát triển tốt, mọc đều thì các bạn cần phải chuẩn bị đất trồng thật chất lượng. Đất trồng khổ qua thường được trộn từ phân bò ủ mục, xơ dừa và đất thịt.

  • Ươm hạt trong chậu

Đầu tiên, các bạn hãy lựa những chiếc chậu hoặc thùng xốp có chiều sâu khoảng 25cm, đã có chọ lỗ thoát nước dưới đáy và đổ đất trồng đã chuẩn bị vào đó. Bạn không nên đổ quá đầy để tránh bị tràn nước khi tưới sau này.

Tiếp đến, bạn có thể dùng ngón tay hoặc que để chọc các lỗ nhỏ trên bề mặt, những lỗ này cần cách nhau khoảng 20cm. Sau đó, hãy đặt những hạt giống đạt chất lượng vào đó và lấp một lớp đất mỏng lên trên, mỗi lỗ chỉ từ 2 -3 hạt mà thôi.

Cuối cùng bạn chỉ cần tưới nước rồi chờ 1 tuần để hạt nảy mầm và tiến hành chăm sóc đúng cách là được.

3. Cách chăm sóc khổ qua

Như bạn đã thấy, cách trồng khổ qua thì khá đơn giản, không tốn nhiều công sức nhưng để khổ qua phát triển tốt, cho ra nhiều quả thì bạn cần phải biết cách chăm sóc đúng kỹ thuật.

3.1. Anh sáng và nhiệt độ – cách trồng khổ qua

Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của khổ qua. Theo các chuyên gia nông nghiệp, khổ qua cần phải tiếp xúc ánh sáng mặt trời tối thiểu 6 giờ 1 ngày thì mới quan hợp đủ chất dinh dưỡng. Do đó, nhớ đặt cây ra kho vực mát mẻ, ánh sáng tốt nhé.

Bên cạnh đó, nhiệt độ thích hợp nhất để khổ qua phát triển là từ 22 – 25 độ C và có thể cao hơn một chút cũng không sao. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao, nắng gắt thì các bạn nên che chắn cẩn thận, để cây không mất nước, héo lá.

cách trồng khổ qua trong chậu
Trồng khổ qua phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng

3.2. Tưới nước đầy đủ – cách trồng khổ qua

Khổ qua là loài thực vật cần độ ẩm trung bình, tuy nhiên giai đoạn đầu cần phải cung cấp đủ nước cho có thể sinh trưởng bình thường.

Mỗi ngày, các bạn cần tưới đủ 2 lượt nước cho cây, lược 1 vào buổi sáng và lượt 2 vào chiều tối. Nếu gặp trời mưa thì bạn nên có mái che hoặc di chuyển vào khu vực không có mưa to để chậu không bị úng nước.

3.3. Làm giàn leo cho khổ qua

Trong giai đoạn khoảng 1 tuần đầu thì khổ qua có tốc độ phát triển khá chậm. Tuy nhiên, khi mầm đã lên cao thì sẽ phát triển nhanh chóng, nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật. Do đó, các bạn cần làm ngay giàn leo để chúng phát triển. 

Bước đầu, bạn hãy dùng thanh tre để tạo cầu nối giúp dây leo dần lên giàn lớn, khi dây đã tự bám vào giàn lớn thì hãy để khổ qua tự phát triển bình thường.

3.4. Bón phân cho khổ qua – cách trồng khổ qua đúng kỹ thuật

Bón phân là việc làm rất quan trọng, quyết định đến chất lượng số lượng trái của khổ qua. Bạn phải bón lót khi bắt đầu trồng và bón thúc khi cây bắt đầu ra hoa kết trái.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, cứ 7 thì bạn nên bón DAP + ure. Nếu thấy cây phát triển kém thì nên bón thêm phân bón lá vi sinh.

Khi khổ qua chuẩn bị ra hoa rộ thì hãy phun HVP Auxin Qrganic 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày để cho quả đậu nhiều hơn. Nếu bạn muốn quả to, đẹp thì hãy phun HVP 401.N 7 ngày/ lần.

3.5. Thu hoạch khổ qua

Thông thường, trong điều kiện sinh trưởng tốt thì khổ qua chỉ mất khoảng 2 tháng để cho thu hoạch. Đến giai đoạn này thì các bạn không cần tưới nước nhiều, chỉ nên tưới 1 lần 1 ngày.

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên ngắt những lá già, nhánh không có ngọn để cây tập trung chất dinh dưỡng vào quả, giúp quả to, đẹp và ngon hơn.

cách trồng khổ qua nhiều trái
Thu hoạch khổ qua sau 2 tháng

3.6. Một số bệnh thường gặp và cách xử lý

Khổ qua là loài thường ít mắc sâu bệnh năng nhưng vẫn cần phải chú ý đến một số bệnh như sau.

  • Nếu thấy bọ trĩ hút nhựa ở ngọn, làm cho cây không phát triển thì hãy dùng lannate, confidor, regent,…để phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Chú ý là chỉ phun tập trung vào ngọn cây thôi nhé.
  • Cây kém phát triển, xoăn lá do bọ trĩ, rầy mềm, rầy xanh thì hãy sử dụng supracide, confidor ,cidi M50 để phun.
  • Nếu phát hiện ruồi đục quả thì hãy phun thuốc decis regent, azodrin,…
  • Nếu phát hiện cây con bị thối, nhũn thì dùng Aliette, Rovral để tưới
  • Nếu phát hiện dây khổ qua bị héo từ ngọn đến thân hoặc nứt héo theo nhánh do mất nước thì nên dùng Rovral, Aliette hoặc Ridomil để điều trị.
  • Bệnh sương mai, đốm phấn thì nên dùng thuốc Mancozeb hoặc Ridomil.

>> Xem thêm: 

Trên đây là cách trồng khổ qua và cách chăm sóc khổ qua đúng kỹ thuật giúp cho cây phát triển tốt, cho ra nhiều trái. Như bạn đã thấy, việc trồng và chăm sóc khổ qua không hề khó chút nào, các bạn hãy làm đúng theo cách ở trên để có được nguồn thực phẩm chất lượng nhé.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều