Ngày nay, nhu cầu làm đẹp của các chị em phụ nữ ở mọi độ tuổi ngày càng cao. Điều này đã thúc đẩy cho sự ra đời và phát triển của các spa chăm sóc sắc đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm mở spa. Đó cũng là lý do chúng tôi muốn chia sẻ bài viết sau!
Nội Dung Chính
- 1. Muốn mở Spa cần chuẩn bị những gì?
- 1.1. Kiến thức về lĩnh vực spa
- 1.2. Nghiên cứu thị trường
- 1.3. Nguồn vốn để thành lập và duy trì hoạt động của spa
- 1.4. Địa điểm kinh doanh phù hợp
- 1.5. Thiết kế và trang trí không gian spa
- 1.6. Xin cấp chứng chỉ và giấy phép kinh doanh spa
- 1.7. Các trang thiết bị, máy móc spa
- 1.8. Các mỹ phẩm, hương liệu, dược liệu dùng cho spa
- 1.9. Logo, bảng hiệu, marketing thương hiệu
- 1.10. Nhân sự
- 2. Kinh nghiệm mở spa thành công cho người khởi nghiệp
1. Muốn mở Spa cần chuẩn bị những gì?
1.1. Kiến thức về lĩnh vực spa
Spa là một lĩnh vực tương đối đặc thù và có liên quan trực tiếp tới sức khỏe của khách hàng. Vì vậy, trước khi mở spa bạn cần phải đi học ít nhất một khóa học spa chuyên nghiệp. Chỉ khi có kiến thức chuyên môn đầy đủ bạn mới có thể xin chứng chỉ hành nghề chăm sóc da. Điều này sẽ tạo niềm tin trong lòng khách hàng khi tìm tới sử dụng dịch vụ.
1.2. Nghiên cứu thị trường
Để có thể mở spa bạn cũng cần phải nghiên cứu thị trường. Qua quá trình nghiên cứu thị trường bạn sẽ thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng và đưa ra định hướng phát triển phù hợp cho spa của mình. Đồng thời cũng có thể nắm được xu hướng làm đẹp hiện nay là gì. Từ đó có kế hoạch kinh doanh spa cụ thể, rõ ràng hơn.
Theo kinh nghiệm mở spa của nhiều người trong lĩnh vực này thì khi mới bắt đầu khởi nghiệp, tốt nhất các spa nên tập trung cung cấp những dịch vụ như: Tắm trắng, chăm sóc da, gội đầu dưỡng sinh, massage body,… Các dịch vụ này đơn giản, cơ bản, có nhu cầu lớn sẽ giảm thiểu được rủi ro.
1.3. Nguồn vốn để thành lập và duy trì hoạt động của spa
Nguồn vốn để mở một spa sẽ cần cũng không hề nhỏ. Khoản vốn này sẽ được dùng để thuê địa điểm, mua máy móc, thiết bị, đồ nghề, trang trí không gian, đặt bảng hiệu,… Ước tính sẽ rơi vào khoảng từ 60 – 150 triệu đồng. Nếu là các spa lớn thì có thể mức vốn đầu tư còn cao hơn.
1.4. Địa điểm kinh doanh phù hợp
Dù là kinh doanh ngành nghề, lĩnh vực gì thì địa điểm kinh doanh cũng là một trong những yếu tố then chốt tạo nên sự thành công. Với spa, địa điểm lý tưởng để mở tiệm kinh doanh là khu vực trung tâm, nơi đường phố sầm uất, gần với các trung tâm thương mại, phòng tập gym, cao ốc văn phòng,… Điều này sẽ dễ gây được sự chú ý của khách hàng và thuận tiện để khách hàng tìm tới khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ.
1.5. Thiết kế và trang trí không gian spa
Đối với spa, thiết kế và trang trí không gian cũng rất quan trọng bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh của spa cũng như cảm nhận của khách hàng. Bạn nên chọn một phong cách thiết kế spa riêng, đảm bảo vừa đẹp, sang trọng, tiện nghi lại có thể giúp khách hàng cảm thấy thư thái.
Tốt nhất nên tìm tới các công ty chuyên thiết kế spa để nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn lên ý tưởng và tạo nên một không gian spa ấn tượng.
1.6. Xin cấp chứng chỉ và giấy phép kinh doanh spa
Theo quy định, một spa muốn đi vào hoạt động thì chủ spa phải có chứng chỉ hành nghề và cung cấp được giấy phép kinh doanh. Để có thể xin giấy phép kinh doanh spa bạn hãy tới UBND quận/huyện hoặc địa điểm cấp phép có thẩm quyền tại địa phương. Còn chứng chỉ hành nghề bạn có thể tìm tới trung tâm đào tạo uy tín để học và thi.
1.7. Các trang thiết bị, máy móc spa
Tùy theo quy mô và các dịch vụ cung cấp mà bạn sẽ phải mua sắm các trang thiết bị, máy móc phù hợp. Hãy chịu khó đầu tư mua các dụng cụ spa chất lượng để vừa có thể sử dụng được lâu dài lại đảm bảo an toàn, vệ sinh và mang tới hiệu quả chăm sóc khách hàng tốt nhất.
1.8. Các mỹ phẩm, hương liệu, dược liệu dùng cho spa
Đối với mỹ phẩm, hương liệu, dược liệu cần chọn nhập hàng chính hãng, từ những đơn vị cung cấp đáng tin cậy. Do các sản phẩm này được sử dụng trực tiếp lên cơ thể của khách hàng. Vì vậy, bạn cần hết sức chú ý, kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn, thành phần, hạn sử dụng để tránh xảy ra những vấn đề đáng tiếc khi cung cấp dịch vụ.
1.9. Logo, bảng hiệu, marketing thương hiệu
Ngoài ra cũng đừng quên thiết kế logo và marketing cho thương hiệu, kể cả spa của bạn có quy mô nhỏ. Điều này sẽ giúp cho nhiều khách hàng biết tới spa của bạn hơn. Đồng thời, đây cũng là một yếu tố đánh giá sự chuyên nghiệp và xây dựng hình ảnh của spa trong lòng khách hàng.
Theo kinh nghiệm mở spa của chúng tôi thì bạn nên tìm tới các đơn vị thiết kế logo và cung cấp dịch vụ marketing chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Logo nên thiết kế đơn giản, dễ nhớ nhưng tinh tế. Còn khâu marketing nên tích cực quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Zalo, Tiktok,… và đừng quên giới thiệu cho bạn bè, người thân.
1.10. Nhân sự
Một mình bạn rất khó để có thể đảm đương tất cả mọi việc trong spa được. Vì vậy, hãy tuyển dụng thêm nhân sự để hỗ trợ cho mình cũng như mang tới cho khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả.
Nhân sự cần thiết cho một tiệm spa gồm: Nhân viên tư vấn và CSKH, nhân viên chăm sóc sắc đẹp, bảo vệ, nhân viên vệ sinh,…
2. Kinh nghiệm mở spa thành công cho người khởi nghiệp
Mặc dù nhu cầu làm đẹp ngày càng cao thế nhưng số lượng spa, thẩm mỹ viện cũng ngày càng xuất hiện nhiều. Chính vì vậy, sự cạnh tranh trong lĩnh vực này cực kỳ khốc liệt. Nếu bạn không có kinh nghiệm mở spa thì rất khó để trụ vững và phát triển lâu dài.
2.1. Tuyệt đối không nóng vội, hấp tấp
Có không ít người cảm thấy mở spa có thể thu được lợi nhuận lớn nên vội vã mở tiệm mà không có sự chuẩn bị kỹ càng. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp này đều gặp thất bại. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên giữ được sự bình tĩnh và cẩn trọng.
Đầu tiên, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu kỹ về ngành nghề này, chuẩn bị cả về mặt tâm lý, kiến thức, chiến lược kinh doanh và nguồn vốn. Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm mở spa từ những người đi trước để đúc rút ra bài học riêng cho mình.
2.2. Chi tiêu hợp lý, cẩn thận
Để đảm bảo chi phí mở spa không vượt quá ngân sách của bạn thì bạn cần có một kế hoạch chi tiêu hợp lý và cẩn thận. Chỉ cần hơi “vung tay quá trán” là ngay lập tức, chi phí mở spa của bạn sẽ bị tăng lên đáng kể đấy.
Để đảm bảo các khoản chi tiêu của mình hợp lý bạn nên:
- Lên kế hoạch và lập danh sách tất cả các khoản chi tiêu từ nhỏ tới lớn như: Chi phí thuê mặt bằng, trang trí, mua sắm máy móc, dụng cụ, thiết bị, mỹ phẩm, PR quảng cáo, thuê nhân viên, thuế,…
- Kiểm tra lại danh sách chi tiêu và loại bỏ những khoản không cần thiết
- Tối giảm chi phí bằng cách mua một số dụng cụ cơ bản được thanh lý, ví dụ như giường nằm, bàn ghế,…
2.3. “Biết người biết ta”
Một kinh nghiệm mở spa nữa đó là biết nắm bắt thời điểm và biết cách đầu tư hợp lý, phù hợp khả năng của mình. Nếu không có quá nhiều kinh nghiệm bạn chỉ nên mở spa quy mô nhỏ, vừa phải. Nếu sau này làm ăn tốt, có lượng khách ổn định có thể cân nhắc việc mở rộng quy mô.
Bên cạnh đó, khi mới mở spa cũng không nên lấy các spa lớn, có danh tiếng để làm đối thủ cạnh tranh. Thay vào đó, bạn có thể phân tích và cạnh tranh với các spa có cùng quy mô hoặc quy mô nhỏ hơn trong khu vực.
2.4. Lên kế hoạch khởi nghiệp
Hãy dành thời gian để lên kế hoạch mở spa thật chi tiết. Tìm hiểu xem trong khu vực gần địa điểm muốn mở spa có những đối thủ kinh doanh nào, điểm mạnh và các dịch vụ họ đang cung cấp, nhu cầu khách hàng,… Từ đó xác định các dịch vụ tiềm năng mà spa của bạn sẽ triển khai. Ngoài ra, cũng nên cân nhắc tới thời điểm mở spa và xây dựng chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng.
XEM THÊM:
- Tiết lộ các kinh nghiệm mở tiệm nail không phải ai cũng biết
- Kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi hiệu quả, tạo nhiều lợi nhuận
- Kinh nghiệm mở đại lý gạo thành công cho người mới bắt đầu
Với những chia sẻ trên của chúng tôi chắc hẳn bạn đã muốn cần chuẩn bị gì để mở spa và đặc biệt là nắm được những kinh nghiệm mở spa thành công. Spa đang là một trong những lĩnh vực kinh doanh được đánh giá là phù hợp với nhu cầu thị trường. Nếu hoạt động tốt lợi nhuận mà spa mang lại không hề nhỏ.