Lễ ăn hỏi miền Bắc gồm những gì? Thủ tục tổ chức thế nào?

CẬP NHẬT 12/11/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Siêu bão SALE tháng 11

Trước thềm mùa cưới rộn ràng, cô dâu, chú rể đã chuẩn bị kiến thức vững vàng để khởi đầu cho một hành trình mới thật rực rỡ chưa? Hãy cùng Vua Nệm tìm lời giải đáp cho câu hỏi Lễ ăn hỏi miền Bắc gồm những gì? Thủ tục tổ chức thế nào? thông qua bài viết dưới đây!

1. Lễ ăn hỏi là gì? Tầm quan trọng của lễ ăn hỏi

    Trong ba nghi lễ quan trọng gồm dạm ngõ, ăn hỏi, thành hôn, lễ ăn hỏi là nghi lễ quan trọng bậc nhất mà cặp đôi miền Bắc nào cũng phải thực hiện. Cả hai nhà sẽ chính thức gặp mặt sau quá trình thăm hỏi nhà đối phương, thể hiện sự chấp thuận của hai dòng tộc về cuộc hôn nhân. 

    Trong nghi lễ này, đoàn nhà trai sẽ đến nhà gái với sự tham gia của gia đình chú rể cùng các trưởng họ mang theo lễ vật, sính lễ, hay còn gọi là tráp ăn hỏi trao cho nhà gái. Đây như một lời hứa gả con dâu về gia đình nhà trai. 

    Lễ ăn hỏi là một trong ba nghi thức quan trọng để kết duyên vợ chồng
    Lễ ăn hỏi là một trong ba nghi thức quan trọng để kết duyên vợ chồng

    Sau khi nhà gái nhận tráp ăn hỏi, cúng bái gia tiên, cặp đôi sẽ chính thức nên duyên vợ chồng, ghi tên mình vào dòng tộc, gia phả đối phương. Cặp đôi lúc này chỉ cần chuẩn bị đám cưới, tiếp đãi họ hàng, bạn bè để thông báo về tình trạng hôn nhân của mình.

    Ở miền Bắc, mọi nghi thức cần được tuân theo một cách chuẩn chỉ, kĩ càng. Dù ở thời hiện đại, có nhiều gia đình linh hoạt trong cách thức tổ chức hơn nhưng vẫn giữ nguyên vẹn ý nghĩa sâu sắc về việc gắn kết gia đình và xác lập hôn nhân.

    2. Tráp lễ ăn hỏi ở miền Bắc gồm những gì?

      Trong lễ ăn hỏi ở miền Bắc, nhà trai sẽ dâng đến nhà gái những lễ vật với hình thức và số lượng được quy định cẩn thận. Tùy từng địa phương và điều kiện gia đình, tráp ăn hỏi có thể khác nhau nhưng thường bao gồm:

      2.1. Trầu cau

      “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, trong tâm thức của người Việt, trầu cau tượng trưng cho sự khởi đầu mới, sự tôn trọng của nhà trai dành cho nhà gái và tình yêu bền chặt của đôi trẻ.

      Một tháp trầu cau truyền thống sẽ gồm có 100 quả cau và 100 lá trầu được xếp theo hình rồng, phượng, những con vật linh thiêng giúp hoà hợp âm dương, tăng tính viên mãn cho cuộc hôn nhân.

      Trầu cau tượng trưng cho sự khởi đầu mới
      Trầu cau tượng trưng cho sự khởi đầu mới

      2.2. Bánh phu thê

      Là loại bánh mềm dẻo chỉ xuất hiện trong những dịp lễ truyền thống, bánh phu thê tượng trưng cho tình nghĩa thuỷ chung, son sắt, một lòng một dạ với đối phương. 

      Màu sắc của bánh phu thê được kết hợp tinh tế, hài hoà với nét xanh cốm trong trẻo cùng vụn dừa, nhân đậu xanh màu vàng. Xét trên âm dương ngũ hành, sự hoà quyện và đan cài này thể hiện cho những điều may mắn, đồng lòng, đồng thuận của đôi vợ chồng.Hơn nữa, kết cấu bánh còn được làm từ gạo nếp cái hoa vàng giã nhuyễn, có sự dẻo dính như lời cầu chúc cho tình cảm son sắt, viên mãn.

      2.3. Mứt sen và hạt sen

      Ngoài hương vị ngọt bùi riêng biệt, mứt sen và hạt sen còn thể hiện cho tình cảm gia đình sum vầy đầm ấm bên nhau.

      Không chỉ vậy, loại mứt hạt này còn có ngụ ý chúc mừng đôi uyên ương sớm ngày sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống.

      2.4. Trà và rượu

      Tráp lễ của nhà trai không thể nào thiếu đi mâm trà và rượu, nhất là những loại truyền thống, được ủ lâu năm.Khác với những lễ vật khác, trà và rượu thể hiện cho sự tôn trọng của nhà trai dành cho nhà gái. Con cháu sẽ dâng trà rượu để thỉnh tổ tiên hiện về, chứng giám cho tình yêu đôi lứa và cuộc hôn nhân của hai bên gia đình.

      Bên cạnh đó, vị đắng ngọt và vị cay nồng của trà rượu thể hiện cho mọi hương vị cuộc sống cũng như cung bậc cảm xúc mà cặp vợ chồng sẽ trải qua. Đó là một hành trình dài và cần có sự cảm thông, thấu hiểu, san sẻ để bồi đắp tình cảm. 

      2.5. Lễ vật khác

      Tuỳ thuộc vào yêu cầu của gia đình nhà gái và điều kiện của gia đình nhà trai, lễ vật có thể được bổ sung thêm bánh cốm, bánh chả, tiền nạp tài và các loại trái cây được sắp xếp khéo léo trên khay, đan xen thêm hoa, lá và ruy băng nhằm tăng vẻ sang trọng.

      3. Các thủ tục tổ chức lễ ăn hỏi dâu rể cần nắm rõ

        3.1. Chuẩn bị trước lễ ăn hỏi

        Sau khi gặp mặt tại lễ dạm ngõ, hai gia đình sẽ cùng trao đổi, thống nhất chi tiết về số lượng tráp lễ, những lưu ý trong lễ ăn hỏi, thành phần tham dự, thời gian và địa điểm tổ chức.

        Sau đó, nhà trai và nhà gái sẽ chuẩn bị theo những hạng mục từ tráp lễ, người bê tráp, lì xì cho người bê tráp, trang phục hai bên gia đình và tân trang bàn thờ gia tiên, dựng khung rạp…

        Trang trí bàn thờ gia tiên là việc tối quan trọng trong lễ ăn hỏi
        Trang trí bàn thờ gia tiên là việc tối quan trọng trong lễ ăn hỏi

        3.2. Lễ xin phép tổ chức lễ ăn hỏi

        Trước khi đoàn nhà trai đến, một đại diện nhà trai sẽ xin phép tổ chức lễ ăn hỏi tại gia đình nhà gái. Nếu nhận được sự đồng thuận, đoàn nhà trai sẽ tiến vào và chuẩn bị trao lễ vật.

        3.3. Trao lễ vật và cúng gia tiên

        Các chàng trai, cô gái chưa có gia đình xếp thành 2 hàng dọc. Đội nam sẽ tiến hành trao tráp lễ cho nhà gái. Nhà gái sẽ tiếp nhận và cùng trưng bày trên bàn thờ gia tiên. Trong đó, trầu cau sẽ được xếp ở vị trí trung tâm.

        Hai bên sẽ trao tín vật để tác thành lương duyên
        Hai bên sẽ trao tín vật để tác thành lương duyên

        Nhà gái sẽ thực hiện nghi thức thắp hương trước bàn thờ tổ tiên, báo cáo tình hình và xin ý tổ tiên về mối lương duyên của hai nhà. 

        Bước 4: Đáp lễ và kết thúc

        Cuối buổi lễ, nhà gái sẽ chia một phần tráp lễ (lễ lại mặt) cho nhà trai để tỏ lòng đồng thuận và cảm ơn. Đoàn nhà trai sẽ ngồi nói chuyện, cùng trao đổi về nghi thức ngày cưới và những quà tặng trao tặng cô dâu và chú rể. 

        4. Những lưu ý khi tiến hành thủ tục ăn hỏi miền Bắc

          4.1. Thống nhất rõ ràng về thời gian

          Do cưới hỏi cần xem giờ lành tháng tốt nên cả hai gia đình cần xem xét và bàn bạc kỹ lưỡng về mặt thời gian. Từ ngày tháng, khung giờ xuất hành – kết thúc và những quãng nghỉ giữa các nghi thức nhằm tránh sai sót trong lúc bắt đầu buổi lễ. 

          4.2. Chuẩn bị trang phục

          Nhà trai, nhà gái cần chuẩn bị áo dài cho nữ và vest cho nam nhằm đảm bảo sự trang trọng và đề cao tính truyền thống, thiêng liêng của buổi ăn hỏi. 

          Hai bên cần diện trang phục trang trọng đúng tính chất buổi lễ
          Hai bên cần diện trang phục trang trọng đúng tính chất buổi lễ

          4.3. Trang trí lễ ăn hỏi

          Nhà gái cần chuẩn bị chu đáo về khung rạp, bàn ghế, bàn gia tiên và mâm cỗ truyền thống để đảm bảo không gian trang trọng, thoáng đãng

          4.4. Chọn đội bê tráp

          Đội hình bê tráp của cả hai bên sẽ có số lượng tuỳ theo số tráp, thông thường là 5 – 7 – 9 và cần sắp xếp nam nữ cân đối. Thông thường, người bê tráp nữ sẽ diện áo dài và người bê tráp nam sẽ diện áo sơ mi trắng có cài nơ hoặc cà vạt. Tất cả cần đồng bộ về màu sắc, trang phục để thể hiện sự chỉn chu, lịch sự. 

          Lễ ăn hỏi miền Bắc không chỉ là nghi thức truyền thống mà còn mang trong mình ý nghĩa gắn kết giữa hai gia đình, là bước khởi đầu thiêng liêng cho cuộc sống hôn nhân của đôi trẻ. Hy vọng qua bài viết, cô dâu – chú rể đã nắm được những điều cần chuẩn bị và hiểu rõ hơn về thủ tục ăn hỏi miền Bắc. Đừng quên theo dõi Vua Nệm để cập nhật thêm những tin tức mới nhất để chuẩn bị kỹ lưỡng cho mùa cưới hỏi này!

          5/5 - (1 lượt bình chọn)

          TÁC GIẢ: Dương Ly

          Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

          CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM