Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về kinh nghiệm mở shop mẹ và bé, đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé! Vua Nệm sẽ mang đến cho bạn những thông tin quan trọng nhất khi bắt đầu kinh doanh sản phẩm mẹ và bé. Bên cạnh đó, những bước quan trọng mà bạn cần phải biết cũng được liệt kê cụ thể trong bài.
Nội Dung Chính
1. Có nên mở cửa hàng mẹ và bé?
Những năm gần đây, xu hướng mở cửa hàng mẹ và bé đang ngày càng phổ biến, cung cấp giải pháp tiêu dùng hiệu quả và tiết kiệm thời gian, công sức cho các bậc phụ huynh. Bất kỳ cha mẹ nào cũng luôn cố gắng hết sức với khả năng của mình để dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái. Nắm được tâm lý người dùng, các cửa hàng kinh doanh đồ mẹ và bé đã đáp ứng tốt nhu cầu của phần lớn người làm bố mẹ.
Về phía người làm kinh doanh, mở cửa hàng mẹ và bé sẽ giúp bạn kiếm tiền nhanh chóng nhờ số lượng khách hàng ổn định. Bên cạnh đó, số lượng cửa hàng còn ít, chủ yếu đến từ các thương hiệu lớn như Con Cưng, Kids Plaza, BiboMart… các sản phẩm được bán tại đầy thường phục vụ cho các khách hàng cho thu nhập từ trung bình đến cao cấp.
Ngoài ra, Việt Nam còn là một trong những quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ sinh con trong khu vực Đông Nam Á. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 1,6 triệu em bé được ra đời, quy mô thị trường có thể lên đến 2.5 tỷ USD/năm. Đặc biệt, có đến 72% trẻ em được sinh ra tại các tỉnh thành, vùng nông thôn. Thế nhưng các cửa hàng mẹ và bé có quy mô lớn đều chủ yếu tập trung ở thành phố lớn hoặc khu vực trung tâm các tỉnh.
Chính vì thế, mở cửa hàng mẹ và bé có thể được xem là một trong những cơ hội kinh doanh “béo bở”, giúp bạn tăng mức thu nhập nhanh chóng. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về các kinh nghiệm mở shop mẹ và bé, hãy tiếp tục tham khảo các nội dung bên dưới nhé.
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé
Dưới đây là những vấn đề quan trọng cần được xác định cụ thể trước khi bạn tiến hành mở cửa hàng mẹ và bé, giúp bạn giảm thiểu rủi ro thua lỗ:
2.1 Tìm hiểu thị trường, xác định loại sản phẩm
Lĩnh vực hàng hóa dành cho mẹ và bé có rất nhiều loại sản phẩm để kinh doanh như: trang phục mẹ bầu, trang phục cho bé (tã bỉm, đồ sơ sinh, quần áo cho bé theo độ tuổi…), đồ dùng hỗ trợ chăm sóc bé (chăn chiếu, gối nệm cho cho bé, giường cũi, máy hâm sữa, máy hút sữa, máy tiệt trùng bình sữa, xe đẩy, địu…), thực phẩm dành cho mẹ và bé (Thực phẩm lợi sữa, sữa, thực phẩm chức năng cho mẹ và bé…), đồ chơi cho trẻ em…
Bạn có thể chọn lựa kinh doanh tất cả các sản phẩm kể trên hoặc chọn một số mặt hàng chủ chốt để bán, tùy thuộc vào vốn và nhu cầu thị trường nơi mở cửa hàng. Tuy nhiên, cửa hàng cần phải đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản của các mẹ bỉm sữa, cũng như cung cấp các sản phẩm theo xu hướng của các bậc phụ huynh.
Một lưu ý quan trọng hơn chính là chọn phân khúc thị trường cụ thể. Bạn có thể bán hàng theo phân khúc bình dân hoặc cao cấp, sao cho phù hợp với mức thu nhập của các đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng đến. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn bán đồ theo độ tuổi các bé (đồ sơ sinh đến 5 tuổi hoặc chỉ đồ sơ sinh…).
Ngoài ra, hãy tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, xem xét các mặt hàng họ đang cung cấp và điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ. Từ đó, bạn sẽ tìm ra phương án kinh doanh tối ưu nhất dành cho cửa hàng của mình, giúp tăng khả năng cạnh tranh lên cao hơn.
2.2 Tìm nguồn hàng mẹ và bé
Việc tìm nguồn hàng phù hợp có thể ảnh hưởng đến hơn 50% khả năng thành công của bạn. Khi mới mở cửa hàng, bạn nên tích cực tham khảo ý kiến từ những chủ kinh doanh có kinh nghiệm trên các hội nhóm để hạn chế được rủi ro, cũng như tối ưu tốt chi phí nhập hàng. Bên cạnh đó, hãy tìm một vài nguồn hàng để tiến hành so sánh và tìm ra nhà cung cấp tốt nhất.
Tùy vào loại sản phẩm dự định, bạn sẽ chọn lựa được nguồn hàng phù hợp. Hiện nay, bạn có thể tham khảo 2 nguồn hàng lớn đang được nhiều người nhập:
- Nguồn hàng nội địa: các chợ đầu mối như Ninh Hiệp, Tân Bình hoặc các nhà sản xuất, nhà may, gia công trong nước. Một số chợ ở vùng biên giới như Lạng Sơn, Móng Cái cũng có hàng hóa đa dạng và giá tốt. Việc nhập hàng hoặc thuê gia công sẽ phụ thuộc vào đối tượng khách hàng và mức giá sản phẩm.
- Nguồn hàng nước ngoài: Một số người chọn kinh doanh các mặt hàng mẹ và bé bằng cách nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài như: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Đức, Thái Lan, Canada… hoặc dưới hình thức hàng xách tay. Bên cạnh đó, nguồn hàng từ Quảng Châu (Trung Quốc) cũng được nhiều người ưa chuộng vì giá thành và mẫu mã đa dạng.
Tuy nhiên, với cửa hàng dành cho mẹ và bé, chất lượng phải là yếu tố quan trọng cần được chú ý. Phần lớn các bà mẹ đều có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm cho bé, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vì thế, bạn nên chọn các nguồn hàng uy tín, có giấy tờ chứng thực về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để kinh doanh.
2.3 Vị trí mở cửa hàng mẹ và bé
Vị trí mở cửa hàng sẽ ảnh hưởng đến lượng khách và doanh thu. Theo đó, cửa hàng mẹ và bé nên mở ở những nơi đông dân cư, có nhiều gia đình trẻ, đang nuôi con nhỏ như chung cư, khu tập thể, trung tâm thương mại, khu vui chơi… Đặc biệt, tránh các địa điểm có nhiều người già, sinh viên, học sinh sinh sống vì các đối tượng này không có nhu cầu với sản phẩm của bạn.
Bên cạnh đó, vị trí cửa hàng cũng phải có sự phù hợp với phân khúc khách hàng mà bạn đang hướng đến. Nếu bạn kinh doanh hàng cao cấp, hãy chọn các vị trí đắc địa, sang trọng. Còn việc bán hàng bình dân thì chỉ cần chọn các mặt bằng bình thường, giúp bạn tối ưu chi phí.
Đọc ngay:
2.4 Chi phí mở shop mẹ và bé
Theo kinh nghiệm mở shop mẹ và bé, bàn cần chuẩn bị số vốn từ 50 – 500 triệu đồng để sở hữu một cửa hàng, tùy thuộc vào quy mô, vị trí cũng như phân khúc khách hàng. Theo đó, các chi phí bạn cần nắm rõ sẽ bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng: Một cửa hàng cần rộng ít nhất 50m2 để tạo không gian mua sắm thoải mái cho mẹ và bé. Chi phí này sẽ có sự chênh lệch rõ rệt nếu bạn mở cửa hàng ở nông thôn hoặc trung tâm thành phố.
- Chi phí nhập hàng: Tiền dùng để nhập các hàng hóa để chuẩn bị khai trương cửa hàng.
- Chi phí thiết kế cửa hàng: dùng để thiết kế bố cục, gian hàng và mua các trang thiết bị như quầy thu ngân, phần mềm bán hàng, kệ hàng…
- Chi phí thuê nhân viên: tùy vào quy mô cửa hàng, bạn sẽ chi ra số tiền tương ứng.
- Vốn dự trữ: nguồn vốn này sẽ dùng để đảm bảo khả năng duy trì hoạt động cho cửa hàng trong tối thiểu 3 tháng đầu tiên. Khi mới kinh doanh, nguồn thu của cửa hàng có thể không ổn định. Vì thế, vốn dự trữ sẽ giúp bạn xoay vòng vốn dễ dàng hơn.
2.5 Lựa chọn kênh kinh doanh
Cửa hàng là một kênh bán mang lại nguồn thu ổn định vì phần lớn bố mẹ đều thích đến trực tiếp nơi bán để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, ngày càng nhiều bố mẹ có thói quen mua hàng online. Vì thế, các kênh bán hàng như Facebook, Instagram hay các sàn thương mại điện tử sẽ giúp bạn gia tăng doanh thu hiệu quả.
Việc đa dạng hóa kênh bán hàng sẽ giúp bạn đảm bảo nguồn doanh thu ổn định dù ở bất kỳ thời điểm này hay trước một vài tác động tiêu cực như dịch bệnh, thị trường…
3. Những lưu ý khác khi mở shop mẹ và bé
Để việc mở shop mẹ và bé được kinh doanh hiệu quả, bạn cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng sau đây:
- Tên cửa hàng: không nên chọn những tên khó nhớ, khó hiểu và dễ gây nhầm lẫn. Thay vào đó, những tên cửa hàng có liên quan đến ngành hàng kinh doanh sẽ giúp người mua hàng dễ liên tưởng và ấn tượng hơn.
- Đào tạo nhân viên: nhân viên cửa hàng phải có tác phong chuyên nghiệp, thân thiện với trẻ nhỏ, đặc biệt là phải hiểu rõ về sản phẩm để tư vấn đến khách hàng.
- Quản lý kho và kiểm kê, kế toán: lưu ý đến công tác quản lý hàng hóa, hàng tồn kho và các công tác kiểm kê khách. Bạn nên thuê những người có kinh nghiệm trong ngành để vận hành hiệu quả hơn.
- Thiết kế cửa hàng khoa học, đúng tâm lý mua hàng: Bố trí hàng hóa khoa học, theo nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó, trang trí cửa hàng nên có màu sắc riêng, sinh động và tạo được không gian mua hàng thoải mái.
Đọc thêm: Kinh nghiệm chọn nôi cho bé mà mẹ bỉm nên bỏ túi ngay
Trên đây là bài viết về kinh nghiệm mở shop mẹ và bé do Vua Nệm tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn và có thêm định hướng để kinh doanh ngành hàng tiềm năng này. Chúc bạn nhanh chóng khai trương hồng phát và gặt hái được nhiều thành công.