Vào mùa đông, chúng ta thường thấy mình ngủ nhiều hơn và khó rời giường vào mỗi sáng thức dậy nhưng không biết tại sao ngủ nhiều hơn vào mùa đông? Nếu bạn cũng đang có cùng câu hỏi thì hãy theo dõi bài viết này của Vua Nệm, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm lời giải đáp cho vấn đề rất thú vị này.
Nội Dung Chính
- 1. Chúng ta có cần ngủ nhiều hơn vào mùa đông?
- 2. Tại sao ngủ nhiều hơn vào mùa đông?
- 3. Cách ngủ ngon hơn vào mùa đông
- 3.1. Tập thể dục thường xuyên
- 3.2. Cố gắng không ăn quá nhiều trước giờ đi ngủ
- 3.3. Không để nhiệt độ phòng quá cao
- 3.4. Đầu tư vào không gian và phụ kiện giường ngủ
- 3.5. Giữ gìn sức khỏe khỏi các bệnh cảm cúm
- 3.6. Tránh uống rượu trước khi đi ngủ
- 3.7. Hạn chế căng thẳng trước giờ đi ngủ
- 3.8. Tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời
1. Chúng ta có cần ngủ nhiều hơn vào mùa đông?
Nhu cầu ngủ đối với người trưởng thành khỏe mạnh là khoảng từ 7 – 9h mỗi đêm. Cho dù bên ngoài trời có lạnh hay tối đến đâu thì đây vẫn là thời gian ngủ tiêu chuẩn mà người khỏe mạnh ở độ tuổi trưởng thành cần cho cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Hiệp hội giấc ngủ quốc gia Mỹ – National Sleep Foundation, vào mùa đông, những người trưởng thành khỏe mạnh thường ngủ nhiều hơn. Cụ thể, họ sẽ ngủ thêm từ 1,75 đến 2,5 giờ trong mùa đông. Điều này không phải do chúng ta cần ngủ nhiều hơn vào mùa đông, nhưng một số yếu tố khách quan khiến cơ thể có xu hướng muốn ngủ nhiều hơn.
Những thay đổi về môi trường như ngày ngắn, mặt trời lặn sớm và nhiệt độ lạnh thường khiến mọi người mệt mỏi và buồn ngủ hơn. Cụ thể như thế nào? Phần tiếp theo của bài viết sẽ làm rõ hơn những tác động của các yếu tố này tới sự thay đổi thói quen ngủ vào mùa đông.
2. Tại sao ngủ nhiều hơn vào mùa đông?
Thời gian ban ngày ngắn hơn, bầu trời tối hơn là dấu hiệu đặc trưng của mùa đông. Và xu hướng ngủ nhiều hơn cũng bắt đầu diễn ra khi mùa đông đến. Điều gì là nguyên nhân khiến chúng ta thay đổi thói quen ngủ trong mùa đông, tại sao ngủ nhiều hơn vào mùa đông? Dưới đây là một số lý do đã được chứng minh là khiến con người thường ngủ nhiều khi đông về.
2.1. Ngày ngắn hơn làm thay đổi nhịp sinh học
Mặc dù về mặt thể chất, chúng ta không cần ngủ nhiều hơn vào mùa đông, nhưng những thay đổi môi trường khiến con người dành nhiều thời gian hơn để ngủ.
Ngày ngắn hơn, mặt trời lặn sớm hơn và nhiệt độ lạnh hơn là nguyên nhân hàng đầu khiến tại sao ngủ nhiều hơn vào mùa đông. Những thay đổi môi trường này ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể con người.
Thông thường, não bộ cho rằng khi có ánh nắng mặt trời sẽ là ban ngày, lúc này chúng ta sẽ tỉnh táo và chưa đến giờ đi ngủ. Melatonin – hormone gây buồn ngủ cũng không được sản xuất vào ban ngày, khiến chúng ta không buồn ngủ khi có ánh sáng tự nhiên.
Tuy nhiên, vào mùa đông, khi ngày ngắn hơn có thể khiến bạn kiệt sức và buồn ngủ vì chúng có thể thúc đẩy quá trình sản xuất melatonin tự nhiên tăng sớm hơn trước giờ đi ngủ.
Với ngày ngắn hơn trong mùa đông và ánh sáng mặt trời không sáng như mùa hè, não bộ của chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt ngày và đêm. Do đó, mức độ melatonin của bạn có thể tăng lên đáng kể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hơn vào cả ban ngày.
Nhiệt độ lạnh hơn cũng có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó làm tăng nhu cầu ăn uống và ngủ nghỉ. Đây là một lý do cơ bản mà mọi người thường thèm ăn, ăn nhiều hơn và buồn ngủ hơn vào mùa đông.
2.2. Thiếu ánh sáng tự nhiên khiến cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ
Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn vào mùa đông. Ít ánh nắng mặt trời có nghĩa là giảm tổng hợp vitamin D. Mức độ vitamin D giảm dẫn đến tình trạng buồn ngủ và mệt mỏi quá mức vào ban ngày.
Thiếu tổng hợp Vitamin D vào mùa đông cũng có thể gây căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Hãy cố gắng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều nhất để tránh cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.
Vào mùa đông, đêm dài hơn và chúng ta nhận được ít ánh sáng tự nhiên hơn, cường độ ánh sáng cũng thấp hơn. Việc tiếp xúc với ánh sáng ít hơn có thể tạo cảm giác mệt mỏi hơn và cần ngủ nhiều hơn, do bộ não không nhận được tín hiệu báo hiệu cần phải tỉnh táo.
Ngay cả khi bạn đang ngồi làm việc dưới ánh sáng nhân tạo từ đèn trong phòng thì cường độ của ánh sáng này vẫn thấp hơn nhiều so với ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, mọi người thường không ra ngoài nhiều và tìm kiếm ánh sáng tự nhiên vào mùa đông nên cảm giác buồn ngủ cũng tăng lên khiến chúng ta ngủ nhiều hơn.
2.3. Căng thẳng và áp lực dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm diễn ra rất nhiều các ngày lễ, từ việc tổ chức các buổi họp mặt đến chi tiền mua quà cho đến việc tìm mọi cách để làm cho mùa lễ tết trở nên hoàn mỹ nhất có thể.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều rượu, nhiều loại thực phẩm, nhiều món ăn vặt… khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi hơn nhiều so với những ngày bình thường.
Mệt mỏi và lo lắng quá độ là nguyên nhân khiến nhiều người ngủ bù vào những ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ. Điều này có thể dẫn tới thói quen ngủ không tốt và ảnh hưởng tới chu kỳ giấc ngủ bình thường. Hãy cố gắng giữ một lịch trình ngủ đều đặn dù là ngày nghỉ hay ngày lễ để giữ nhịp sinh học ổn định, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường và thời tiết của mùa đông.
2.4. Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
Rối loạn cảm xúc theo mùa là một chứng rối loạn có liên quan đến sự thay đổi theo mùa, thường là vào mùa thu và mùa đông. Nó có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm nhưng lại tạo ra cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.
Các triệu chứng khác của SAD như thay đổi tâm trạng, cảm giác buồn bã, chán nản…Tất cả những điều này có thể khiến bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn, ngay cả vào ban ngày.
3. Cách ngủ ngon hơn vào mùa đông
Bây giờ bạn đã biết lý do tại sao ngủ nhiều hơn vào mùa đông, nhưng một vấn đề khác lại được đặt ra, đó là làm thế nào để ngủ ngon vào mùa đông. Mặc dù chúng ta thường ngủ nhiều hơn khoảng 2 tiếng vào mùa đông nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta ngủ ngon hơn, mà chỉ là tăng thời gian ngủ mà thôi. Dưới đây là một số cách giúp ngủ ngon vào mùa đông để các bạn tham khảo.
3.1. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục được chứng minh là có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thông thường trong những ngày trời ấm, chúng ta thường thích ra ngoài chạy bộ hoặc tập gym hơn. Nhưng vào những ngày quá ngắn và lạnh vào mùa đông, nhiều người thường bỏ qua việc tập thể dục.
Để ngủ ngon hơn vào mùa đông hãy kiên trì tập luyện thể dục. Thậm chí tập thể dục vài lần một tuần dù chỉ trong 30 phút mỗi lần cũng có thể giúp bạn tiêu hao nhiều năng lượng hơn và dễ ngủ hơn vào ban đêm.
3.2. Cố gắng không ăn quá nhiều trước giờ đi ngủ
Cùng với việc không tập thể dục đủ trong mùa đông, chúng ta cũng thường ăn nhiều hơn vào mùa đông. Với thời tiết lạnh hơn và nhiều kỳ nghỉ, nhiều lễ hội diễn ra trong những tháng mùa đông, mọi người ăn nhiều hơn, đặc biệt là những thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ. Điều này ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
Một bữa ăn vừa phải có thể khiến chúng ta buồn ngủ ngay lập tức nhưng ăn quá nhiều, nhất là trước giờ đi ngủ có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của chúng ta về lâu dài vì nó có thể dẫn đến tăng cân. Ăn ngay trước khi đi ngủ cũng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như đau dạ dày và ợ chua, đầy bụng…có thể gây khó ngủ vào ban đêm.
3.3. Không để nhiệt độ phòng quá cao
Thông thường, khi nhiệt độ bên ngoài giảm xuống thì chúng ta thường điều chỉnh nhiệt độ trong nhà cao lên để giữ ấm. Nhưng trên thực tế, phòng ngủ có nhiệt độ mát mẻ có thể giúp con người đi vào giấc ngủ dễ hơn và ngủ ngon hơn so với nhiệt độ cao.
Nếu nhận thấy mình trằn trọc không thể ngủ được, các bạn có thể thử giảm nhiệt độ điều hòa trong nhà hoặc mặc ít quần áo hơn khi ngủ, nó sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
3.4. Đầu tư vào không gian và phụ kiện giường ngủ
Một chiếc nệm tốt, thoải mái cùng chăn ga gối chất lượng, giữ ấm tốt là một trong những yếu tố cần thiết để có được giấc ngủ ngon.
Phòng ngủ là nơi riêng tư của bạn, vì vậy nếu bạn muốn ngủ ngon thì cần phải đảm bảo rằng phòng ngủ mang đến một bầu không khí đủ ấm cúng và thoải mái, dễ chịu nhất. Mua sắm chăn ga gối nệm mới hoặc tân trang lại phòng ngủ theo sở thích là một cách giúp bạn ngủ ngon hơn.
3.5. Giữ gìn sức khỏe khỏi các bệnh cảm cúm
Mùa đông là mùa của cảm lạnh và cúm. Nếu bạn bị nghẹt mũi hoặc ho thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ. Hãy giữ cho bản thân khỏe mạnh trong mùa đông để không gây cản trở giấc ngủ.
3.6. Tránh uống rượu trước khi đi ngủ
Rượu có thể làm gián đoạn giấc ngủ và nên tránh uống rượu vào gần giờ đi ngủ. Rượu thường là một loại thuốc an thần khiến bạn dễ ngủ, nhưng nó hoạt động như một chất kích thích. Sau khi uống nhiều, bạn có thể thấy mình buồn ngủ và sau đó vài giờ thức dậy thì không thể ngủ lại được hoặc giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu.
3.7. Hạn chế căng thẳng trước giờ đi ngủ
Mùa đông là thời điểm đặc biệt căng thẳng vì những khoản chi tiêu, những ngày lễ… và tăng cảm giác chán nản cho những người mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa.
Cuộc sống hàng ngày căng thẳng cũng kéo vào cả trong giấc mơ khiến chúng ta không thể ngủ ngon vào mùa đông. Do đó, hãy cố gắng giảm căng thẳng tối đa trong ngày và trước khi đi ngủ sẽ có lợi cho giấc ngủ, đi vào giấc ngủ nhanh với một tâm trạng thoải mái và vui vẻ.
3.8. Tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời
Giống như chúng ta đã nói ở trên, việc ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khiến cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ nhưng đôi khi lại ngủ không ngon. Dành nhiều thời gian nhất có thể ở bên ngoài trời vào mùa đông, nhất là ngày trời nắng ấm để có thể giúp bạn kiểm soát mức độ sản sinh melatonin để bạn cảm thấy bớt mệt mỏi vào ban ngày, buồn ngủ vào ban đêm giúp ngủ ngon hơn về đêm.
Một ý kiến hay là bạn nên ra ngoài vào buổi sáng sau khi mặt trời mọc hoặc nếu không thể thì bạn hãy thử ngồi bên cửa sổ vào ban ngày để đón được nhiều ánh nắng nhất có thể.
Trên đây là những lý giải tại sao ngủ nhiều vào mùa đông và những cách để ngủ ngon vào mùa đông mà Vua Nệm đã tìm hiểu và tổng hợp thông tin. Hy vọng chúng sẽ giúp các bạn có được những giấc ngủ chất lượng hơn vào mùa đông này.
Tài liệu tham khảo: vnexpress.net