Động lực chính là chìa khóa giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Nhưng sau một thời gian, động lực có thể bị trì hoãn, nhiều người có khả năng nhàm chán và kết quả không được hài lòng.
Nếu bạn đang mơ hồ và lạc lõng không có động lực để tiếp tục những mục tiêu của mình thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để lấy lại động lực và tham khảo ngay những cách duy trì động lực để không bị mất phương hướng trong cuộc sống.
Nội Dung Chính
1. Động lực là gì?
Trước khi đi tìm hiểu những phương pháp duy trì động lực hãy làm rõ khái niệm động lực là gì ngay dưới đây nhé.
Động lực là một thuật ngữ dùng để ám chỉ một quá trình từ khi mới bắt đầu, có định hướng và những hành có chủ đích giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu. Những yếu tố như cảm xúc, nhu cầu, xã hội.. chính là những yếu tố liên quan cấu thành nên động lực.
Về khía cạnh tâm lý học, động lực chính là yếu tố quan trọng để thúc đẩy các hành động để có thể đáp ứng nhu cầu của chủ thể và khai phá những năng lượng tích cực bên trong của con người.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn, động lực chính là sức mạnh bên trong của cong người, sự đam mê, nhiệt huyết, khát khao và tham vọng để thúc đẩy bạn hướng tới một mục tiêu và quyết tâm hoàn thành mục tiêu đó. Khi có được động lực, bản thân sẽ truyền tải được năng lượng tích cực, sẵn sàng chinh phục những thử thách và tăng năng suất làm việc lên rất nhiều lần.
2. Những cách duy trì động lực làm việc mỗi ngày
Để duy trì động lực làm việc mỗi ngày, hãy đọc tiếp những nội dung dưới đây để có thêm những thông tin thiết thực nhé
2.1. Phương pháp 1: Giữ tinh thần luôn hăng hái
2.1.1. Nhắc nhở về những mục tiêu mà bản thân đã đặt ra
Trước khi muốn thực hiện được một điều gì đó, chúng ta cần có thói quen đặt ra những mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn. Nếu như vẫn chưa đạt được những mục tiêu mong muốn thì không được nản lòng. Nếu cảm thấy mơ hồ trong quá trình hoàn thành mục tiêu hãy xem lại bản thân đang ở trong giai đoạn nào.
2.1.2. Kiểm tra tiến độ công việc vào mỗi tuần
Việc kiểm tra tiến độ công việc hàng tuần sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian hoàn thành mục tiêu. Nếu công việc đang đi đúng hướng và điểm đến mục tiêu đang tới gần, sẽ thúc đẩy động lực của bản thân. Ngược lại, bạn đang ở xa với mục tiêu đã đặt ra thì nên phấn đấu để đạt được mục tiêu đúng thời hạn.
2.1.3. Khi đạt được mục tiêu, hãy có những phần thưởng cho bản thân
Một phần thưởng nho nhỏ nào đó sau khi đã đạt được mục tiêu chính là cách để bạn duy trì động lực một cách hiệu quả. Việc yêu thương bản thân sau mỗi nỗ lực sẽ là nguồn cảm hứng cho mỗi lần thực hiện một việc gì đó
2.1.4. Cho phép bản thân nghỉ ngơi
Bạn không nên phải cố gồng gánh mọi thứ để bắt ép bản thân phải thực hiện được. Một trong các cách duy trì động lực hiệu quả đó là phân bổ thời gian một cách hợp lý và khoa học, để bản thân có thời gian nghỉ ngơi khi cần thiết. Nếu lịch nghỉ ngơi rèn luyện sức khỏe mỗi tuần là 1 đến hai ngày thì hãy tăng ngày nghỉ lên 3 hoặc 4 ngày nếu cảm thấy quá sức.
2.1.5. Không trách móc bản thân
Khi thực hiện một việc gì đó, ai cũng có lúc gặp phải những trở ngại. Đừng xem đó là một thất bại mà hãy xem đó là một bài học đáng giá cho những lần sau. Vấn đề ở đây không phải là thất bại như thế nào mà là cách bạn đứng lên sau mỗi lần vấp ngã và quyết tâm không bỏ cuộc. Thay vì trách móc bản thân hãy xem đó là động lực để tiếp tục cố gắng trong những mục tiêu tiếp theo
2.1.6. Thường xuyên đọc sách để tìm cảm hứng
Những câu chuyện truyền cảm hứng trên những trang sách hoặc Youtube cũng chính là cách bản thân duy trì động lực và phấn đấu. Những thông tin tích cực sẽ giúp bạn có được cảm hứng làm việc hơn.
2.2. Phương pháp 2 : Đánh bại việc trì hoãn
2.2.1. Hạn chế những thứ làm mất tập trung
Bạn không thể tiếp tục duy trì động lực nếu vẫn không loại bỏ những thứ làm mất tập trung. Bạn cần xác định những thành tố gây mất tập trung và loại bỏ để không lãng phí thời gian.
Chẳng hạn, bạn thường xuyên lướt web trong lúc làm việc vì mục đích riêng thì hãy nên cài đặt tiện ích (extension) để có thể nâng cao hiệu suất làm việc của bạn. Tiện ích này giúp bạn kiểm soát được thời gian lướt web cũng như có thể chặn một số web giải trí’
2.2.2. Tăng áp lực dành cho bản thân
Cách duy trì động lực hiệu quả mỗi ngày cũng nên bao gồm cả việc tạo trách nhiệm cho bản thân bằng những hình phạt khi không thực hiện được nhiệm vụ đã đề ra. Chẳng hạn hãy vứt bỏ những chiếc bánh ngọt khi không bắt tay vào công việc trong suốt một ngày đó.
Cách hiệu quả thứ hai đó chính là cho người thân và bạn bè biết công việc của mình đang làm và khi bạn không thực hiện những điều đó bạn sẽ tự cảm thấy xấu hổ và từ đó sẽ có lý do để bắt đầu công việc.
Bên cạnh đó, bạn nên viết ra danh sách những công việc cần làm và cài đặt báo thức nhắc nhở lặp lại sau 15 phút, cách này cũng đủ để làm cho bạn thấy phiền và bắt buộc phải bắt đầu làm việc
2.2.3. Nạp caffeine
Nếu bạn là không thể tập trung vào buổi sáng hãy thử nạp thêm một chút caffeine giúp bạn có thể tỉnh táo và bắt tay vào làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn là tuýp người nghiện caffeine thì việc nạp caffeine đã không còn hiệu quả trong cách duy trì động lực.
2.2.3. Vận động cơ thể
Vận động cơ thể tưởng chừng như là hoạt động không liên quan đến việc duy trì động lực nhưng lại giúp cải thiện tinh thần được hăng hái và năng động hơn. Những bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, đấm bốc hay dang tay dang chân cũng là cách để chống lại những trì trệ của bản thân
2.2.4. Chia công việc thành những phần nhỏ và thực hiện từ từ
Việc chia nhỏ công việc giúp việc xử lý trở nên dễ dàng hơn, giúp bản thân không bị nản lòng với lượng công việc quá lớn. Việc hoàn thành từng bước trong công việc giúp bạn có thêm động lực và không bị mất phương hướng trong một “núi” công việc
3. Nguyên tắc áp dụng cách duy trì động lực
Không phải ai cũng có thể thực hiện những cách duy trì động lực một cách dễ dàng, để vượt qua chính bản thân mình hãy tham khảo những nguyên tắc để duy trì động lực dưới đây nhé.
3.1. Không từ bỏ
Khi áp dụng các cách duy trì động lực, nguyên tắc đầu tiên bạn cần nắm chính là không từ bỏ mục tiêu mà mình đã đề ra. Nếu mọi việc diễn ra không suôn sẻ, khoan hãy nghĩ tới rủi ro mà hãy chấp nhận rủi ro để bước về phía trước. Những người thành công là những người không sợ thất bại và nỗ lực đến đích.
3.2. Hãy nỗ lực với những gì bạn có
Hãy nhìn nhận và đánh giá về những điểm mạnh cũng như tài năng tiềm tàng trong chính bản thân của mình. Cùng với đó là xem xét về những điểm yếu và từ đó tìm cách cải thiện và phát triển bản thân.
3.3. Xác định mục tiêu
Sẽ thật vô nghĩa nếu bạn không biết mục tiêu mà bạn muốn đạt được là gì và tại sao bạn lại làm như vậy. Việc xác định được mục tiêu giúp bạn có được niềm tin và động lực để phấn đấu hằng ngày.
3.4. Tạo ra những thử thách mới
Nếu công việc hiện tại cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, bạn hãy biết cách làm mới mẻ những công việc tẻ nhạt bằng những thử thách mới để cảm thấy thú vị hơn. Hãy bắt đầu bằng việc thúc đẩy quá trình làm việc một cách nhanh chóng hoặc thử những vai trò mới trong công việc.
3.5. Cải thiện bản thân hơn nữa
Việc phát triển bản thân có tầm quan trọng trong việc duy trì động lực. Nếu cứ để bản thân phát triển theo vòng lặp không có điểm đột phá có thể sẽ mất đi sự hưng phấn và khả năng hoàn thành mục tiêu hiệu quả. Hãy tìm kiếm những gì tốt đẹp, tích cực và mới mẻ hơn để hướng đến sự thành công.
3.6. Đừng quên nghỉ ngơi hợp lý
Làm việc không ngừng không phải là cách để có duy trì động lực hiệu quả. Trong thực tế, việc nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp bạn hoàn thành công việc hiệu quả và động lực luôn được duy trì.
XEM THÊM:
- 9+ cách làm chủ cuộc trò chuyện cho người không giỏi giao tiếp
- Tổng hợp các cách để lấy lòng người khác một cách đơn giản nhất
- 10+ cách kiềm chế nước mắt hiệu quả, cực kỳ đơn giản
Hy vọng, với những chia sẻ về cách duy trì động lực qua bài viết trên đã giúp bạn có thêm nguồn cảm hứng trong việc đem lại sự tích cực cho bản thân và chúc bạn hoàn thành được những mục tiêu đề ra một cách suôn sẻ.