Kinh nghiệm mở trường mầm non cho người ít vốn

CẬP NHẬT 10/09/2022 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Với sự gia tăng nhanh chóng về dân số ở các thành phố lớn nên số lượng trường mầm non hiện đang có gần như không thể đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ, giữ trẻ của người dân. Do đó, nhiều người đã nghĩ đến việc mở trường mầm non tư thục để đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, kinh nghiệm mở trường mầm non là điều không phải ai cũng có nên vẫn còn ngại ngùng không dám đầu tư. Bài viết hôm nay, Vua Nệm sẽ chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm mở trường mầm non cho những người có ít vốn. Mời bạn cùng theo dõi nhé.

1. Kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục

Với số vốn ban đầu không quá nhiều thì bạn phải ưu tiên đầu những thứ cần thiết và quan trọng, chứ chưa nên tập trung quá nhiều vào cơ sở vật chất. Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau đây.

1.1. Lựa chọn địa điểm để mở trường

Mở trường mẫu giáo cũng như kinh doanh buôn bán. Bạn nên tìm những vị trí đẹp, thuận tiện đi lại và được nhiều người nhìn thấy. Như vậy sẽ giúp phụ huynh đưa đón dễ dàng hơn và thu hút được nhiều học sinh hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng lựa chọn các địa điểm có không gian thông thoáng, dân trí cao và an ninh trật tự tốt. Điều này sẽ giúp học sinh được an toàn và mang đến sự yên tâm cho các phụ huynh.

kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục
Lựa chọn địa điểm để mở trường là điều quan trọng trong kinh nghiệm mở trường mầm non

Hơn nữa, việc lựa chọn các địa điểm sạch sẽ, thông thoáng cũng giúp bạn đỡ phải cải tạo quá nhiều, chỉ cần trang trí sao cho phù hợp với không gian trường mầm non. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí cho mặt bằng và dành nguồn vốn cho những thứ quan trọng hơn.

1.2. Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ dạy học, đồ chơi

Khi mua sắm các trang thiết bị, đồ chơi thông minh cho trẻ, giường bạt, dụng cụ cần thiết khác thì các bạn nên tập chung vào những đồ dùng thường xuyên sử dụng trong thời gian dài. Đối với các loại đồ chơi ngắn hạn thì bạn có thể đi thuê để tiết kiệm chi phí. Việc đi thuê cũng giúp cho trường luôn có đồ chơi mới lạ, tạo sự thích thú cho trẻ. 

Theo ước tính của các chuyên gia và kinh nghiệm của những người đi trước thì chi phí cho khoản này nằm vào khoảng 30 – 40 triệu khi bạn mở lớp nhỏ hoặc nhóm trẻ.

1.3. Kinh nghiệm thuê giáo viên dạy trẻ

Giáo viên dạy và trông trẻ là yếu tố rất quan trọng, giúp học sinh phát triển tốt. Khi thuê giáo viên, bạn phải thuê những người có nghiệp vụ tốt và đã có kinh nghiệm giảng dạy và trông trẻ trước đó. Do lớp mình mới mở, cần xây dựng hình ảnh tốt và đảm bảo chất lượng giáo dục cho trẻ, do đó bạn nên hạn chế những giáo viên mới ra trường, nếu có thì phải xen kẽ giữa người có kinh nghiệm và giáo viên mới.

Hiện nay, mức lương trung bình của giáo viên chỉ khoảng 5 triệu một tháng. Nếu bạn hướng đến chất lượng giáo dục cao hơn thì cần phải thuê các giáo viên có trình độ cao hơn, biết ngoại ngữ, tư duy tốt và tất nhiên là phải trả chi phí cao hơn nhiều.

chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục
Trong kinh nghiệm mở trường mầm non thì không thể thiếu phần thuê giáo viên dạy trẻ

Bên cạnh đó, số lượng giáo viên phải cân đối với số lượng trẻ, như vậy mới trông nom và dạy tốt được. Mức trung bình hiện nay là 10 – 15 học sinh mẫu giáo/giáo viên.

Tuy nhiên, đối với các lứa trẻ nhỏ, phải chăm sóc nhiều thì số lượng sẽ giảm xuống. Cụ thể như sau:

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi là 4 – 5 trẻ/giáo viên
  • Trẻ từ 13 – 18 tháng là 6 – 7 trẻ/giáo viên.
  • Trẻ từ 19 – 24 tháng là 8 – 9 trẻ/giáo viên.
  • 10 đến 12 học sinh 25 – 36 tháng/giáo viên

1.4. Xây dựng hình ảnh và thương hiệu

Do có có quá nhiều sự cạnh tranh trong lĩnh vực nên bạn cần phải viết xây dựng thương hiệu và hình ảnh đúng cách, từ đó mới thu hút được học sinh.

Bạn nên chụp ảnh, quay lại các hoạt động ngoại khóa ở trường, hoạt động học tập trên lớp, tổ chức các chương trình sự kiện cho bé và đăng lên các hội nhóm ở khu vực hoặc tài khoản mạng xã hội của trường.

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên giao lưu với hàng xóm xung quanh, hoặc người dân khu vực đó để tạo sự thiện cảm và giới thiệu về chất lượng giáo dục của trường mình. Đây là cách Pr truyền miệng cũng khá hiệu quả, giúp thu hút khách hàng lâu dài.

Ngoài ra, nếu trường bạn có quy mô lớn thì có thể nhờ đến các đơn vị truyền thông để họ tư vấn và chạy các chiến dịch quảng bá hình ảnh thương hiệu theo khu vực, từ đó sẽ được nhiều người biết đến hơn.

2. Những khó khăn gặp phải khi mở trường  mầm non

Khó khăn lúc đầu là điều mà các bạn nên lường trước khi có ý định mở trường mầm non tư thục.

2.1. Thủ tục thành lập trường

Hiện nay luật pháp Việt Nam đã sửa đổi nhiều giúp người dân dễ dàng hơn khi muốn tham gia vào lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên đây là lĩnh vực đặc thù nên cần phải đầy đủ các bước thì mới được cấp phép.

Điều quan trọng nhất chính là khâu chuẩn bị giấy tờ và tìm đúng nơi để làm thủ tục. Những giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị như sau:

  •  Đơn đề nghị thành lập trường.
  •  Đề án tổ chức, hoạt động thành lập trường.
  • Luận chứng khả thi (theo quy định tại Điều 8 – Điều lệ trường mầm non).
  •  Tờ trình về đề án thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động.
  • Quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường.
  • Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về việc thuê nhà đất, cơ sở vật chất (nếu thuê nhà đất).
  • Ý kiến của Phòng Giáo dục về kết quả thẩm định và cho phép thành lập trường.
  • Hồ sơ nhân sự của Hiệu trưởng, Hiệu phó, Hội đồng quản trị, giáo viên, nhân viên gồm: đơn, lý lịch, giấy khám sức khỏe , hộ khẩu phô tô, các văn bằng chứng chỉ…
cách mở trường mầm non
Thủ tục thành lập trường là điều bạn không thể quên trong kinh nghiệm mở trường mầm non

Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì bạn hãy liên hệ với phòng giáo dục quận huyện tại nơi bạn muốn mở trường và làm theo hướng dẫn của họ nhé.

2.2. Khó khăn về mức độ cạnh tranh

Mở trường mầm non là lĩnh vực kinh doanh lâu dài, bỏ nhiều vốn trước và thu lời từ từ. Hiện nay có rất nhiều các trường mầm non khác nhau, nên sự cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.

Nếu đối thủ có nguồn lực dồi dào họ có thể giảm giá học phí, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để lôi cuốn giáo viên, nên bạn phải có săn kế hoạch và chuẩn bị các nguồn vốn bổ sung.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu và xây dựng chương trình giảng dạy theo hướng khác biệt, tiên tiến, hướng tới chất lượng giáo dục vượt trội để không bị ảnh hưởng bởi kiểu cạnh tranh về giá.

2.3. Khó khăn về cách quản lý và chi phí phát sinh

Đối với những bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý giáo dục thì sẽ rất khó khăn khi mới bắt đầu. Bạn nên đi học các lớp quản lý, từ đó sẽ hạn chế các sai sót trong khâu điều hành.

Bên cạnh đó, việc không có kinh nghiệm trong việc chi tiêu nên chắc chắn bạn sẽ gặp các trường hợp phát sinh chi phí trong giai đoạn đầu. Vì vậy, bạn cũng nên tham khảo từ những người có kinh nghiệm và chuẩn bị sẵn các khoản dự trừ, tránh tình trạng hỗn loạn khi thiếu kinh phí.

chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non
Khó khăn về cách quản lý và chi phí phát sinh là kinh nghiệm mở trường mầm non mà bạn nên biết

Ngoài các khó khăn ở trên thì còn rất nhiều các khó khăn khác, ví dụ như chính sách nhà nước luôn thay đổi do chưa đang trong giai đoạn hoàn thiện bộ luật dành cho giáo dục mầm non. Vì vậy, trường của bạn cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà nước, để không bị dừng hoạt động.

>> Xem thêm: 5 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ phổ biến hiện nay

Trên đây là những kinh nghiệm mở trường mầm non cho người mới bắt đầu. Bên cạnh đó là một số khó khăn bạn sẽ gặp phải mới tham gia vào lĩnh vực này. Để tiết kiệm chi phí và không vướng phải các quy định của nhà nước thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin và kinh nghiệm từ các chuyên gia, người đi trước nhé.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.