Trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển, NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) đã có rất nhiều đóng góp mang tính lịch sử trong ngành không gian vũ trụ. Tuy nhiên, ngoài những cống hiến vĩ đại, NASA cũng có nhiều đóng góp âm thầm cho đời sống hàng ngày của chúng ta. Ít ai ngờ rằng, chiếc nệm Foam êm ái mà chúng ta đang nằm mỗi đêm chính là một phát minh của NASA. Cùng nhau khám phá xem vì sao NASA lại chế tạo ra chất liệu Foam và họ đã ứng dụng công nghệ này như thế nào nhé!
Nội Dung Chính
1. NASA đã chế tạo và ứng dụng chất liệu Foam ra sao?
Vào khoảng những năm 1960, các phi hành gia đã yêu cầu các nhóm kỹ sư NASA thiết kế cho mình một loại ghế có thể giúp bảo vệ cơ thể và các khớp xương khỏi tác động của lực hấp dẫn trong quá trình bay vào không gian.
Cuối cùng, để đáp ứng được nhu cầu của các phi hành gia, vào năm 1966, các kỹ sư NASA đã chế tạo ra chất liệu Foam. Với đặc tính bền bỉ, dẻo dai và hấp thu lực cực tốt, Foam đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ được đề ra ban đầu.
Và sau này, khi thấy những ưu điểm vượt trội của Foam có thể ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày, người ta đã bắt đầu sử dụng Foam để chế tạo ra các vật dụng như nệm, ghế sofa, ghế ngồi, đồ cách âm, giày và thậm chí là mũ bảo hiểm thể thao.
Trong số đó, nệm được xem là ứng dụng phổ biến và nổi trội nhất của chất liệu không gian này. Kể từ khi nệm Foam ra đời, giấc ngủ con người đã có những bước đột phá hoàn toàn mới.
2. Ứng dụng của Foam trong việc cải thiện giấc ngủ
Với những ưu điểm vượt trội của mình, Foam đã được dùng để tạo ra các chiếc nệm giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ.
2.1 Nệm siêu mềm mại và êm ái
Nệm Foam có khả năng nâng đỡ vô cùng vượt trội. Do đó, người nằm trên nệm sẽ cảm thấy mềm mại và thoải mái vô cùng. Với Foam, cảm giác êm ái sẽ nhanh chóng ghé thăm bạn sau vài phút ngả lưng
2.2 Nệm giúp hỗ trợ các căn bệnh đau cột sống, cơ bắp
Nệm Foam có thể cố định và nâng đỡ tối đa cột sống cùng các bộ phận cơ thể khác khi ngủ. Người nằm trên nệm sẽ không còn cảm giác đau nhức vai, lưng, hông sau những giấc ngủ dài. Với khả năng đặc biệt này, nệm được dùng rất nhiều trong bệnh viện để cải thiện giấc ngủ của các bệnh nhân có vấn đề xương và cột sống
2.3 Nệm làm giảm áp lực tại các điểm tì nén trên cơ thể
Nệm Foam có khả năng ôm sát và nâng đỡ tối đa các đường cong cơ thể. Chính vì thế, khi xoay chuyển tư thế, trọng lực sẽ được dàn trải khắp nơi, không đổ dồn vào các điểm chịu lực. Người dùng sẽ không còn cảm thấy đau nhức khi ngủ, nhất là khi nằm nghiêng. Đồng thời, lưu lượng máu trong cơ thể cũng được tuần hoàn tốt hơn, từ đó mang lại giấc ngủ chất lượng hơn.
2.4 Nệm không gây kích ứng da
Với cấu trúc foam trong nệm có mật độ cực kỳ dày đặc, những yếu tố gây dị ứng cho cơ thể như bụi bẩn, ve rận, lông thú vật sẽ không còn cơ hội ẩn náu. Nhờ đó, nệm không gây dị ứng và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, kể cả trẻ em.
2.5 Nệm không gây tiếng ồn
Nếu bạn là người dễ bị đánh thức bởi tiếng ồn và chuyển động xung quanh, Foam sẽ là một vị cứu tinh của bạn. Nệm có cấu tạo với khả năng làm giảm sự truyền tải chuyển động trên giường. Nhờ vậy, mặc cho người kế bên có xoay chuyển tư thế ra sao, bạn sẽ không cảm nhận được tiếng ồn và sự rung rinh của nệm.
3. Một số ứng dụng khác của của Foam
Ngoài việc sản xuất nệm, chất liệu này còn được sử dụng rộng rãi trong cả ngành thiết kế thời trang, sản xuất nội thất và xây dựng…Cụ thể như:
Ứng dụng trong ngành sản xuất quần áo: Do trọng lượng khá nhẹ và co giãn cực tốt, người ta thường dùng Foam để sản xuất các loại quần áo thể thao. Các sản phẩm quần áo được làm từ chất liệu này được giới chuyên môn đánh giá cao bởi độ bền cao và giá thành hợp lý. Ngoài ra, loại quần áo này còn có khả năng chống bám bụi, dễ làm sạch và không bay màu khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
Ứng dụng trong ngành xây dựng: Người ta thường ứng dụng Polyurethane Foam để dùng cho các công trình thi công. Chất liệu này có khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau, kết hợp với khả năng tự giãn nở tốt nên hay được sử dụng để lấp đầy khe hở của tường hoặc làm vật liệu cách nhiệt. Ngoài ra, chất liệu này không bắt lửa nên khá an toàn khi trong việc thi công các công trình.
Ứng dụng trong ngành công nghệ điện tử: Người ta thường dùng chất liệu này để đóng gói và bảo quản các thiết bị điện tử, áp, dây cáp ngầm để niêm phong hoặc cách nhiệt.
Ứng dụng trong ngành sản xuất nội thất: Foam hay được dùng làm lớp đệm giúp mang lại cảm giác êm ái cho người sử dụng trong các sản phẩm như sofa, ghế ngồi….
Ứng dụng trong ngành sản xuất xe cộ: Ngoài ra, Foam còn được dùng để thiết kế yên xe cho xe máy, xe mô tô. Nhờ vào sự êm ái của Foam nên người ngồi sẽ không cảm thấy khó chịu khi phải chạy xe trong thời gian dài.
Có thể nói, Foam là một loại chất liệu mang quá nhiều ưu điểm. Chính vì thế, Foam có thể ứng dụng cho mọi ngành công nghiệp, nổi trội nhất là ngành sản xuất nệm. Dù cho lúc đầu Foam không được chế tạo ra để phục vụ cho giấc ngủ con người, nhưng kể từ khi xuất hiện, Foam đã tạo nên một sự thay đổi hoàn toàn đột phá.
Nếu bạn đang trên con đường đi tìm lại giấc ngủ ngon cho chính bản thân, hãy lựa chọn cho mình một tấm nệm Foam. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi những thay đổi tích cực mà dòng nệm này mang lại cho mình.
Nguồn tham khảo: https://federallabs.org/successes/success-stories/how-nasa-brought-memory-foam-from-space-to-your-home