Hiện nay, du lịch Việt Nam đang phát triển nhanh chóng kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ lưu trú. Ngoài khách sạn, nhà nghỉ, resort thì homestay cũng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách, đặc biệt là giới trẻ. Vậy những kinh nghiệm mở homestay hiệu quả, thu được lợi nhuận cho người mới bắt đầu là gì? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Tại sao nên có kinh doanh homestay?
- 2. Những thách thức khi mở Homestay
- 3. Top những kinh nghiệm mở homestay hiệu quả nhất
- 3.1. Kinh nghiệm mở homestay bằng việc chuẩn bị đầy đủ kinh phí
- 3.2. Kinh nghiệm mở homestay thông qua nghiên cứu thị trường và đối thủ
- 3.3. Lựa chọn địa điểm, mặt bằng phù hợp
- 3.4. Kinh nghiệm mở homestay với thiết kế độc đáo
- 3.5. Luôn đặt dịch vụ khách hàng lên hàng đầu
- 3.6. Hoàn thành thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
1. Tại sao nên có kinh doanh homestay?
Homestay giống như một nhà nghỉ hơn là một khách sạn, chúng là những căn hộ nhỏ đầy đủ tiện nghi được xây dựng trong một không gian thoáng đãng. Kiến trúc của Homestay không sang trọng, cầu kỳ nhưng tinh tế, gần gũi và khá tiện nghi.
Không phải tự nhiên mà nhiều người chọn kinh doanh homestay để khởi nghiệp, dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của loại hình kinh doanh này.
2.1. Lợi nhuận hấp dẫn
Có thể nói, lợi nhuận luôn là tiêu chí hàng đầu quyết định sức hấp dẫn của hoạt động kinh doanh. Thị trường càng sinh lời càng hấp dẫn, mỗi tháng có người có thể kiếm được từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng tiền lãi từ việc kinh doanh Homestay.
Du lịch là một hình thức để con người có thể nghỉ ngơi, xả stress. Tại các điểm du lịch, ngoài những khách sạn hạng sang thì Homestay cũng là lựa chọn của nhiều người. Một phần nguyên nhân là bởi giá thành khi nghỉ dưỡng tại Homestay khá hợp lý, phù hợp với thu nhập của nhiều người. Vì vậy, nếu bạn làm tốt, bạn có thể nhận được lợi nhuận khá hấp dẫn.
2.2. Vốn đầu tư ban đầu thấp
Các mô hình homestay thường không mất quá nhiều thời gian để triển khai và số vốn cần thiết để kinh doanh Homestay ít hơn rất nhiều so với các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú khác.
Do đó, việc huy động vốn là vô cùng đơn giản, bạn có thể sử dụng số tiền tiết kiệm được hoặc vay mượn người thân, kêu gọi đầu tư…Với những người trẻ mới khởi nghiệp hoặc những người có vốn đầu tư hạn chế thì loại hình kinh doanh này khá hợp lý.
2.3. Tiềm năng của thị trường lớn
Không giống như các khu nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp, Homestay mang đến cho người dùng những trải nghiệm khác biệt hơn. Hình thức lưu trú này ra đời nhằm mục đích cho phép khách du lịch khám phá những nét văn hóa đặc trưng của dân cư địa phương, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu phong tục của các vùng khác.
Tuy nhiên, thị trường này không thu hút được vốn đầu tư kinh doanh lớn vì vừa tốn thời gian quản lý mà lại không mang lại lợi nhuận cao như khách sạn hay resort. Vì lý do này, homestay trở thành một thị trường tiềm năng cho những ai muốn kinh doanh nhỏ.
2. Những thách thức khi mở Homestay
Vài năm trở lại đây, đầu tư homestay bùng nổ, là hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận. Tuy nhiên, ngoài các kinh nghiệm mở homestay, bạn cũng nên quan tâm đến những thách thức, khó khăn, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc kinh doanh của mình. Dưới đây là một số thách thức mà bạn phải đối diện.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt: Nhiều homestay mọc lên vô tình tạo nên sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Vì vậy, để thu hút khách, chủ homestay cần tạo được sức hút riêng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời đưa ra mức giá phù hợp để kinh doanh lâu dài.
- Khó giữ chân khách hàng cũ: Khách hàng rất đa dạng nhưng đa phần vẫn là giới trẻ, họ dễ bị thu hút bởi sự mới lạ nên ít quay trở lại. Tuy nhiên, có những người sẽ luôn trung thành với một homestay nào đó nếu địa điểm đó đủ thuyết phục họ. Bạn cần cải thiện cơ sở vật chất lẫn chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng.
- Cần có sự đầu tư để xác định chính xác phân khúc khách hàng: Nhiều người mở homestay theo trào lưu, vì lợi nhuận mà không tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng, chưa xác định rõ phân khúc khách hàng mục tiêu, điều này khiến cho các chiến lược kinh doanh chưa hợp lý.
Chính vì vậy, đây cũng là một thách thức dành cho bạn khi muốn mở homestay, bạn cần đầu tư khá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc vào việc tìm hiểu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, từ đó mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Thất thu khi quản lý từ xa: Có nhiều người muốn mở homestay như một công việc phụ, họ sẽ thuê nhân viên vận hành và mình chỉ quản lý từ xa, không có mặt thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh homestay thì tình trạng thất thoát doanh thu sẽ rất dễ xảy ra.
- Không hiểu rõ dịch vụ của mình: Ngoài việc không hiểu khách hàng, nhiều chủ doanh nghiệp cũng không hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của mình. Giữa hàng chục homestay đang mọc lên, homestay của bạn ở vị trí nào, có gì đặc biệt để cạnh tranh hay phải làm gì để tạo nên sự khác biệt. Việc tạo ra sự khác biệt ấy chính là thách thức lớn dành cho bạn.
3. Top những kinh nghiệm mở homestay hiệu quả nhất
Nếu bạn đang có ý định mở Homestay nhưng không biết bắt đầu từ đâu, yên tâm nhé trong phần này bạn sẽ được chia sẻ những kinh nghiệm mở homestay thực tế nhất từ những người đã từng trải. Dựa trên cơ sở chắt lọc các kiến thức này, bạn sẽ đưa ra được phương hướng kinh doanh chính xác cho homestay của mình.
3.1. Kinh nghiệm mở homestay bằng việc chuẩn bị đầy đủ kinh phí
Để bắt đầu kinh doanh, trước tiên bạn cần có một số vốn. Nói chung, số tiền để chi tiêu ban đầu sẽ bao gồm:
– Tiền để nghiên cứu thị trường và lên kế hoạch thiết kế, cải tạo homestay
– Đặt cọc và thanh toán trước tiền thuê địa điểm (nếu bạn đang thuê nhà để làm homestay)
– Tiền chuẩn bị hồ sơ và đăng ký giấy phép kinh doanh
– Số tiền dự kiến chi tiêu phát sinh trong kết quả đầu tư
– Chi phí hoạt động và tiếp thị ước tính
– Chi phí để trả cho nhân công
3.2. Kinh nghiệm mở homestay thông qua nghiên cứu thị trường và đối thủ
Bạn cần có cái nhìn tổng quan về thị trường từ đó có chiến lược hoạt động phù hợp. Nếu bạn bỏ qua bước này, bạn sẽ không biết khách hàng muốn gì và do đó bạn sẽ không tập trung vào việc tạo ra lợi ích cho khách hàng. Khi đó, họ sẽ ưu tiên chọn những homestay đối thủ .
Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hầu hết được thực hiện tại khu vực bạn định kinh doanh homestay. Bạn cần biết những gì homestay khác đã làm? Chất lượng homestay như thế nào? Họ đầu tư vào điều gì chủ yếu? Mức giá dịch vụ của họ là bao nhiêu?
Khi nghiên cứu kỹ về đối thủ, bạn có thể nắm bắt được những ưu điểm và thiếu sót của họ, từ đó nghiên cứu phương án nhằm thu hút thêm khách hàng từ đối thủ.
3.3. Lựa chọn địa điểm, mặt bằng phù hợp
Nếu bạn muốn mở homestay trong các điểm du lịch, hãy lưu ý xung quanh bạn: view xung quanh homestay càng rộng, càng thơ mộng thì khả năng “hái ra tiền” càng cao. Bởi ngoài mong muốn được nghỉ ngơi, thư giãn và ngắm cảnh, các bạn trẻ còn có nhu cầu chụp ảnh và đăng trên các mạng xã hội. Chỉ cần homestay có view đẹp là bạn đã có lợi thế hơn so với những homestay khác.
Ngoài ra, khách du lịch đều muốn ở lại một nơi nào đó để họ có thể dễ dàng tham quan các điểm du lịch khác. Không ai muốn ở xa đến mức phải mất công đi lại giữa nhiều nơi, điều này cũng khiến họ ít đến các điểm tham quan hơn.
Do đó, nếu có thể, bạn nên tìm địa điểm mở homestay ở những khu vực gần các địa điểm du lịch nổi tiếng. Mặc dù chi phí mặt bằng cao hơn nhưng lợi ích thu được hoàn toàn có thể bù đắp được.
3.4. Kinh nghiệm mở homestay với thiết kế độc đáo
Kinh nghiệm mở homestay cho thấy, khách hàng thường sẽ ấn tượng với những homestay có phong cách trang trí độc hoặc lạ, bắt mắt, mang phong cách Âu Mỹ hoặc Hàn Quốc,…
Đối tượng lựa chọn homestay đa phần là giới trẻ, do đó bạn cần thiết kế và trang trí homestay của mình một cách độc đáo để thu hút đối tượng mục tiêu này. Đặc biệt, homestay càng độc đáo thì càng được nhiều khách “chụp ảnh” check-in và chia sẻ lên mạng xã hội. Đây cũng là một cách hiệu quả để quảng bá miễn phí cho homestay của bạn.
Hơn hết, có một điểm cần chú ý là phòng được chia thành nhiều loại phòng với nhiều mức giá khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của tất cả các bạn trẻ.
Có những phòng đơn dành cho những ai đi một mình hoặc thích sự riêng tư, những phòng đôi dành cho những cặp đôi hoặc nhóm bạn thân hay những phòng tập thể dành cho những ai đi theo nhóm muốn ở cùng nhau.
3.5. Luôn đặt dịch vụ khách hàng lên hàng đầu
Ngoài việc gây ấn tượng với vẻ ngoài, chất lượng dịch vụ lại càng quan trọng. Với ngành dịch vụ này, tiêu chí số một mà khách hàng đánh giá là thái độ và dịch vụ mà họ nhận được khi đến địa điểm của bạn. Bạn sẽ cần xây dựng các tiêu chí phục vụ riêng cho Homestay của mình và từ đó lựa chọn nhân viên cho phù hợp.
3.6. Hoàn thành thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Một trong những điều quan trọng nhất thường bị các chủ homestay bỏ qua là giấy phép kinh doanh. Tương tự như kinh doanh lưu trú khách sạn hay một số mô hình lưu trú khác, kinh doanh homestay cần có giấy phép để hoạt động. Bạn cần phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý như xin giấy phép kinh doanh, chứng chỉ phòng cháy chữa cháy, chứng chỉ an ninh trật tự,…
XEM THÊM:
- TOP 5 mẫu nệm cho giường KTX homestay tốt nhất hiện nay
- Muốn mở spa cần những gì? Bật mí kinh nghiệm mở spa thành công
- Kinh nghiệm mở trường mầm non cho người ít vốn
Như vậy, bài viết đã cùng bạn điểm qua một số kinh nghiệm mở Homestay cần thiết. Hy vọng những thông tin Vua Nệm vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm tòi và bổ sung kiến thức về kinh doanh homestay. Chúc bạn thành công với dự định của mình nhé!