Sức khỏe giấc ngủ

Bà bầu ngủ nhiều có tốt không? Ngủ bao nhiêu là đủ? 

CẬP NHẬT 11/11/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Mặc dù giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang bầu nhưng liệu ngủ nhiều có tốt không? Việc cảm thấy buồn ngủ quá mức trong khi mang thai có phải là dấu hiệu không tốt cho sức khỏe? Nếu mẹ cũng đang lo ngại việc ngủ quá nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, thì hãy cùng Vua Nệm làm rõ các thắc mắc bà bầu ngủ nhiều có tốt không và ngủ bao nhiêu là đủ nhé!

1. Trong thời kỳ mang thai bà bầu ngủ nhiều có tốt không

Giấc ngủ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe của mẹ bầu. Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ phải chịu nhiều sức ép lớn cùng sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố. Khi này, các cơ quan nội tạng như tim, thận đều phải hoạt động công suất cao hơn so với khi chưa mang bầu để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, đủ khối lượng máu cần thiết. 

lợi ích của giấc ngủ với mẹ bầu
Giấc ngủ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe của mẹ bầu.

Khi càng về cuối thai kỳ, trọng lượng cơ thể của cả mẹ lẫn bé đều tăng lên, đạt sức ép lớn lên các khớp, cơ của người mẹ. Chính thế, việc mang thai đưa mẹ vào tình trạng kiệt sức, mệt nhọc và mẹ cần 1 chế độ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để lấy lại năng lượng.​​

Mẹ bầu cảm thấy thèm ngủ, ngủ bao nhiêu cũng không đủ là 1 điều hết sức bình thường. Nhưng nếu dành thời gian cho việc ngủ quá nhiều, mẹ có thể bỏ bữa hoặc không có thời gian cho các hoạt động lành mạnh khác. Như vậy, có thể nói rằng, việc bà bầu ngủ nhiều có tốt hay không còn phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt, ăn uống, dinh dưỡng vận động của thai phụ. 

Nếu như bà bầu chỉ ngủ mà không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, vận động thì sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho mẹ và bé. Cụ thể:

Nhu cầu ngủ cao hơn trong quá trình mang thai
Nhu cầu ngủ cao hơn trong quá trình mang thai là điều hết sức bình thường.
  • Mẹ bầu ngủ quá nhiều, không phân bổ thời gian cho việc vận động, luyện tập thể thao nhẹ nhàng sẽ có nguy mắc thuyên tắc mạch phổi cao. Lý do là khi nằm lâu, sẽ tạo điều kiện để các khối máu ở tĩnh mạch chân di chuyển lên tĩnh mạch phổi, từ đó gây tắc nghẽn mạch phổi. 
  • Mẹ bầu ít vận động còn có thể gặp tình trạng cứng cơ, tiểu đường thai kỳ. 
  • Bà bầu ngủ nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ

Bên cạnh đó, nhu cầu ngủ cao hơn so với trước khi mang bầu còn do sự hoạt động mạnh mẽ của của hormone progesterone. Hormone này có nhiệm vụ chính là giúp cơ thể mẹ được điều hòa khi có sự thay đổi lớn xảy ra với cơ thể nhưng đồng thời nó cũng là thủ phạm gây ra cơn buồn ngủ nhiều ở mẹ.

Mẹ cũng rất dễ bị căng thẳng, stress trong thời gian này nên giấc ngủ cũng là cách cơ thể cân bằng lại, giải quyết các muộn phiền, lo âu và phục hồi năng lượng nhanh chóng. 

Mẹ bầu bị thiếu ngủ gây chuyển dạ chậm
Mẹ bầu bị thiếu ngủ có quá trình chuyển dạ diễn ra chậm

Thực tế, một vài nghiên cứu được thực hiện cho thấy những mẹ bầu có số thời gian ngủ ít hơn 6 tiếng 1 ngày sẽ có nguy cơ sinh mổ cao hơn so với những mẹ bầu ngủ đủ giấc (7-9 tiếng 1 ngày) gấp 4,5 lần.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra mẹ bầu bị thiếu ngủ có quá trình chuyển dạ diễn ra chậm và khó khăn hơn với những thai phụ khác. Điều này cho thấy rằng giấc ngủ ngon là 1 phần quan trọng để có được 1 thai kỳ khỏe mạnh, trọn vẹn. 

2. Giấc ngủ của mẹ bầu diễn ra như thế nào?

Giấc ngủ của mẹ bầu có sự khác biệt nhất định sau mỗi kỳ tam cá nguyệt. Một số thay đổi điển hình có thể kể đến là: 

2.1. Trong 3 tháng đầu thai kỳ

Khi này, nhu cầu đi tiểu của mẹ tăng lên nhanh chóng, mẹ thường xuyên thức dậy giữa đêm để “giải quyết nỗi buồn”. Sự gián đoạn giấc ngủ này có thể gây ra sự căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt là với những mẹ bầu khó ngủ, không thể vào giấc lại được sau khi đã thức dậy. Mẹ có thể thấy nhu cầu ngủ cao hơn vào ban ngày để bù đắp lại số giờ ngủ thiếu hụt vào ban đêm.

Những mẹ bầu khó ngủ khi đã thức dậy
Những mẹ bầu khó ngủ, không thể vào giấc lại được sau khi đã thức dậy.

2.2. Trong 3 tháng giữa thai kỳ

Giấc ngủ trong giai đoạn này có sự cải thiện hơn. Lý do 1 phần là bởi tình trạng đi tiểu đêm giảm lại. Tuy vậy, đối với 1 số mẹ bầu, tình trạng giấc ngủ kém vẫn có thể tiếp diễn, dẫn đến căng thẳng, stress. 

2.3. Trong 3 tháng cuối thai kỳ

Đây là giai đoạn mẹ gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ nhất. Các tình trạng như ợ nóng, chuột rút,.. có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, tần suất tiểu đêm có thể tăng lên. Lý do là vì tư thế thay đổi của em bé gây ra lực lên bàng quang. 

3. Những lưu ý về giấc ngủ dành cho bà bầu

Để có được 1 quá trình mang thai khỏe mạnh cho mẹ và bé, mẹ bầu nên ưu tiên chăm sóc giấc ngủ của mình, đảm bảo dành ít nhất từ 7-9 tiếng mỗi ngày để nghỉ ngơi. Bên cạnh giấc ngủ sinh lý buổi tối, mẹ có thể dành khoảng 30 phút buổi trưa để làm 1 giấc ngủ ngắn.

Mẹ bầu nên tạo thói quen ngủ sớm vào ban đêm
Mẹ bầu nên tạo thói quen ngủ sớm vào ban đêm và ngủ khoảng 30 phút vào ban ngày

Đặc biệt là vào thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ khi nồng độ hormone progesterone tăng mạnh thì mình cần ngủ nhiều hơn nữa. Nếu trong ngày mẹ cảm thấy mệt mỏi thì nên tạm gác các nhiệm vụ lại và đi nằm nghỉ 1 lúc. 

Tuy vậy, để tránh giấc ngủ ngày ảnh hưởng tới giấc ngủ chính vào buổi tối, mẹ lưu ý các điều sau nhé: 

  • Duy trì lịch trình ngủ thức đều đặn, đi ngủ và thức dậy trong cùng 1 khung giờ. 
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, không nên dành quá nhiều thời gian ban ngày để ngủ kẻo ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. 
  • Tạo các thói quen tốt để tâm trạng luôn thoải mái, không lo lắng, chẳng hạn như đọc sách, thiền, viết nhật ký,…
  • Hạn chế làm những công việc nặng nhọc, lao lực.
  • Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh tiểu đêm.
  • Lên chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, tập trung bổ sung nhiều rau củ, ngũ cốc, cá và các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất. Lên chế độ tập luyện, vận động phù hợp, điều này sẽ giúp cải thiện cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của mẹ. 
  • Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp. Tốt nhất sau 3 tháng thai kỳ mẹ nên dần chuyển sang tư thế nằm nghiêng do lúc này, em bé đã lớn và tạo áp lực nhiều hơn lên khung xương của mẹ. Việc nằm nghiêng, đặc biệt là nghiêng bên trái sẽ giúp giải tỏa áp lực và tốt hơn cho thai nhi. Nghiên cứu còn cho thấy tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm nguy cơ sinh non. 
sau 3 tháng thai kỳ mẹ bầu nên ngủ nghiêng
Tốt nhất sau 3 tháng thai kỳ mẹ nên dần chuyển sang tư thế nằm nghiêng

Nhìn chung, mẹ bầu hay buồn ngủ quá mức là do sự thay đổi của các hormone và nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là hormone progesterone. Dù vậy, ngủ quá nhiều cũng không phải là dấu hiệu tốt, nó có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe như nguy cơ thuyên tắc phổi, cứng khớp, béo phì, tiểu đường thai kỳ,…

Chính vì thế, trong quá trình mang thai, mẹ cần giữ 1 chế độ luyện tập hợp lý kết hợp với ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để cả mẹ lẫn con đều khỏe mạnh. Ngoài ra, sức khỏe tinh thần cũng là 1 phần quan trọng, mẹ bầu cần được chăm sóc về cả thể chất lẫn tinh thần để luôn cảm thấy hạnh phúc, tràn trề năng lượng.

XEM THÊM: Bà bầu ngủ trưa nhiều có tốt không? Mẹo chăm sóc giấc ngủ cho mẹ bầu

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan tới thắc mắc bà bầu ngủ nhiều có tốt không. Hy vọng những kiến thức bài viết chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan tới sức khỏe giấc ngủ đồng thời bỏ túi nhiều bí quyết chăm sóc giấc ngủ tốt nhất cho mẹ bầu. Chúc mừng gia đình bạn sắp có thêm thành viên mới nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/pregnancy/excessive-sleeping-during-pregnancy

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên