Khoai tây là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích và có mặt trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, khoai tây nếu để lâu rất dễ mọc mầm, có thể gây độc hại cho người dùng, vì vậy, bạn cần lưu tâm đến cách bảo quản khoai tây được lâu, giữ được chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình của mình. Bài viết dưới đây của Vua Nệm sẽ hữu ích đối với bạn.
Nội Dung Chính
- 1. Khoai tây để được bao lâu?
- 2. Tổng hợp các cách bảo quản khoai tây được lâu
- 2.1. Cách bảo quản khoai tây nguyên củ được lâu
- 2.1.1. Chọn lọc khoai tây cẩn thận trước khi bảo quản
- 2.1.2. Bảo quản khoai tây ở nơi thoáng mát
- 2.1.3. Cách bảo quản khoai tây được lâu là tránh xa ánh sáng
- 2.1.4. Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh
- 2.1.5. Không đặt khoai tây ở trong hộp kín
- 2.1.6. Không rửa khoai tây
- 2.1.7.Tránh xa các sản phẩm khác
- 2.2.8. Kiểm tra khoai tây định kỳ
- 2.2. Cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ
- 2.3. Cách bảo quản khoai tây chiên giòn lâu
- 2.4. Cách bảo quản khoai tây nghiền tiện lợi
- 2.1. Cách bảo quản khoai tây nguyên củ được lâu
- 3. Dấu hiệu của khoai tây bị hư hỏng
1. Khoai tây để được bao lâu?
Để đảm bảo chất dinh dưỡng độ tươi ngon của khoai tây, bạn nên nắm được khoai tây để được bao lâu. Bên cạnh đó, nắm được thời gian bảo quản khoai tây sẽ giúp bạn lưu trữ khoai đúng cách, tránh trường hợp để quá lâu sẽ làm khoai bị mọc mầm, sinh ra những chất độc hại cho cơ thể.
Theo thông tin từ các chuyên gia sức khỏe, thời gian bảo quản khoai tây được bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng khoai mà bạn bảo quản như thế nào, cụ thể như sau:
- Khoai tây nguyên củ, chưa sơ chế: Thời gian bảo quản từ 1 tuần đến 1-2 tháng nếu để ở nhiệt độ phòng.
- Khoai tây đã sơ chế hoặc nấu chín: Thời gian bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh tối đa 4-5 ngày. Nếu bảo quản ở ngăn đông thì có thể kéo dài đến 1 năm. Trước khi ăn cần rã đông khoai rồi hâm nóng hoặc nấu lại khoai.
Đọc ngay: Khoai tây bao nhiêu calo? Ăn nhiều khoai tây có béo hay không?
2. Tổng hợp các cách bảo quản khoai tây được lâu
Hiện nay, có rất nhiều cách bảo quản khoai tây được lâu, tùy theo tình trạng khoai và điều kiện thực tế mà bạn có thể lựa chọn các cách bảo quản phù hợp trong số các cách dưới đây:
2.1. Cách bảo quản khoai tây nguyên củ được lâu
2.1.1. Chọn lọc khoai tây cẩn thận trước khi bảo quản
Nếu muốn khoai tây bảo quản được lâu, không bị hư hỏng thì bạn cần chọn khoai thật cẩn thận. Nên chọn những củ mới đào, còn lành lặn, không bị dập, sờn vỏ. Nếu khoai đã bị dập hoặc bị dao cứa vào trong quá trình đào thì cần loại bỏ vì khoai sẽ bắt đầu hỏng dần từ vết cứa đó. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên chọn những củ khoai có màu xanh hoặc củ khoai có dấu hiệu mọc mầm.
2.1.2. Bảo quản khoai tây ở nơi thoáng mát
Bảo quản khoai tây nên chọn những nơi thoáng mát, nhiệt độ lý tưởng là từ 6-10 độ C. Nếu vậy thì khoai tây có thể bảo quản được trong nhiều tháng mà không bị hư hỏng. Mức nhiệt độ này thường có trong điều kiện mùa đông của nước ta.
Theo nhiều nghiên cứu, nhiệt độ mát sẽ làm cho thời gian bảo quản khoai tây tăng lên gấp 4 lần so với nhiệt độ phòng. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp cũng giữ cho hàm lượng vitamin C có trong khoai tây giữ được lâu hơn (khoảng 4 tháng). Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng, sau khoảng 1 tháng thì lượng vitamin C sẽ mất đi khoảng 20% so với ban đầu..
2.1.3. Cách bảo quản khoai tây được lâu là tránh xa ánh sáng
Ánh sáng, bao gồm cả ánh sáng mặt trời lẫn ánh sáng của đèn huỳnh quang đều có thể khiến cho vỏ khoai tây chuyển sang màu xanh. Màu xanh được tạo ra từ vỏ khoai tây chính là chất diệp lục, chúng vô hại nhưng nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lại tạo ra một lượng lớn chất độc hại có tên là solanin.
Solanin có vị đắng, tạo ra cảm giác nóng miệng hoặc cổ họng, nhất là với những người nhạy cảm với chất này. Solanin còn gây độc nếu được tiêu thụ với hàm lượng cao, các triệu chứng nổi bật là: buồn nôn, nôn, tiêu chảy…
Để tránh sự hình thành solanin của khoai tây, bạn nên để khoai tây ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào như trong gầm tủ bếp, những vị trí khuất nắng trong nhà…
2.1.4. Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh
Như đã phân tích ở trên, nhiệt độ lý tưởng để bảo quản khoai tây là 6-10 độ C, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên để khoai tây ở trong ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ trong tủ lạnh quá thấp, chúng sẽ gây ra tình trạng chuyển hóa đường do nhiệt độ thấp. Khi bạn dùng khoai tây này chế biến bằng các cách như chiên, nấu thì đường trong khoai tây sẽ kết hợp với axit amin asparagin trong nhiệt độ cao, tạo thành một hợp chất có tên là Acrylamide rất độc hại – chất gây ra nguy cơ ung thư.
Bạn cũng không nên bảo quản khoai tây sống trong tủ đông vì khoai tây có chứa nhiều nước, nếu để trong tủ đông thì lượng nước này sẽ nở ra, khiến cho khoai tây khi rã đông sẽ bị nhão, không thể sử dụng để nấu ăn được. Nếu bạn muốn bảo quản khoai tây trong tủ lạnh thì nên nấu chín khoai một phần hoặc nấu chín hoàn toàn thay vì để sống nguyên củ.
Đọc thêm: 7 mẹo bảo quản rau củ trong tủ lạnh để rau củ luôn tươi như mới
2.1.5. Không đặt khoai tây ở trong hộp kín
Cách bảo quản khoai tây được lâu nếu để ở nhiệt độ phòng là tạo sự thoáng khí, ngăn chặn tình trạng khoai tây hô hấp tạo ra hơi ẩm và bị hư hỏng dần. Tốt nhất là bạn nên để khoai trong rổ thưa, túi lưới… Khi xếp khoai vào rổ, trên mỗi lớp khoai bạn nên đặt một tờ giấy báo để tránh khoai bị xây xước, tróc vỏ.
2.1.6. Không rửa khoai tây
Khoai tây sau khi thu hoạch sẽ được mang ra chợ bán trực tiếp mà không cần rửa sạch. Khi bạn mua khoai về, cách bảo quản khoai tây được lâu là không được rửa khoai, dù rửa xong bạn đã lau khô vẫn ảnh hưởng đến việc bảo quản. Việc rửa khoai vô tình làm cho độ ẩm của khoai tăng lên, kích thích sự mọc mầm và sự phát triển của vi khuẩn, nấm, khiến cho khoai nhanh hỏng hơn.
2.1.7.Tránh xa các sản phẩm khác
Các loại trái cây khi chín sẽ tạo ra khí ethylene, nếu để khoai tây ở gần những loại quả này sẽ khiến cho khoai nhanh mọc mầm và nhanh mềm hơn. Tốt hơn hết là bạn nên để khoai tây tránh xa những loại quả như: hành, cà chua, hành tây, táo, chuối chín…để thời gian bảo quản khoai được kéo dài.
2.2.8. Kiểm tra khoai tây định kỳ
Mục đích của việc kiểm tra khoai tây định kỳ là để nhận biết sớm dấu hiệu khoai bị hỏng để loại bỏ ngay, tránh ảnh hưởng đến các củ còn lại.
2.2. Cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ
Khoai tây đã gọt vỏ nếu để ngoài không khí sẽ gây ra tình trạng thâm đen, nhanh hỏng. Nếu đã lỡ gọt vỏ khoai nhưng không sử dụng hết, bạn có thể ngâm khoai tây trong nước có pha với nước cốt chanh để giữ cho khoai không bị thâm rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cách bảo quản khoai tây này sẽ giúp khoai không bị hư hỏng trong 2-3 ngày.
2.3. Cách bảo quản khoai tây chiên giòn lâu
Khoai tây chiên là món ăn vặt vô cùng hấp dẫn, tuy nhiên, việc chế biến khoai mất khá nhiều thời gian. Bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách chuẩn bị khoai một lần, những lần khác chỉ cần rã đông là có thể đem chiên ngay lập tức. Cách làm đơn giản như sau:
- Rửa sạch khoai tây, cắt thành từng miếng dài nhỏ, đem luộc với một ít muối.
- Vớt khoai ra, để ráo nước hoặc thấm khô bằng khăn sạch.
- Cho khoai tây đã cắt vào hộp rồi đậy kín nắp, cho vào ngăn đông tủ lạnh. Đây là cách bảo quản khoai tây được lâu mà khá đơn giản, thời gian bảo quản có thể đạt từ 3-6 tháng.
- Cho khoai vào hộp kín và cho ngăn đông có thể bảo quản lên đến 3 – 6 tháng.
Nếu bạn muốn bảo quản khoai tây đã chiên, chỉ cần cho vào hộp kín rồi cho thêm một ít dầu ăn, trộn đều rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cách bảo quản này có thể giữ khoai trong khoảng từ 4-5 ngày mà vẫn giữ nguyên mùi vị.
Xem ngay: Hướng dẫn cách làm khoai tây chiên giòn cực dễ tại nhà
2.4. Cách bảo quản khoai tây nghiền tiện lợi
Cách bảo quản khoai tây nghiền khá đơn giản, bạn chỉ cần đợi khoai nguội rồi cho vào hộp, đậy nắp kín. Cho hộp khoai tây vào ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản có thể được 4-5 ngày.
3. Dấu hiệu của khoai tây bị hư hỏng
Khoai tây dù được bảo quản đúng cách cũng vẫn có thể bị hư hỏng do một số nguyên nhân nào đó. Nếu bạn nhận thấy một số dấu hiệu dưới đây thì nên loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khoai tây đã mọc mầm và bị xanh vỏ là dấu hiệu khoai đã bị hỏng
- Vỏ màu xanh: Nếu bạn thấy củ khoai tây có vỏ màu xanh, sờ vào hơi mềm, hơi héo thì nên loại bỏ để tránh tích tụ các chất gây hại cho cơ thể.
- Khoai tây mọc mầm: Khoai tây mọc mầm sẽ sinh ra những chất độc gây hại cho cơ thể, do đó, bạn cần loại bỏ ngay nếu phát hiện củ khoai đã có dấu hiệu mọc mầm.
- Khoai tây bị mục nát: Khoai tây có thể bị mềm nhũn, chảy nước, bị mốc, bốc mùi… thì nên loại bỏ vì khoai tây đã bị hỏng.
Thông tin bài viết trên đây giúp bạn nắm được các cách bảo quản khoai tây được lâu. Nếu áp dụng những cách này, khoai tây của bạn sẽ giữ được lâu, hàm lượng chất dinh dưỡng được đảm bảo, không gây hại cho sức khỏe. Chúc bạn thành công với những phương pháp bảo quản khoai tây mà chúng tôi đã gợi ý nhé.