Ngủ nướng là gì? Ngủ nướng có tốt không và các tác hại?

CẬP NHẬT 13/10/2021 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Nhiều người có xu hướng ngủ nướng vào cuối tuần hoặc các ngày nghỉ, mặc cho thời gian trôi. Đặc biệt là giới trẻ khi không còn áp lực công việc họ thường dành thời gian trên giường, đánh một giấc tới trưa. Tuy nhiên việc ngủ nướng lại gây ra nhiều tác hại khó lường. Vậy ngủ nướng là gì hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Định nghĩa cho việc ngủ nướng là gì?

Ngủ nướng là hai từ không còn xa lạ gì đối với hầu hết chúng ta, ai cũng ít nhất một hoặc nhiều lần nằm ườn ra giường và bắt đầu nướng, mặc cho đồng hồ đã reo từ thuở nào.

Định nghĩa hay khái niệm về ngủ nướng còn rất mơ hồ nhưng bạn có thể hiểu nôm na rằng ngủ quá thời gian quy định, kéo dài thêm giờ một chút hoặc nhiều chút vào buổi sáng sẽ được xem là hiện tượng ngủ nướng.

ngủ nướng
Ngủ nướng là hành động được nhiều người thường xuyên làm vào những ngày nghỉ

Việc “nướng” rất thường xuyên diễn ra vào những ngày nghỉ phép, cuối tuần hay lễ tết, đây là khoảng thời gian rảnh rỗi, không có áp lực về công việc và nhiều người cho rằng nên để bản thân nghỉ ngơi và lười một chút.

Nhưng đôi khi sự lười lại đi quá xa, trong khi đó một giấc ngủ bình thường kéo dài 8 tiếng thì ngủ nướng khiến bạn trì trệ và tăng thời gian đó lên rất nhiều lần. Ngược lại với cảm giác sảng khoái mong chờ, khi thức dậy sau giấc ngủ quá dài cơ thể bạn rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi và không có năng lượng.

Tuy vậy rất nhiều người vẫn chọn cách ngủ nướng để đốt cháy thời gian cho những ngày nghỉ cuối tuần hay kỳ nghỉ kéo dài. Trong một số trường hợp khác lại muốn giữ tâm lý ngủ bù cho một tuần dài làm việc căng thẳng. Đó đôi khi không phải là lựa chọn tốt, cùng xem những tác hại của ngủ nướng gây ra ngay sau đây.

2. Những tác hại ngôn lường của việc ngủ nướng gây ra

2.1. Nguy cơ lệch múi giờ do tác động xã hội (social jetlag)

Sleep Magazine đã đưa ra những vấn đề liên quan đến hiện tượng social jetlag, ở đó nêu rõ nếu chúng ta thức dậy muộn hơn so với những ngày bình thường thì giờ sinh học của cơ thể khó mà thích nghi kịp thời.

tác hại của ngủ nướng
Lệch múi giờ sinh học gây ra những biến đổi không tốt cho cơ thể

Do phải làm việc và học tập hằng ngày nên giờ giấc đã được cố định, thời gian ngủ kéo dài hơn vào cuối tuần có thể gây lệch múi giờ sinh học, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.

Bạn nghĩ đơn giản cuối tuần sẽ xả hơi và ngủ một giấc dài để bù lại khoảng thời gian dậy sớm của những ngày trước đó nhưng điều này vô tình lại gây ra những biến đổi khiến cơ thể khó thích ứng kịp.

2.2. Gây ra tình trạng lười vận động

Nằm trong nhiều giờ khiến cơ thể bạn có những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Các cơ bắp và mạch máu không được lưu thông nên dễ xuất hiện tình trạng tê mỏi tay chân, cơ thể không khỏe mà còn ngược lại gây uể oải.

Ngủ nướng quá lâu khiến bạn rơi vào trạng thái lười vận động, nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên thì các cơ và hệ xương bắt đầu suy giảm chức năng, yếu đi theo thời gian từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.3. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nhắc đến bệnh tiểu đường thì người ta thường nghĩ đây là căn bệnh chỉ xuất hiện khi tuổi già hay người béo phì nhưng hiện nay số người mắc bệnh gia tăng ở độ tuổi thanh thiếu niên.

có nên ngủ nướng không
Ngủ nướng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một trong những nguyên nhân chính có thể kể đến là thói quen giờ giấc ăn ngủ thiếu khoa học. Theo Live Strong, dù cho bạn ngủ ít hay nhiều so với bình thường (8 tiếng/ngày) cũng có nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường. Vì vậy nếu bạn đang giữ thói quen ngủ nướng từ ngày này qua ngày khác thì hãy ngưng ngay nếu không muốn bệnh tật ghé thăm.

2.4. Gây đau đầu, giảm trí nhớ, thính lực

Chắc chắn bạn đã gặp qua tình trạng này mỗi lần ngủ dậy muộn – đầu hơi đau, cơ thể mệt mỏi, không thể tập trung. Vậy tại sao lại như thế?

Câu trả lời nằm ở việc lượng oxy trong não bị tiêu hao quá nhiều khi bạn dành thời gian để ngủ nướng, khi thức dậy não bạn rơi vào trạng thái kiệt sức, thiếu dinh dưỡng tạm thời. Và kết quả là trí nhớ và thính lực bị giảm sút qua thời gian nếu ngủ nướng còn tiếp diễn.

2.5. Nguy cơ gây ra bệnh béo phì

Béo phì là căn bệnh mà không ai mong muốn mắc phải vì nó ảnh hưởng đến ngoại hình, thẩm mỹ cơ thể, là nỗi ám ảnh đối với các bạn nữ. Nhưng hầu hết mọi người đều không biết ngủ nhiều hơn bình thường, khoảng 9-10 tiếng một đêm góp phần tăng 21% bệnh béo phì xuất hiện.

vì sao không nên ngủ nướng
Chứng béo phì sẽ ghé thăm nếu bạn ngủ nướng quá nhiều

Thức ăn dần tích tụ và tạo thành những cục mỡ thừa ngay trong lúc ngủ mà người bệnh không hề hay biết. Và nếu bạn đang trong quá trình tập luyện, ăn kiêng để giảm cân thì cũng nên chú ý đến chế độ ngủ của mình vì nó có thể phá hủy toàn bộ công trình nỗ lực của bạn. 

2.6. Nguy cơ mắc phải bệnh tim

Bệnh tim có thể do bẩm sinh nhưng cũng có thể sinh ra khi chế độ ngủ thiếu khoa học. Trong bạn say giấc các chức năng của cơ thể cũng đi vào giấc ngủ, nhịp tim, co bóp cơ tim hay tuần hoàn máu đều giảm và nếu tim không quay về trạng thái bình thường kịp lúc thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Điển hình là các bệnh về tim mạch, tim mạch vành, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tất cả đều nguy hiểm và có thể dẫn đến đột quỵ bất cứ lúc nào.

Theo một nghiên cứu, phụ nữ thường xuyên duy trì việc ngủ nướng từ 9-11 tiếng/ngày có khả năng sinh ra các bệnh về tim cao hơn gấp 38% so với ngủ đủ giấc (8 tiếng/ngày).

2.7. Có thể gây ra chán ăn

Một giấc ngủ đúng phải kéo dài 8 tiếng/ngày khi thức dậy bạn vẫn có đủ thời gian để ăn sáng cung cấp đủ dinh dưỡng cho một ngày làm việc. Tuy nhiên khi thức dậy muộn tầm 10h hoặc 11h điều đó đồng nghĩa với việc bỏ qua bữa sáng quan trọng, kéo theo tình trạng chán ăn.

những tác hại của ngủ nướng
Tình trạng chán ăn hay đau dạ dày có thể xuất hiện khi bạn bỏ bữa sáng vì ngủ quá giờ

Cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng để phục vụ cho các hoạt động khác trong ngày, cái bụng rỗng vào bữa sáng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau bao tử, sức đề kháng yếu.

2.8. Tăng nguy cơ đột quỵ 

Trong một nghiên cứu về giấc ngủ của các nhà khoa học Mỹ, họ đã chỉ ra rằng việc ngủ nướng đi đôi với tăng nguy cơ đột ngụy. Trên 9000 người tham gia nghiên cứu với độ tuổi từ 59-70 cho thấy người ngủ trên 9 tiếng gia tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 70% so với những ai ngủ 7 tiếng.

3. Cách để tránh ngủ nướng trong những ngày nghỉ

Những ngày nghỉ cuối tuần quý giá thường là thời gian để bạn lười và thực hiện hành vi ngủ nướng của mình, tuy vậy điều đó gây ra nhiều tác hại không ngờ vậy nên thực hiện các phương pháp dưới đây để tránh ngủ nướng không cần thiết:

  • Tuân thủ giờ ngủ và giờ thức dậy theo đúng quy định ngay cả cuối tuần và ngày nghỉ, tập thói quen lành mạnh này mỗi ngày.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn trong tuần nhưng tránh thời gian gần đi ngủ.
cách trị ngủ nướng
Tập thể dục thường xuyên là một trong những phương pháp duy trì thói quen tốt, tránh ngủ nướng
  • Giữ môi trường ngủ xung quanh phòng trở nên lý tưởng để dễ vào giấc. Nhiệt độ nên là 15,5 – 20 độ, phòng tối và yên tĩnh sẽ giúp tạo nên không gian lý tưởng cho giấc ngủ. Ngoài ra một bộ chăn ga gối nệm êm ái cũng góp phần để bạn có được một đêm ngon giấc.
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi ngủ, tránh để điện thoại ở trong tầm tay vì như thế bạn rất dễ xao nhãng từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Chọn thực đơn bữa tối nhẹ nhàng, chú ý không nên ăn quá nhiều hay sử dụng các thức uống kích thích trước khi ngủ như rượu, cà phê. Cà phê nên được dùng 6 giờ trước khi ngủ vì chất caffeine là nguyên nhân khiến bạn có thể tỉnh cả đêm.

Để cơ thể bạn nghỉ ngơi khi cần thiết nhưng không phải là ngủ nướng thường xuyên vào cuối tuần. Hãy giữ thói quen ngủ lành mạnh và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày điều này có thể giúp bạn tránh được những căn bệnh nguy hiểm như: tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ, béo phì,…

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.